Friday, February 10, 2012

Dấu hiệu đối kháng bằng vũ lực?

image

image

Bà Nguyễn Thị Thương cạnh căn nhà bị nhóm người được chính quyền xã Vinh Quang gọi là 'nhân dân" kéo đổ. Hình chụp hôm 5/2/2012, một tháng sau vụ cưỡng chế. Chồng bà, ông Vươn và em trai Đoàn Văn Quý vẫn bị bắt.

image
Đoàn Văn Vươn



Vụ Kỹ sư Đoàn Văn Vươn phản ứng với nhà nước bằng vũ lực không phải là trường hợp đầu tiên người dân đứng lên chống lại bộ máy cầm quyền bất công. Trước ông Vươn đã có hàng chục ngàn người Dân Oan khiếu kiện bằng nhiều hình thức khác nhau dai dẳng trong nhiều năm. Đến nay, số nạn nhân chưa tìm được công lý vẫn còn đầy dẫy từ Bắc chí Nam.
Sự kiện ông Trần Công và một số người lãnh đạo tổ chức "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" bị bắt với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền” cũng không phải là vụ án chính trị đầu tiên. Trước ông, hàng ngàn người đã bị bắt, bị đày ở "trại trừng giới A20", có người bị xử tử, có người đã chết trong tù, và nhiều người đến nay vẫn còn bị giam tù... vì đã tổ chức hoạt động phục quốc, kháng chiến.

image
Người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng chứng kiến những gì xảy ra trong ngày cưỡng chế và sau đó, địa phương này trở thành tâm điểm của câu chuyện toàn quốc. Quyền sử dụng, sở hữu đất đai được nói đến.

Cả hai vụ này cũng sẽ không là vụ án ly kỳ cuối cùng. Với bối cảnh một đất nước bị cai trị bởi chế độ độc tài, bất công và bất nhân, đây có thể chỉ là những dấu hiệu khởi đầu của một chuỗi chống đối mới, sẽ bộc phát dưới nhiều hình thức trong giai đoạn tới.
Vụ án "Tiên Lãng" được dư luận chú ý một cách sâu xa vì đây là lần đầu tiên dư luận được biết đến một hành động đối kháng với bộ máy cầm quyền bằng vũ khí, xảy ra ở một vùng cận kề thủ đô, và từ một người được xem là thành phần trí thức (có học vị kỹ sư và có tri thức). Dù việc bắn nhân viên công lực là sai về mặt luật pháp song dư luận nói chung đã dễ thông cảm cho anh em của ông Vươn; vì thái độ và hành động đó cũng là thái độ và hành động mà nhiều nạn nhân của chế độ muốn có nhưng chưa có cơ hội hoặc đủ lòng can đảm để biểu hiện.

image

Vụ 'cưỡng chế' đất và vườn cùng ao đầm của nhà kỹ sư Đoàn Văn Vươn hôm 5/1/2012 với lực lượng công an, quân đội đông đảo đã gặp sự kháng cự của người nhà ông Vươn dù ông không có mặt tại chỗ.


Những gì ông Vươn sợ mất (mà phải phản ứng) không so được với những mất mát to lớn mà hàng triệu gia đình vốn có liên hệ đến chế độ VNCH đã phải gánh chịu sau tháng 4/1975, từ mặt vật chất đến tinh thần. Những sự ủng hộ mọi mặt mà ông Vươn và gia đình nhận được ngay sau khi Ông bị nạn, cũng được an ủi hơn hàng vạn lần hoàn cảnh của các gia đình nạn nhân của chế độ CS sau ngày đất nước được thống nhất. Nhìn thấy được tính chất đó, chúng ta mới hiểu được rằng sự kiện này, cộng với những vụ bạo động khác nhau trong năm qua, rõ ràng là hiện tượng đầu tiên của một phong trào chống đối nạn bất công và lạm dụng quyền lực đang diễn ra.

image
Núi Đá Bia là nơi Hội đồng Bia Sơn hoạt động trong bảy năm qua

Vụ bắt ông Phan Văn Thu (tức Trần Công) ở Phú Yên vì "âm mưu lật đổ chính quyền" được dư luận chú ý vì nó xảy ra ngay sau khi có tiếng súng ở Tiên Lãng, và tang vật cũng có "... 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm". Sau vụ nổ mìn nhà Đại tá Nguyễn Như Tuấn (Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên) vào đầu năm 2012, vụ án này cho thấy rõ thêm là đến ngày nay ở Việt Nam vẫn có những tổ chức bí mật hoạt động để nhằm chấm dứt sự cai trị của chế độ độc tài CSVN.
Có thể nói, cả hai vụ này, tuy không trực tiếp liên hệ nhau, song cũng có cùng một động lực là quyết liệt đối kháng để chống bất công, độc tài. Nói theo kiểu Tây phương, đây chỉ mới là ".. a tip of the Iceberg"  tức là cái chỏm nhô lên của một tảng băng khổng lồ đang lừng lững hiện diện dưới mặt biển.

image

Vụ ông Đoàn Văn Vươn gây được tiếng vang và ảnh hưởng lớn vì tính chất vũ lực của sự phản đối. Rõ ràng là hình thức đối kháng vũ trang đã làm cho chế độ lo âu. Bởi lẽ, khi con người không còn sợ tù, sợ chết thì ý chí đó có thể san bằng mọi trở lực. Có lẽ đó là lý do tại sao mà khá nhiều tướng đương nhiệm và về hưu đồng loạt lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền.

image

Và Đại tướng Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước) phải thốt lên rằng: "Chính quyền địa phương làm những việc khuất tất khiến người dân không đồng tình."

image
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về vụ Tiên Lãng


Nếu không trầm trọng thì ông TT. Nguyễn Tấn Dũng không phải trực tiếp can dự đến vụ việc. Nếu sự việc không ở mức báo động thì không lý do gì mà "Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành thông báo quyết định đình chỉ công tác hai ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND.-- BBC". Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng và NNCSVN hiểu được rằng: Chế độ bây giờ không được đa số nhân dân tín nhiệm và ủng hộ như đảng vẫn tuyên truyền. Với tình hình xã hội, kinh tế và chính trị hiện nay, chế độ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào từ chính những biến động xã hội, kinh tế và chính trị do bộ máy cầm quyền gây ra.

image
Hình minh họa: Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca họp báo về vụ Tiên Lãng

Những lời cảnh báo, cách xử lý của những người lãnh đạo cấp cao, và kể cả người cao nhất, không tự nó hoá giải hết được những mâu thuẫn và khủng hoảng sâu xa trong xã hội -- nhất là khi nó lại bùng nổ ở miền Bắc, cái nôi của chế độ. Dư luận rõ ràng không xem việc các nhà lãnh đạo CS lên tiếng là thiện chí, mà xem đó chỉ là biểu hiện của sự sợ hãi, lo âu của đảng cầm quyền. Khi đảng cầm quyền không còn đủ tự tin và lại sợ dân "nổi điên lên" thì đó là dấu hiệu của sự sụp đổ sắp xảy ra.

image


Tiếng súng của ông Đoàn Văn Vươn có thể chỉ là phát pháo lệnh đầu tiên. Một khi công luận đã đồng tình với những hành động chống đối nhà cầm quyền bằng vũ lực, có nghĩa là người dân đã không còn sợ nữa. Từ đó, rất có thể sẽ có những hình thái đấu tranh quyết liệt khác để đòi công lý, tự do trong thời gian tới. Đảng cầm quyền, nếu không kịp đổi mới đúng nghĩa và đúng mức, sẽ sớm bị bao vây bởi các tầng lớp nạn nhân của bọn cường hào ác đảng nhân danh chế độ.

image

Khi nhân dân nổi lên, không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Bởi lẽ, công an có thể uy hiếp số nhỏ nhưng chắc chắn sẽ không thể bắt giam hàng ngàn người, giải tán hàng chục ngàn người, và trấn áp hàng triệu người dân khi sự chịu đựng đã dồn nén quá mức.

image


Vụ án “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” - một tổ chức với hơn 300 thành viên - sẽ không phải là vụ án cuối cùng, vì chắc chắn rằng đây không phải là tổ chức đối kháng duy nhất đang hoạt động bí mật ở Việt Nam. Đối với những người đang trực diện đấu tranh, ai cũng biết rằng những nhà dân chủ đối lập công khai chỉ là tiếng nói của một phần lực lượng đối kháng ở trong nước. Những vụ án chính trị của các tổ chức chính trị cũng chỉ là sự lộ diện bất đắc dĩ của vài thành viên không may bị sa cơ. Ngoài số nhỏ người bị bắt giữ, là một lực lượng đối kháng có tổ chức, có đường lối rõ ràng và có kế hoạch hoạt động tinh vi để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước. Bên cạnh họ là một khối quần chúng bất mãn cùng với hàng triệu người đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ.

image


Titanic - chiếc du thuyền khổng lồ được xem là không thể bị đại dương huy hiếp - đã đắm chìm vì góc nhọn của một tảng băng lớn trôi nổi trên đại dương. Chế độ độc tài CSVN luôn ngông nghênh xem thường nguyện vọng, quyền lợi của đa số nhân dân, chắn chắn cũng sẽ bị đánh chìm bởi những mũi nhọn mà đảng cầm quyền chủ quan khinh thường.

image

Người đứng đầu công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca từng nói chuyện phá nhà của gia đình ông Vươn không phải là chuyện đáng quan tâm.


Nước Việt phải có Dân Chủ, Người Việt phải có Tự Do! Đó là lẽ tất yếu và cũng là quyết tâm phải đạt cho bằng được. Điều mà chúng ta mong đợi là những người lãnh đạo đảng CSVN sẽ sớm ý thức được nguy cơ sụp đổ để chấp nhận trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân trước khi quá muộn.

image
Nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi cưỡng chế.

Nếu nhà nước Cộng sản Việt Nam thật sự lắng nghe các ý kiến xây dựng của thành phần trí thức để nhanh chóng xây dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa, chấp nhận một diễn tiến hoà bình hài hoà, thì sự thay đổi đất nước sẽ được diễn ra trong hoà bình và tốt đẹp.

image

Làm sao để chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công ở nước ta mà không phải trải qua bạo động với lắm tang thương và đổ vỡ... là điều mà những người đấu tranh với tinh thần nhân bản sẽ cố gắng hết sức để thực hiện. Phần còn lại là ở thái độ cụ thể của đảng và nhà nước CSVN.

 Lê Nguyên Bình





Tuổi Trẻ 'đổi hướng' vụ Hoàng Khương?

image
Ông Hoàng Khương đã viết nhiều bài về hiện tượng tham nhũng và tiêu cực trong ngành công an

Ông Hoàng Khương tức Nguyễn Văn Khương là cây bút phóng sự điều tra tệ nạn chống tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông và hiện đã bị khởi tố.

Trong khi đó, giới chức Thành phố Hồ Chí Minh vẫn khẳng định cáo buộc “đưa hối lộ” đối với Hoàng Khương là “đúng người, đúng tội”.
Luật sư của phóng viên Hoàng Khương, ông Phan Trung Hoài nói với BBC rằng ông được tham gia đầy đủ các cuộc hỏi cung của công an.
“Về mặt tố tụng, chúng tôi được tham gia đầy đủ và chúng tôi luôn ở bên cạnh thân chủ.”
Luật sư Hoài cho biết thêm: “Chúng tôi được tham gia ngay từ đầu,"
"Trong tất cả các buổi hỏi cung với phóng viên Hoàng Khương đều có mặt luật sư.”
Khi được hỏi về quan điểm của báo Tuổi Trẻ, ông Hoài nói: “Quan điểm báo Tuổi Trẻ ngay từ đầu rất rõ ràng, không chỉ bảo vệ phóng viên của mình mà họ còn trình bày nhiều ý kiến khác nữa.”
“Hiện chúng tôi chưa thể nói rõ quan điểm ấy như thế nào vì đó là những tài liệu liên quan đến quá trình điều tra.”
Họp mặt báo chí
Sáng thứ Năm ngày 9/2 đã diễn ra cuộc họp mặt báo chí giữa những người đầu ngành công an thành phố với sự tham dự của Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi Trẻ.
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Xuân Trung phát biểu với lãnh đạo công an Thành phố Hồ Chí Minh rằng “nhà báo Hoàng Khương đã tác nghiệp theo đúng yêu cầu của ban biên tập chứ không có động cơ, mục đích cá nhân”.

image
Nhà báo Hoàng Khương (giữa) từng được giải thưởng

“Các đề tài báo chí mà phóng viên Hoàng Khương thực hiện đều báo cáo với trưởng ban và được đồng ý.”
Khoảng tháng 5/2011, Hoàng Khương là một trong các nhà báo được Tuổi Trẻ “phân công” thực hiện loạt phóng sự với đề tài Chặn đứng thảm hoạ giao thông làm nổi bật thực trạng ngày càng tăng của tai nạn giao thông.
Theo đó, ông Lê Xuân Trung bày tỏ quan điểm về một số tình tiết trong quá trình tố tụng là chưa có cơ sở, đồng thời yêu cầu “kiểm tra lại thông tin mà công an thành phố HCM cung cấp” nhằm phục vụ việc đưa tin cho các phóng viên có mặt trong buổi họp báo hôm 9/2 được “đảm bảo tính chính xác”.
Các bài viết của nhà báo Hoàng Khương đã gây được sự chú ý của dư luận, như bài viết “Đồng tiền xoá sạch hồ sơ” và bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua” khiến một số cảnh sát giao thông bị đình chỉ công tác.
Hôm 2/1, vào thời điểm ông Hoàng Khương bị bắt, tờ báo nơi công tác của phóng viên này đã có kết luận rằng ông “đã thiếu sót về nghiệp vụ” trong quá trình sự việc diễn ra, thậm chí trước đó đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.
Giới quan sát nhận định rằng ban biên tập tờ Tuổi Trẻ đã chưa “gây được ảnh hưởng tích cực” đến phóng viên của mình nếu như loạt phóng sự này nằm trong chủ trương của chính báo.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.