Nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý về tệ nạn mà bà gọi là "côn đồ tập thể" và "nô lệ hóa dân" đang hình thành và lan rộng trong xã hội Việt Nam.
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Nhưng liệu có nên để Thủ tướng phải "nhọc công" đến mức hai lần chỉ thị, phải thân hành “nhúng tay”, trong khi Việt Nam có quy định rõ ràng trong Luật? Khi dưới tay Thủ tướng là cả một bộ máy từ Đảng tới chính quyền, tới Quốc hội, tới các đoàn thể, các hội ngành dọc ngành ngang đồ sộ, ngày ngày hưởng "lộc dân lộc nước?"
Cuối cùng một số những nhân sĩ và nhà báo, một số quan chức về hưu cùng người dân có lương tâm phải “liều chết” vượt rào, vượt tường lửa, vượt nỗi đe dọa tù đày của nhà cầm quyền mà nêu rõ vấn đề.
Tình trạng gây công phẫn đến nỗi cả Đại tướng Lê Đức Anh dù nghỉ hưu đã lâu, tuổi cao sức yếu, cũng phải lên tiếng trước thôi thúc lương tâm: “…cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại,” như Báo Người Lao động và Vietnamnet đưa tin từ ngày 16/1/2012.
Và cũng đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa 9, trên Báo Pháp luật TPHCM số hôm 10/2/2012 nhận định:
"Không đời thuở nào, vụ việc chấn động như thế mà thủ tướng phải hai lần có ý kiến, các cấp, các ngành mới bắt đầu lập cập xử lý. Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng, thường vụ thành ủy Hải phòng, với bộ máy tham mưu đồ sộ như thế, hoàn toàn có thể thấy được đúng sai và có giải pháp xử lý chứ không phải đợi đến khi Thủ tướng có ý kiến mới xem xét, nhận lỗi.”
“Côn đồ tập thể”
Tác giả cho rằng người dân VN vẫn còn tâm lý tự an ủi và trông chờ vào các ý kiến của lãnh đạo từ bên trên là chính.
Khi bị dồn tới bước đường cùng, người dân buộc phải liều chết tự vệ. Cuộc “khởi nghĩa” bảo vệ quyền lợi chính đáng trong phạm vi gia đình của anh Đoàn Văn Vươn, trước bộ máy đàn áp khổng lồ của hệ thống chính quyền địa phương, cũng tương tự một cuộc tự sát.
Nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi cưỡng chế.
Bốn anh em Vươn bị Tòa án mau mắn bồi thêm nhát dao cuối cùng, quy từ tội chống người thi hành công vụ sang tội giết người, một tội danh chắc sẽ phải tốn nhiều giấy mực, tranh luận trước Tòa, nếu ở một quốc gia mà tư pháp được thực sự độc lập!
Bộ máy này huy động cả trăm người, trong đó có công an và bộ đội trang bị vũ khí, lại dùng xe ủi đến phá nhà anh Vươn, lấy mái nhà lợp tôn của anh mang về nhà Phó trưởng công an xã, theo cáo buộc trên truyền thông trong nước. Họ đã phá căn nhà hai tầng của anh Vươn nhưng ông Giám đốc Sở Công an TP Hải Phòng nói rằng đó chỉ là một cái "chòi."
Tệ hơn nữa, khi để xảy ra hậu quả nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm, thì ngay trước công luận, họ lại cùng nhau đổ tội cho dân, đổi trắng thay đen.
Ông Đỗ Trung Thoại- Phó Chủ tịch UBNDTP Hải phòng đã trở nên "nổi tiếng" khắp nơi khi trả lời báo chí nói rằng vụ phá nhà anh Vươn là “do dân bức xúc … cưỡng chế”.
Như thế, thiết nghĩ hệ thống chính trị địa phương còn phạm tội phụ họa và bao che cái sai. Rõ ràng, đã xuất hiện một hiện tượng phổ biến gần đây là có nhiều cán bộ viên chức Đảng và chính quyền sở tại đã chỉ huy hoặc đồng lõa, bao che cho những nhóm lợi ích, đặc lợi, chưa kể nạn sử dụng côn đồ, hành hung, bức hại người dân và sau đó còn cùng nhau che giấu, dối trá, phi tang một cách vô sỉ.
"Nô lệ hóa dân"
Tác giả cho rằng tâm lý giữ chữ "nhẫn" đang là một điểm yếu trong nhân cách người dân VN, khác xa với kiểu hành động trong vụ việc Tiên Lãng của ông Đoàn Văn Vươn.
Một trong các nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là sự coi thường pháp luật, buông lỏng quản lý vốn rất ít khi bị ngăn chặn và trừng phạt. Cái này là thủ phạm làm hình thành những quan niệm vô đạo và vô sỉ trong nhiều quan chức chính quyền.
Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ “nhẫn”, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ. Như thế, người dân là công cụ trong tay họ, bị họ cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận và quyền nhân thân.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Chu Phạm Ngọc Hiển
Quan niệm và cách hành xử ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Từ nhiều năm nay, chế độ độc đảng không có được sự cạnh tranh và giám sát tự thân, đã là nguyên nhân quan trọng trong việc lạm quyền mà dân gian vẫn nói tới trong câu “Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình bóp cổ con tôi,” một ví von sâu sắc vẫn còn thời sự ở Việt
Đó là hành vi móc nối, gắn kết quyền lợi, bao che cho viên chức chính quyền. Điều này ngày càng được củng cố, diễn ra trắng trợn. Chúng được gieo và gặt trên cơ sở tạo ra một nền giáo dục, một nền văn hóa tư tưởng nô lệ hóa, dối trá trên mọi lĩnh vực.
Hậu quả nó là làm bào mòn, dần dà loại ra khỏi hệ thống những người thật thà, có tài, có lương tri. Nó thay thế vào đó vô số kẻ khéo léo mua quyền bán chức, biết nô lệ cho kẻ mạnh, những kẻ mỵ dân, cơ hội, không chỉ nằm trong đảng, chính quyền, mà còn trong cả Quốc Hội. Họ giỏi chà đạp, nô lệ hóa kẻ yếu và lấy dối trá làm tồn tại.
Thiết nghĩ, đã đang có một sự kết hợp kế tục tinh vi trong tuyên truyền giáo hóa giữa tư tưởng nô lệ, ngu dân hóa của đạo Khổng, từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, được cố ý kéo dài tới tận ngày nay ở Việt Nam.
Ngay tại thế kỷ 21, điều kỳ lạ xảy ra ở đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chữ "nhẫn" nô lệ, phong kiến, lại được rao bán khắp nơi như một tiêu chí của nhân cách Việt Nam.
Người ta giải thích cho nhau rằng chữ nhẫn được tạo thành bởi dưới là bộ đao và trên là chữ tâm – trái tim nằm trên lưỡi dao. Kẻ đạo đức, sống ở đời là phải biết chịu đựng đau đớn. Dẫu trái tim có bị dao cứa nát cũng cứ phải chịu. Luôn luôn người ta khuyên nhau: thôi thì chín bỏ làm mười, thôi thì dĩ hòa vi quý; một sự nhịn chín sự làn, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết...
Cho nên dân chịu đựng quan, cấp dưới chịu đựng cấp trên, chịu đựng 24/7, chịu đựng không giới hạn, chịu để được khen là "thuần", là "cừu ngoan", chịu để được yên trong cảnh nô lệ, chế áp mà vẫn "vui", chịu để mất mồ mất mả tổ tiên, chịu để phải nổ súng, hay tự thiêu, nhà tan cửa nát... mà cuối cùng vẫn chịu, rồi lại tự an ủi bằng có ý kiến kết luận này, ý kiến kết luận nọ của Thủ tướng hay Tổng Bí thư, để rồi một thời gian... đâu có thể vẫn hoàn đấy.
Nhịn như thế thí tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ với một bộ máy tiền hô hậu ủng, bạo lực, khổng lồ, chế áp mọi mặt từ vật chất tới tinh thần, tư tưởng, tâm linh, tình cảm và nhân cách dân tộc.
Trong điều kiện ấy, sự đồi bại của bộ máy đã trượt dốc quá xa. Bộ máy đã trở nên lưu manh hóa và côn đồ hóa ở nhiều bộ phận và trong nhiều trường hợp, đến nỗi người dân và công luận phải nhắc tới những từ từ nhẹ tới nặng như "căn bệnh hệ thống", "bạo lực đỏ", hoặc sự "căm thù"..., không hơn không kém.
"Vũ khí nô lệ"
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh nói chính quyền phải tránh làm những điều có hại với nhân dân.
Thay vì đánh thức nhân cách và tiềm năng sáng tạo của con người, thay vì chính phủ được dân lập ra chỉ để phục vụ dân, để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, cho đến nay, có thể thấy quá nhiều minh chứng ngược lại.
Trong vô số trường hợp, nhiều vị lãnh đạo chính quyền xã hội chủ nghĩa các cấp, hay các "quan lại cách mạng", "quan lại đổi mới", thậm chí nhiều tập thể trong bộ máy quyền lực, đã coi người dân Việt Nam như một thứ công cụ, một thứ nô lệ, và muốn đối xử với họ thế nào cũng được.
Báo chí, truyền thông, đặt dưới sự giám sát chặt về chính trị, tư tưởng, tài chính, của các ban ngành của đảng, chính quyền, chịu hạn chế tự do ngôn luận một cách trái pháp luật, trái hiến pháp, đã đang bị biến thành thứ vũ khí hữu hiệu trong việc làm ngu dân hóa và nô lệ hóa đó.
Thay vì là tiếng nói của dân, hệ thống này bị biến cải thành bộ máy tuyên truyền, đã đang là vũ khí hộ vệ cho hệ thống “đại công xưởng sản xuất nô lệ” tại Việt Nam.
Hiện trạng nô lệ hóa dân chúng, hành xử lưu manh và côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương đang ở mức “báo động đỏ,” như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gọi ở trên là “bạo lực đỏ”.
Cần phải lưu ý rằng trong pháp luật Việt Nam hiện hành không có điều khoản nào cho phép “bạo lực đỏ”.
Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước, nhấn mạnh trên truyền thông trong nước rằng đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở nhiều địa phương, không chỉ ở Hải Phòng, một tình trạng rất nghiêm trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm, trong đó theo ông "quân không được cưỡng chế dân;" và chính quyền, "điều gì có lợi cho dân thi làm, điều gì có hại cho dân thì phải tuyệt đối tránh," ông nhắc lời cố Chủ tịch HCM.
Thiết nghĩ, cần phải làm tất cả để cứu người dân Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị nô lệ hóa, ngăn chặn thứ “bạo lực đỏ” đang tràn lan này.
Nhà văn Võ Thị Hảo
Ông Vươn được ca ngợi là một nông dân kiểu mẫu vì đã biến mảnh đất cằn cỗi thành một đầm thủy sản trù phú, khiến nhiều nông gia khác trong vùng noi gương, làm ăn sinh lợi. Thế nhưng một sự tranh chấp với chính quyền huyện khiến ông đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi mảnh đất ấy mà không được đền bù gì cả.
Bà Lê Hiền Đức là một trong những nhà hoạt động chống tham nhũng được nhiều người biết tiếng tại ViệtNam . Bà cho rằng vụ việc của ông Vươn là điển hình của những vấn đề mà nhiều nông dân đang gặp phải.
Bà Ðức nói: “Bởi vì ông ấy đổ bao nhiêu mồ hôi và máu và mất cả một đứa con trong việc làm này của ông ấy hơn 20 năm trời. Ông ấy lao động bằng mồ hôi nước mắt để có được mảnh đất ấy. Tôi cho rằng mảnh đất ấy, cái đầm ấy, của cải của ông Vươn là của cải từ lao động chân chính, mà bây giờ người ta bị cướp trắng. Ví dụ như lấy để phục vụ dân sinh xây trường, xây bệnh viện thì không nói làm gì. Nhưng đây là do một nhóm người cấu kết với nhau, tới đàn áp và cướp của người ta.”
Luật sư Nguyễn Hồng Bách là người đồng ý bênh vực cho gia đình ông Vươn miễn phí.
Luật sư Bách cho biết: “Vụ việc này xuất phát từ sai phạm quá nhiều của chính quyền Tiên Lãng. Do đó, báo chí phản ánh. Người dân thấy được những sai phạm, người ta bất bình. Họ đồng tình và chia sẻ với gia đình nhà ông Vươn. Đó cũng là điều rất bình thường.”
Trong một biểu hiện đồng nhất quan điểm hiếm thấy, báo chí, các trang blog, và nhiều thành viên cấp cao trong chính phủ đồng tình cho rằng ông Vươn đã bị đối xử bất công và cần phải làm một điều gì đó.
Tuần rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của ViệtNam loan báo cuộc điều tra về vụ thu hồi đất của ông Vươn đã cho thấy đó là một việc làm phạm pháp. Ông Dũng yêu cầu phải xử phạt các giới chức địa phương dính líu tới vụ này và đề nghị tòa cân nhắc khoan hồng khi xử lý vụ án của ông Vươn.
Một điều quan trọng khác nữa là ông Dũng cũng kêu gọi xem xét lại các chính sách quản lý đất đai trên toàn quốc để ngăn ngừa không để tái diễn các trường hợp tương tự.
Nhà ngoại giao David Brown ca ngợi phản hồi của Thủ tướng Dũng, nói rằng điều này cho thấy nhà nước đang hồi đáp trước ý kiến của dư luận.
Các phân tích gia về luật pháp cho rằng dư luận về vụ đầm thủy sản của ông Vươn sẽ tác động đến 2 điều luật chính theo dự kiến sẽ được đưa ra xem xét vào năm tới.
Ông Jairo Acuna-Alfaro là chuyên gia cố vấn chính sách cho Qũy Phát triển Liên hiệp quốc.
Ông Acuna-Alfaro nói: “Xem xét lại hiến pháp về quyền sở hữu đất đai là quan trọng và đang diễn ra. Thêm vào đó, luật đất đai phải được sửa đổi vào năm sau, cho nên năm nay chúng ta sẽ thấy có những sự bàn cãi riêng về từng việc này.”
Ông Acuna Alfaro cho rằng theo dõi cách chính quyền xử lý quá trình xem xét sửa đổi luật sẽ là một trắc nghiệm quan trọng đối với nhà nước mà có lẽ sẽ có nhiều ý nghĩa lớn hơn trong quốc gia đang phải chiến đấu chống lại nạn tham nhũng lan tràn.
Ông Acuna-Alfaro nói tiếp: “Có lẽ nó mang lại cho chính quyền cơ hội đề ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề tham nhũng có hệ thống trong nước.”
Trong khi ông Vươn và 3 người thân khác đang chờ bị đưa ra xét xử về tội danh cố ý mưu sát, nhiều nhà bình luận đang theo dõi chặt chẽ xem liệu những lời nói của Thủ tướng có được thi hành qua thực tế hay không. Các nhà bình luận cho rằng người ta không chỉ đặt câu hỏi về tương lai của ông Vươn mà về cả tương lai của đảng cộng sản trong thời kỳ mà các biện pháp trong quá khứ đang dần trở nên kém hiệu quả đối với các vấn đề hiện tại.
Vụ án Đoàn Văn Vươn gây xôn xao dư luận về nạn tham nhũng ở VN
Sự kiện một nông dân nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc Việt Nam quyết định cầm võ khí chống lại lực lượng công an tới thu hồi đất canh tác đã khơi dậy dư luận về một vấn đề sôi sục bên dưới bề mặt xã hội Việt Nam .
Chị Nguyễn Thị Thương, vợ của ông Đoàn Văn Vươn, đứng trước đống đổ nát của căn nhà bị chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang phá hủy, ngày 4/2/2012
Tháng rồi, gia đình ông Đoàn Văn Vươn, 49 tuổi, đã dùng súng và bom mìn tự chế tấn công các giới chức toan tịch thu đất đai canh tác của họ. 4 công an và 2 binh sĩ bị thương, trong đó có một trưởng công an ở địa phương. Vụ việc được báo chí cả nước đăng tin hàng đầu và làm dấy lên một làn sóng thiện cảm trong dân chúng dành cho lập trường của người nông dân này.
Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã hồi hưu, cho rằng vụ việc này nêu bật tầm quan trọng của quyền lợi người nông dân tại Việt Nam, quốc gia chủ yếu theo nông nghiệp.Ông Brown nói: “Có hai yếu tố lộ rõ qua vụ này. Thứ nhất là sự ngu xuẩn không thể tưởng tượng được của chính quyền địa phương và thứ hai là có một điều gì đó thiêng liêng giữa người nông dân với ruộng vườn của mình.”
Ông Brown, tác giả của loạt bài viết gần đây về cải cách đất đai đăng trên tạp chí Asia Sentinel, cho biết dù có nhiều người ở nông thôn Việt Nam dần dần dời cư lên thành phố, đa số vẫn còn thân nhân ở vùng quê. Vẫn theo lời ông, mối liên kết giữa người nông dân với ruộng vườn vẫn giữ vai trò quan trọng trong bản sắc dân tộc.
Tại ViệtNam , người dân có thể được thuê đất canh tác nhưng nhà nước nắm quyền kiểm soát. Vào năm 1993, nhiều nông dân được chính quyền cho thuê đất với thời hạn 20 năm. Dù nhà nước có thể thu hồi lại đất đai, nhiều người vẫn tin rằng họ sẽ được đền bù thỏa đáng cho những gì họ đã phát triển trên mảnh đất đó.
Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã hồi hưu, cho rằng vụ việc này nêu bật tầm quan trọng của quyền lợi người nông dân tại Việt Nam, quốc gia chủ yếu theo nông nghiệp.Ông Brown nói: “Có hai yếu tố lộ rõ qua vụ này. Thứ nhất là sự ngu xuẩn không thể tưởng tượng được của chính quyền địa phương và thứ hai là có một điều gì đó thiêng liêng giữa người nông dân với ruộng vườn của mình.”
Ông Brown, tác giả của loạt bài viết gần đây về cải cách đất đai đăng trên tạp chí Asia Sentinel, cho biết dù có nhiều người ở nông thôn Việt Nam dần dần dời cư lên thành phố, đa số vẫn còn thân nhân ở vùng quê. Vẫn theo lời ông, mối liên kết giữa người nông dân với ruộng vườn vẫn giữ vai trò quan trọng trong bản sắc dân tộc.
Tại Việt
Ông Ðoàn Văn Vươn và 3 người thân khác đang chờ bị đưa ra xét xử về tội danh cố ý mưu sát.
Ông Vươn được ca ngợi là một nông dân kiểu mẫu vì đã biến mảnh đất cằn cỗi thành một đầm thủy sản trù phú, khiến nhiều nông gia khác trong vùng noi gương, làm ăn sinh lợi. Thế nhưng một sự tranh chấp với chính quyền huyện khiến ông đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi mảnh đất ấy mà không được đền bù gì cả.
Bà Lê Hiền Đức là một trong những nhà hoạt động chống tham nhũng được nhiều người biết tiếng tại Việt
Bà Ðức nói: “Bởi vì ông ấy đổ bao nhiêu mồ hôi và máu và mất cả một đứa con trong việc làm này của ông ấy hơn 20 năm trời. Ông ấy lao động bằng mồ hôi nước mắt để có được mảnh đất ấy. Tôi cho rằng mảnh đất ấy, cái đầm ấy, của cải của ông Vươn là của cải từ lao động chân chính, mà bây giờ người ta bị cướp trắng. Ví dụ như lấy để phục vụ dân sinh xây trường, xây bệnh viện thì không nói làm gì. Nhưng đây là do một nhóm người cấu kết với nhau, tới đàn áp và cướp của người ta.”
Luật sư Nguyễn Hồng Bách là người đồng ý bênh vực cho gia đình ông Vươn miễn phí.
Luật sư Bách cho biết: “Vụ việc này xuất phát từ sai phạm quá nhiều của chính quyền Tiên Lãng. Do đó, báo chí phản ánh. Người dân thấy được những sai phạm, người ta bất bình. Họ đồng tình và chia sẻ với gia đình nhà ông Vươn. Đó cũng là điều rất bình thường.”
Trong một biểu hiện đồng nhất quan điểm hiếm thấy, báo chí, các trang blog, và nhiều thành viên cấp cao trong chính phủ đồng tình cho rằng ông Vươn đã bị đối xử bất công và cần phải làm một điều gì đó.
Tuần rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt
Một điều quan trọng khác nữa là ông Dũng cũng kêu gọi xem xét lại các chính sách quản lý đất đai trên toàn quốc để ngăn ngừa không để tái diễn các trường hợp tương tự.
Nhà ngoại giao David Brown ca ngợi phản hồi của Thủ tướng Dũng, nói rằng điều này cho thấy nhà nước đang hồi đáp trước ý kiến của dư luận.
Các phân tích gia về luật pháp cho rằng dư luận về vụ đầm thủy sản của ông Vươn sẽ tác động đến 2 điều luật chính theo dự kiến sẽ được đưa ra xem xét vào năm tới.
Ông Jairo Acuna-Alfaro là chuyên gia cố vấn chính sách cho Qũy Phát triển Liên hiệp quốc.
Ông Acuna-Alfaro nói: “Xem xét lại hiến pháp về quyền sở hữu đất đai là quan trọng và đang diễn ra. Thêm vào đó, luật đất đai phải được sửa đổi vào năm sau, cho nên năm nay chúng ta sẽ thấy có những sự bàn cãi riêng về từng việc này.”
Ông Acuna Alfaro cho rằng theo dõi cách chính quyền xử lý quá trình xem xét sửa đổi luật sẽ là một trắc nghiệm quan trọng đối với nhà nước mà có lẽ sẽ có nhiều ý nghĩa lớn hơn trong quốc gia đang phải chiến đấu chống lại nạn tham nhũng lan tràn.
Ông Acuna-Alfaro nói tiếp: “Có lẽ nó mang lại cho chính quyền cơ hội đề ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề tham nhũng có hệ thống trong nước.”
Trong khi ông Vươn và 3 người thân khác đang chờ bị đưa ra xét xử về tội danh cố ý mưu sát, nhiều nhà bình luận đang theo dõi chặt chẽ xem liệu những lời nói của Thủ tướng có được thi hành qua thực tế hay không. Các nhà bình luận cho rằng người ta không chỉ đặt câu hỏi về tương lai của ông Vươn mà về cả tương lai của đảng cộng sản trong thời kỳ mà các biện pháp trong quá khứ đang dần trở nên kém hiệu quả đối với các vấn đề hiện tại.
Marianne Brown
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.