Thursday, February 23, 2017

Những người luôn trễ giờ là mắc bệnh về tâm thần?

image
Thú thật, tôi là người hay trễ giờ. Trên thực tế, tôi đã liên tục trễ hạn nộp bài viết này.

Tôi không phải là trường hợp duy nhất. Tất cả chúng ta đều từng bắt gặp một người như vậy: Một người trông trẻ thường xuyên đến trễ, một đồng nghiệp luôn lỡ tất cả thời hạn được giao, dù chỉ là vài tiếng, hoặc một người mà bạn luôn phải hẹn trước 30 phút so với giờ mà bạn muốn gặp.

Không có thói quen nào dễ làm người khác khó chịu bằng thói quen trễ hẹn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người bạn và đồng nghiệp của bạn là những người ích kỷ.

Nghiên cứu về tâm lý đối với những người thường xuyên trễ hẹn cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy một chức năng nào đó của não bộ đang không hoạt động bình thường. Thế nhưng bệnh này cũng có nhiều cách chữa.

Những người trễ hẹn không phải là thô lỗ hoặc lười biếng

Những định kiến về người trễ giờ thường là tiêu cực, ngay cả khi chúng không hoàn toàn chính xác.

"Rất dễ để xem họ là những người vô tổ chức, bừa bãi và không coi ai ra gì,” Harriet Mellotte, một chuyên gia về tâm lý tại London, nói. “Tôi thường rất khó chịu trước những người đi trễ.”

image

Thế nhưng nhiều người đi trễ vẫn rất có đầu óc tổ chức và muốn làm hài lòng bạn bè, gia đình cũng như sếp của mình. Những người thường xuyên đi trễ cũng hoàn toàn ý thức được rằng thói quen của họ có thể tác động xấu đến những mối quan hệ, sự nghiệp và thu nhập của mình.

“Dù có những người thích làm người khác phải đợi, đa số đều không muốn bị muộn,” Diana DeLonzor viết trong cuốn sách của mình, ‘Never Be Late Again’. “Thế nhưng bạn vẫn tiếp tục trễ giờ.”

Giải thích rồi lại giải thích

image

Những lời bào chữa cho việc đi muộn thường dễ được chấp nhận - ví dụ như là tai nạn hoặc bị ốm. Thế nhưng một số lý do khác lại khó chấp nhận hơn.

Có những người hay trễ giờ thường hay lý giải là do mình xem trọng những vấn đề to lớn hơn là đúng giờ, hoặc do có đồng hồ sinh học của loài cú - thích sống về đêm.

Joanna, một giáo viên ở London, nói bà nổi tiếng là đi muộn, nhưng điều này đôi khi là do sự khác biệt về nhận thức. “Một người bạn hẹn tôi là ‘hãy đến sau 7 giờ,’" bà nói. “Thế nhưng khi tôi đến lúc 8 giờ hoặc muộn hơn, họ sẽ khó chịu.”

Việc trễ hẹn thường xuyên có thể không phải là lỗi do bạn, mà rất có thể kiểu tính cách của bạn nó thế. Các chuyên gia cho rằng những người hay trễ giờ thường có cùng một số cá tính như lạc quan, khó tự chủ, hay lo lắng hoặc hay có thói quen tìm kiếm cảm giác mạnh. Những sự khác biệt về cá tính có thể tác động đến cách chúng ta trải nghiệm thời gian.

Vào năm 2001, Jeff Conte, một giáo sư về tâm lý tại Đại học Bang San Diego đã thực hiện một nghiên cứu trong đó ông phân loại những người tham gia thử nghiệm thành hai loại, Loại A (nhiều tham vọng, thích cạnh tranh), và Loại B (sáng tạo, thích khám phá, biết nhìn nhận).

Ông đã yêu cầu họ phán đoán một phút kéo dài trong bao lâu mà không cần đồng hồ. Những người thuộc Loại A cảm nhận 1 phút đã trôi qua sau 58 giây. Những người thuộc loại B cảm thấy một phút đã trôi qua sau 77 giây.

Bạn là kẻ thù của chính mình

image

Những người hay trễ giờ thường “tự đánh bại chính mình”, Tim Urban, một diễn giả trên TED và là người tự nhận mình hay trễ giờ, viết vào năm 2015.

Tất nhiên có những lý do khác khiến bạn trễ giờ, nhưng nhiều lý do trong số này là do chính bạn gây ra. Ví dụ như một số người thường chú ý quá nhiều đến chi tiết nhỏ, ví dụ như Joanna khi phải viết báo cáo ở trường.

“Tôi chưa bao giờ nộp báo cáo đúng hạn, và điều này làm người ta nghĩ rằng tôi không quan tâm,” bà giải thích. “Thế nhưng tôi dành hàng tuần để làm báo cáo, và tôi cố gắng viết một cách chi tiết nhất có thể về từng học sinh. Vậy nhưng điều này không được xem trọng khi báo cáo đến muộn.”

Đối với một số người, sự trễ giờ là “một biểu hiện cho vấn đề về tâm thần hoặc các hội chứng về thần kinh”, Mellotte nói.

“Nhiều người bị mắc bệnh hay lo lắng thường cố gắng tránh một số tình huống,” Mellotte nói.

“Những người không tự tin về mình thường đánh giá thấp công việc của mình và họ hay bỏ ra rất nhiều thời gian để kiểm tra chất lượng công việc.”

Điều chỉnh não bộ

Tiến sĩ Linda Sapadin, một nhà tâm lý học tại New York và tác giả cuốn How to Beat Procrastination in the Digital Age nói một số trường hợp hay trễ hẹn là do "có vấn đề trong cách suy nghĩ".

image
Có nhiều lý do khiến ta trễ giờ, nhưng những lời giải thích phân trần ít khi được thông cảm

Bà cho biết những người này thường tập trung vào mối lo ngại gắn liền với một sự kiện hoặc một thời hạn nào đó. Thay vì nghĩ ra cách để vượt qua nỗi lo này, họ lại biến chính nỗi lo đó thành nguyên nhân bào chữa. Ví dụ như khi bạn tự nhủ với mình rằng “tôi muốn tới sự kiện đó đúng giờ nhưng tôi lại không biết mặc gì; tôi muốn viết một bài luận nhưng tôi sợ rằng các đồng nghiệp sẽ không nghĩ là nó đủ tốt”, bà giải thích.

“Cái quan trọng là những gì đến sau từ ‘nhưng’ đó”, Sapadin nói. Bà hay đề nghị người khác hãy đổi từ ‘nhưng’ sang từ ‘và’.

Từ ‘Nhưng’ đại diện cho sự đối nghịch và chướng ngại, từ ‘Và’ đại diện cho sự kết nối và giải pháp, bà giải thích. "Điều này giúp các nhiệm vụ trở nên ít khó khăn hơn, và mối lo ngại không trở thành chướng ngại.”

DeLonzor đã bắt đầu học cách đúng giờ bằng việc xác định và thích nghi với điều làm bà đi trễ.

Bà nhận ra rằng bà thích cảm giác bị trễ và nhận ra rằng bà cần thay đổi điều mà mình thích.

image
Một nghiên cứu hồi 2001 nói rằng những tính cách khác nhau có thể khiến ta nhận thức về thời gian khác nhau

“Trong lúc cố gắng trở nên đúng giờ hơn, tôi bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc trở thành một người đáng tin cậy,” DeLonzor nói. “Vì vậy, tôi bắt đầu ưu tiên phát triển khía cạnh đó của chính mình.”

Bên cạnh đó, cũng có những người bạn hoặc những người thân cảm thấy thói quen này là không thể chấp nhận. Một số khách hàng của Sapadin đến gặp bà sau khi người thân của họ không thể chịu đựng thêm nữa.

Đối với những ai đang phải chờ đợi những người hay trễ giờ, bạn vẫn có thể kiểm soát tình hình.

“Thay vì giận dữ, bạn nên đặt ra những giới hạn,” bà nói. “Hãy nói với người kia rằng điều gì sẽ xảy ra nếu họ không đúng giờ.”

Hãy nói với người bạn hay trễ giờ rằng bạn sẽ đi xem phim mà không có họ nếu họ trễ hơn 10 phút. Hãy nói với người đồng nghiệp luôn trễ hạn nộp bài rằng phần đóng góp của anh ta sẽ không được kèm trong dự án, và sếp của bạn sẽ được thông báo về điều này.

Bản thân tôi đã thay đổi sau khi nhận phải phản ứng từ một người bạn tốt. Tôi đã đến trễ một tiếng cho cuộc chạy bộ chung trong công viên. Bà nói sẽ không lên bất kỳ một kế hoạch nào khác với tôi nữa. Và với quyết định đó, bà đã buộc tôi phải có trách nhiệm và tìm cách xác định những vấn đề dẫn tới cho sự trễ nải liên tiếp của tôi.

Có những thói quen vô cùng khó bỏ. Thế nhưng nếu tiếp tục trễ hẹn với ai đó, tôi sẽ cố gắng nhìn lại suy nghĩ của mình và tìm cách thay đổi nó, dù chỉ là một chút.



Laura Clarke

image

Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 qua các con số
Khi nào có thể chuyển chỗ ngồi trên máy bay?
Vì sao khó nhìn vào sự thật?
Viết cho những người không có đạo – như tôi
Chưa có quốc tịch Mỹ và nguy cơ trục xuất
Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Nền giáo dục không biết xấu hổ
Người Đông và Tây suy nghĩ rất khác nhau?
Giấy bút có còn quan trọng?
Đừng vội kết luận thủ phạm giết Kim Jong-nam
Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN
Loa phường 'bị tấn công'
Anh trai Kim Jong-un bị giết ở Malaysia
Tâm sự xe ôm thời khủng hoảng
Nước Mỹ làm tôi xấu hổ
Phim: Nỗi buồn sông Gianh
CSHN_Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!
Người Nữ Tu Hát (Sr Sourire)
Ðặng Thị Ngọc Dung: dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ 2017
Những lợi thế đặc biệt của người hói đầu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.