Cướp biển Viking
dùng kem làm từ phân ngỗng. Danh y Hy Lạp cổ đại Hippocrates tin rằng cách tốt
nhất để chữa chứng hói đầu là dùng phân bồ câu trộn với củ cải, thìa là Ai Cập
và lá han.
Công thức của người
Ai Cập, có từ 5.000 năm trước, thì trộn than lấy từ lông nhím đốt cháy với dầu,
mật ong, thạch cao tuyết hoa (alabastar), đất đỏ và móng tay cắt nhỏ, rồi bôi
lên chỗ hói.
Kể từ khi phái nam
biết đến gương, họ đã biết khó chịu về việc thiếu tóc trên đầu.
Julius Caesar đã làm
mọi cách để có thể mọc tóc trở lại. Thậm chí vòng nguyệt quế ông đội trên đầu
cũng là một cách để ông che đi khoảng trống thiếu tóc chứ chả liên quan gì tới
truyền thống hay thói quen gì của người La Mã cổ.
Vào lúc gặp
Cleopatra, ông gần như đã hói nhẵn bóng.
Trong nỗ lực thể hiện
tình yêu, Nữ hoàng khuyên ông bôi thứ thuốc làm từ chuột xay, răng ngựa và mỡ gấu.
Chẳng tích sự gì.
Ông rụng gần hết tóc, giống như nhiều người đàn ông vĩ đại trước đó và về sau
này, như Socrates, Napoleon, Aristotle, Gandhi, Darwin, Churchill, Shakespeare
và Hippocrates - những người dù đã dùng phân chim bồ câu, nhưng vẫn hói nặng.
Rồi cuối cùng Caesar
bắt đầu nuôi tóc dài phía sau để chải vắt ngang đầu, cách mà nhiều người hói
ngày nay vẫn dùng.
Căn bệnh khó chữa và
tốn kém
Hàng nghìn năm sau,
chúng ta đã chuyển sang thử nghiệm những công thức mới khác nhau, thậm chí còn
dùng cả biện pháp phẫu thuật.
Ngày nay, bạn có thể
tới một trung tâm chuyên chữa hói, đăng ký nghe tư vấn về chứng này, và những
đoạn quảng cáo kêu gọi người hói đi gặp bác sĩ không phải là chuyện hiếm gặp.
Trên toàn cầu, chúng
ta tiêu tốn 3,5 tỷ đô la cho việc điều trị hói mỗi năm. Con số này nhiều hơn toàn
bộ ngân sách quốc gia của Macedonia, hay như Bill Gates nêu ra hồi năm ngoái,
là nhiều hơn đáng kể so với khoản chi đối phó bệnh sốt rét (chỉ có 200 triệu đô
la mỗi năm).
Doanh số bán thuốc
chống rụng tóc Propecia, vốn liên quan tới tình trạng liệt dương, đã đạt mức
cao kỷ lục vào năm 2014 (264 triệu đô la). Việc cấy tóc thì khét tiếng là tốn
kém.
Theo một khảo sát hồi
2009 của Hiệp hội Quốc tế về Phẫu thuật Khôi phục Tóc, có tới gần 60% nam giới
thà có mái tóc đầy đặn trên đầu còn hơn là có tiền hoặc nhiều bạn bè.
Có điều gì không ổn ở
đây?
Có những bằng chứng
ngày càng nhiều cho thấy việc hói đầu không hề là một tai nạn trong tiến hoá.
Những người đàn ông hói được cho là thông minh hơn, có uy hơn và có vị trí xã hội
cao hơn. Vầng trán hói thậm chí còn giúp họ trở nên quyến rũ hơn trong mắt phụ
nữ, thậm chí còn cứu được mạng người nữa.
Trước khi chúng ta
tìm hiểu xa hơn về lý do khiến việc hói đầu lại đem đến nhiều lợi thế đến vậy,
ta cần nhìn đến những kết quả đã được ghi nhận trong thực tế.
Khác với những nhận
thức chung và kể cả có sự hiện diện của những gương mặt cực kỳ nổi tiếng với
cái trán hói bóng như Bruce Willis, thì thực ra thiên hướng mất tóc không làm
cho bạn trông nam tính hơn. Những ông hói không mạnh mẽ hơn về khả năng tình dục,
và không có độ nội tiết tố nam, testosterone, cao hơn, tuy họ có thể có cánh
tay, đùi và bộ ngực lông lá hơn.
Và có lẽ đáng ngạc
nhiên nhất là những ông hói thực ra không phải là có ít tóc hơn ở trên đầu.
Vậy tại sao họ lại
trông hói?
Chúng ta đã trải qua
một quá trình dài lâu hiểu sai về chứng hói.
Aristotle thì cho rằng
nguyên nhân là do tình dục. Thời La Mã cổ, nạn dịch tróc da đầu trong quân đội
được cho là bởi những chiếc mũ sắt nặng nề mà người lính đội trên đầu.
Sau đó lại
có những thuyết nói đó là do "chứng não khô", do ô nhiễm không khí,
hay do cắt tóc hỏng.
Vào năm 1897, làn
sóng sợ hãi lan khắp toàn cầu sau khi một bác sĩ da liễu tuyên bố ông đã phát
hiện ra thủ phạm thực sự: một loại vi khuẩn.
Các ông thợ cạo và
các phóng viên y khoa vội vã tuyên bố rằng ta cần phải luộc chín lược thường
xuyên, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng thì những người hói cũng cần dùng lược
riêng.
cách hiểu chung của
mọi người về người hói: thông minh, có địa vị xã hội và có tầm ảnh hưởng
Nay thì chúng ta biết
rằng chứng hói là do tác động của một thành phần của nội tiết tố nam
testosterone, loại hormone có tên là dihydrotestosterone (DHT).
Khi còn trong tử
cung, hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ phận sinh dục
nam. Ở tuổi trưởng thành, nó khiến cho nang tóc co lại.
Với tác động của
DHT, phần tóc trưởng thành trên đầu người đàn ông bị chuyển thành ngắn, tơ mềm
như tóc trên đầu trẻ sơ sinh.
Và bởi nó là một sản
phẩm của nội tiết tố nam testosterone, bạn có thể cho rằng càng nhiều
testosterone thì đồng nghĩa với càng nhiều DHT và tức là càng nhiều tóc rụng.
Thực ra thì chỉ cần
ít đã đủ gây hói. Độ nhạy cảm của nang tóc là lý do khiến bị hói, mà điều này lại
là điều người đàn ông được thừa hưởng từ mẹ mình.
Ở đây, yếu tố thừa
hưởng là rất quan trọng. Đến lúc sinh nhật 30 tuổi, tức là còn lâu nữa họ mới hết
tuổi sinh sản, 25-30% nam giới bắt đầu ít nhiều rụng tóc.
Không chỉ vậy, mà hiện
tượng này xuất hiện ở mọi nhóm sắc dân trên thế giới.
Nếu như hói là điều
tồi tệ, thì lẽ ra nó phải biến mất mới phải. Thực tế là tình trạng này rất phổ
biến, cho nên có lẽ nó là điều có lợi.
Thế nhưng lợi thế
nào? Và nếu có lợi thì tại sao nó chỉ xảy ra với nam giới?
"Nhìn chung,
trong tự nhiên nếu có thứ gì chỉ giống đực có còn giống cái không có thì đó là
đặc điểm riêng đặc thù," Frank Muscarella, nhà thần kinh học từ Đại học
Barry nói. Và đây là điều khiến ông suy nghĩ từ thập niên 1990.
Hầu hết những đặc
tính "lưỡng giới" cũng có những nét gì đó chung. "Chúng thường gắn
với việc chiếm thế 'thượng phong' và tạo ra nhiều cơ hội sinh sản hơn,"
Muscarella nói.
Nói cách khác, hiện
tượng hói ở đàn ông thì cũng giống như vẻ lộng lẫy, bóng bẩy với bộ đuôi sặc sỡ
sáng màu ở con công đực vậy. Có thể đây là một bước tiến hóa bởi nó giúp người
đàn ông trông hấp dẫn hơn với phụ nữ.
Các nghiên cứu trước
đây cho thấy phụ nữ không thấy người đàn ông hói là quyến rũ về tình dục, nhưng
vấn đề là những người hói thường là đã già, mà lẽ đương nhiên là phụ nữ không
thích những đối tượng già.
"Chúng ta biết
rằng phụ nữ bị hấp dẫn bởi những người đàn ông có địa vị cao xã hội, cho nên
ngay cả khi không phải là sự hấp dẫn thể chất thì nó cũng tạo ra sự hấp dẫn phi
thể chất nào đó," Muscarella nói.
Năm 2004, ông quyết
định điều tra kỹ càng. Để loại trừ các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả,
Muscarella tự mình chỉnh sửa một số điểm trên người hói. Nhưng ông không thể chỉ
đơn giản là chụp ảnh họ rồi chỉnh sửa xóa tóc của họ đi mà được.
Thế là Muscarella nhờ
tay người bạn là thợ cắt tóc; họ tới một cửa hàng bán tóc giả.
"Tôi nói ông ấy
cắt tóc giả thành một kiểu đầu còn tóc dày dặn, một kiểu đang rụng, và một kiểu
hói," ông nói.
Sau đó, ông gắn ba bộ
tóc giả lên ba cái khung đầu bằng nhựa, rồi yêu cầu sáu nam sinh viên thử đội
và chụp ảnh. "Tất nhiên là trông họ rất gớm," ông nói.
May mắn thay, người
cộng sự của ông có phần mềm chỉnh sửa ảnh, và họ đã chỉnh tỉ mỉ, xóa mờ những vết
nối giữa khung đầu và trán người đội để ảnh trông khá là tự nhiên.
Sau đó ông cho 101
nam sinh viên và 101 nữ sinh viên ngành tâm lý học xem các bức ảnh và yêu cầu họ
đánh giá về độ hấp dẫn của những người trong ảnh cũng như tính cách nhân vật.
Tuy không được coi
là hấp dẫn về hình thức bằng những người khác, nhưng những người hói và sắp hói
ghi điểm cao hơn ở một lĩnh vực - họ luôn được cho là thông minh hơn, gây ảnh
hưởng mạnh hơn, am hiểu hơn, có học thức hơn, có địa vị xã hội hơn, chân thành
và hay giúp đỡ người khác hơn - hay nói gộp lại là chín chắn hơn.
Ông cho rằng hói có
thể đã tiến hóa thành một dấu hiệu về địa vị xã hội, điều mà phụ nữ rất khó cưỡng.
Những người hói cũng
được cho là ít hung hăng hơn.
"Hãy nghĩ thế
này, những người đàn ông thời xưa có thể chạy vòng vòng, hoàn toàn trần truồng
và đầy lông lá, thì bạn có thể tưởng tượng ra là với cái đầu đầy tóc, râu ria,
chỗ nào cũng thấy lông trông sẽ kinh thế nào," Muscarella nói. Cho nên hói
sẽ khiến người đàn ông trông cao quý, từng trải hơn so với đám trẻ trai kém
thân thiện.
Như Muscarella chỉ
ra, vẻ nhẵn nhụi thường thấy ở các triết gia, thầy giáo và các tu sĩ trong nhiều
thế kỷ.
Kết quả tìm kiếm được
hỗ trợ bởi một số các nghiên cứu khác. Trên toàn cầu, từ các công nhân làm việc
trong các đồn điền mía xa xôi của Brazil cho tới các học sinh trung học ở
Zambia, người hói luôn được coi là có uy hơn. Điều này thậm chí đúng trong cả
trường hợp một người cạo nhẵn nhụi hết tóc.
Người hói ít
nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến?
Chưa hết, tuy là điều
vẫn gây tranh cãi nhưng có bằng chứng cho thấy đầu hói có thể giúp cứu mạng.
Người ta đã biết từ
lâu rằng những người đàn ông không thể sản sinh ra DHT, chẳng hạn như những người
bị hoạn, thì có mái tóc khỏe suốt cho tới khi chết. Kỳ lạ là không có trường hợp
bị ung thư tuyến tiền liệt nào được ghi nhận trong nhóm người này.
DHT chịu trách nhiệm
về sự phát triển của tuyến tiền liệt ở trẻ sơ sinh, cho nên cũng rất hợp lẽ khi
nó góp phần vào sự phát triển của các khối u ở tuổi trưởng thành.
Ung thư tiền liệt tuyến
và hói có thể liên quan tới nhạy cảm hormone di truyền trong gia đình. Điều này
được khẳng định hồi đầu năm nay, với phát hiện những người hói nhiều khả năng
phát triển chứng ung thư tiền liệt tuyến dễ di căn, là căn bệnh cướp đi chừng
300 ngàn sinh mạng mỗi năm.
Thêm nữa, lượng
vitamin D - là chất cơ thể con người chỉ có thể sản sinh ra khi phơi nắng - nếu
thấp thì cũng là một yếu tố có nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến.
Người hói thì tiếp
xúc với nắng nhiều hơn. Liệu chứng hói có phải đã tiến hóa để giảm bớt tác động
chết người của DHT?
"Hàng chục ngàn
năm trước, tại Âu châu, điều đó có thể đã giúp con người ta tiếp xúc với nhiều
bức xạ UV và sản sinh ra nhiều vitamin D," Peter Kabai từ Đại học Istvan,
Hungary nói. Điều này giải thích vì sao phụ nữ không hói - là bởi họ không có
tuyến tiền liệt.
Chứng cứ khá nhiều.
Những người đàn ông làm việc ngoài trời ít mắc bệnh hơn những người làm việc
trong nhà. Điều này cũng đúng với những người có da rám nắng, những người sống ở
vùng khí hậu ấm nóng, hay những người hay đi nghỉ ở nước ngoài.
Hiệu quả mạnh tới mức
thậm chí mùa phát hiện bệnh cũng có sự khác biệt: những người được chẩn đoán,
phát hiện bệnh vào mùa hè thì ít có nguy cơ tử vong do ung thư hơn.
"Toàn bộ chuyện
này đều liên quan tới vitamin D, là thứ mà hầu hết ai cũng thiếu," Kabai
nói.
Phần bằng chứng cuối
cùng đã được đưa ra từ một thử nghiệm được công bố năm ngoái. 37 người đàn ông
mắc ung thư tiền liệt tuyến được cho vitamin D bổ sung (cao gấp gần bảy lần so
với mức khuyến nghị hàng ngày), hoặc cho thuốc giả.
60 ngày sau, tuyến
tiền liệt của họ được cắt bỏ. Trong nhóm dùng vitamin D, các khối u của họ đã
co nhỏ lại. Nhóm kia thì tình trạng xấu đi.
Thành phần vitamin D
bổ sung cũng làm thay đổi cách thức hoạt động của những bộ gene quan trọng -
làm ngưng hoạt động của các gene gây sưng tấy, vốn được cho là góp phần làm
phát triển bệnh ung thư.
Nói cách khác, người
hói có thể đề kháng tốt hơn với bệnh ung thư tiền liệt tuyến tuy họ bị mất tóc.
Điều này cũng giúp
giải thích lý do vì sao bằng chứng thu được lại lẫn lộn đến vậy: một nghiên cứu
trước đây cho thấy những người đàn ông bắt đầu rụng tóc và hói trước tuổi 30
thì có tới 45% ít có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến về sau này.
"Một số anh hói
lại thích lúc nào cũng đội mũ, một số thì không. Sự khác biệt này có thể giải
thích cho sự không rõ rệt trong một số nghiên cứu," Kabai nói.
Cho nên nếu bạn hói
thì nên nhớ rằng: Hói giúp đàn ông có nhiều ưu thế hơn, được phụ nữ thích hơn.
Có lẽ đã đến lúc vứt bỏ phân chim câu đi và trân trọng cái đầu hói của bạn.
Zaria Gorvett
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.