Saturday, February 18, 2012

Cuộc chiến VN qua ống kính Don McCullin

image


"Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi."
Đó là lời của Don McCullin, cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.

image
Một góc triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam của Don McCullin tại London


Cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với các cuộc chiến tranh. Ngay cả bộ sưu tập ảnh chiến trường lớn nhất của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng chiến tranh London cũng được đề tựa là Định hình nên bởi chiến tranh (Shaped by War).
Thế thì tại sao trước cử tọa hơn một trăm người tại hội thảo Nhìn lại Việt Nam (Considering Vietnam) diễn ra vào ngày 17-18/02/2012 tại London, ông McCullin lại không muốn được giới thiệu là "nhiếp ảnh gia chiến trường"?

image

'Chiến trường' gợi cho ông nhớ điều gì đó bất an, uẩn khúc chăng?
Có lẽ đúng như vậy, nếu đó là cuộc chiến tại Việt Nam những năm 60. Loạt ảnh chiến trường Tết Mậu Thân 1968 tại Huế đã để lại dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp nhiếp ảnh của ông.

image

Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam
Với gương mặt khắc khổ, giọng nói từ tốn, ông McCullin kể lại cảm xúc và những nỗi bất an của mình qua một số bức ảnh tiêu biểu ông đã chụp tại cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 đến 1973 khi còn là phóng viên ảnh chiến trường cho tờ The Illustrated London News.

image

"Tôi đã chụp những bức ảnh mà có lẽ bây giờ sẽ không ai cho phép chụp nữa".
Đó là những bức ảnh đầy biểu cảm về sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam cho tất cả các bên: lính Mỹ và đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt, và những người dân thường bị kẹt giữa nhiều làn đạn.

image

Tuy có trong tay thẻ báo chí do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp, nhưng Don McCullin đã chọn không chỉ thể hiện cái nhìn của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa qua ống kính của mình.

image

Sự tự do báo chí ông có được trong những năm 60 được ví như một 'tờ ngân phiếu trắng', cho phép ông được toàn quyền tự do chụp ảnh, được sử dụng cả trực thăng khi cần thiết để đi đến những vùng giao tranh nguy hiểm và nóng bỏng nhất.
Ông đã tận dụng cơ hội đó để chụp những bức ảnh mà ông cho là đại diện cho ba điều: bản thân ông, tờ báo London News, và tính nhân văn.

image

Ấy thế nhưng ông vẫn cảm thấy bất an.
Ông nói: "Lúc đó, tôi có cảm giác mình như một kẻ đột nhập tội lỗi, không được mời vậy đó. Hình như tôi đã vượt ranh giới ở đâu đó."
Khi được BBC tiếng Việt hỏi tại sao ông chọn nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, thay vì các cuộc chiến khác, ông cho biết: "Cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến hết sức phức tạp. Không dễ gì xác định ranh giới giữa các bên. Nó không chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, mà còn là Chiến Tranh Lạnh, chiến tranh ý thức hệ, và còn có thể là cuộc chiến giành độc lập nữa."
"Mặc cả với lương tâm"

image

Có một ma lực nào đó về chiến tranh đã lôi cuốn ông đi chụp hết bộ ảnh của cuộc chiến này sang cuộc chiến khác trong hơn 50 năm sự nghiệp nhiếp ảnh của ông. "Chiến tranh đã biến tôi thành một con nghiện", ông Don McCullin nói.
Một mặt, ông biện minh cho các bộ ảnh chiến tranh của mình rằng qua đó, công chúng nước Anh sẽ hiểu hơn về những gì đang xảy ra ở các cuộc chiến ấy.
Nhưng mặt khác trong căn phòng tối rửa ảnh, trong lúc tận mắt chứng kiến bóng tối của chiến tranh, ông lại cảm thấy vô vọng đến mức phải thốt lên: "Tôi đang cố chứng minh điều gì chứ?"

image

Trong lúc đi tìm ý nghĩa của công việc mình làm, ông McCullin chia sẻ một trong những điều giúp ông vẫn còn tỉnh táo và không bị hóa rồ bởi chiến tranh là sự tôn trọng phẩm giá con người.
Đã có lúc ông lia ống kính lên để chụp cảnh một người lính sắp chết trận với tất cả cao trào cảm xúc của nó, nhưng khi bắt gặp ánh mắt nói "đừng chụp" của người lính ấy, ông đã dừng lại mặc dù biết rằng bức ảnh ấy sẽ gây chấn động và có lẽ sẽ làm thay đổi tiếng tăm sự nghiệp của mình.

image

Ông gọi những tình huống ấy là 'cuộc mặc cả với lương tâm'.
Có lẽ đối với ông, dường như chiến trường chỉ là tư liệu, là hoàn cảnh để ông thực hiện vai trò người nhiếp ảnh chân chính của mình mà thôi.


Nguyễn Xuân

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

1 comment:

  1. "Chiến tranh Viet Nam qua ống kính của Don Mc Cullin" là phiến diện. Hình ảnh của bộ đội Miền Bắc và các hành vi của du kích miền Nam không có: thiếu hình ảnh bộ đội mới 17, 18 tuổi, bộ đội xiềng chân vào cao xạ hoặc vào xe tăng và các hình ảnh trả thủ gia đình quân nhân và công chức miền Nam khi đột kích và thị trấn, làng xã.
    Nhiều hình ảnh chụp tại miền Nam nhưng không giải thích rõ: ví dụ, bé gái Kim Phúc trần truồng chạy khỏi vùng lửa đạn. Phản chiến Mỹ nói phi công Miền Nam thả bom napaln làm cháy áo quần và thân thể Kim Phúc. Nhung có những câu hỏi không ai hỏi: tại sao không chạy trước khi bị thả bom? (Vì VC bắt giữ). Tại sao chỉ có con nit và phụ nử được chạy, còn đàn ông đâu? (vì bị bắt đi hay đã bi giết). Tại sao con nít và phụ nữ chạy về phía Việt Nam Cộng Hòa mà không chạy theo Việt Cộng? (vì VNCH mới đón nhận và cứu người).
    Don Mc Cullin không giải thích các bức ảnh. Thiếu sót! Vì vậy chúng ta thua cuộc và phải trốn khỏi Việt Nam.
    Tôi đã giải thích những điều như trên cho hai nhiếp ảnh Mỹ phổ biến hình ảnh chiến tranh VN và họ đã trả lời cho tôi là đã thâu hồi các sách báo đó.
    Phan Vũ

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.