Saturday, February 18, 2012

Xin đừng gọi là ‘Chính Quyền CS’

image

Chuyện rất lạ tại quê nhà: báo Công An Nhân Dân của nhà nước Việt Nam từ Hà Nội đã đăng bài viết chỉ trích một số dân biểu liên bang Hoa Kỳ và người Việt hải ngoại, trong đó bày tỏ giận dữ vì chế độ Hà Nội bị gọi là “Chính quyền Cộng sản.”
Bài viết có nhan đề ‘Dự thảo “Luật Nhân quyền 2012” - Một tư duy lạc hậu trong QHQT’ đăng hôm 14-2-2012 nói rằng cách gọi nhà nước Hà Nội là “chính quyền cộng sản” là ứng xử ‘lạc hậu... thời Chiến tranh lạnh.’
Tuy nhiên, báo Công An Nhân Dân không nói cụ thể rằng các dân biểu liên bang Mỹ nên gọi Hà Nội là ‘chính quyền’ gì, và cũng không giải thích cách gọi đó có gì sai với việc Đảng Cộng Sản VN đang cầm quyền toàn trị.


image
Congressman Chris Smith

Bài viết trích như sau:
“Theo một số hãng thông tấn “Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012” (The Vietnam Human Rights Act of 2012) do ông Smith, Chủ tịch tiểu ban về châu Phi, Y tế toàn cầu và Nhân quyền đệ trình vừa được tiểu ban này thông qua vào ngày 8/2. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Dự luật sẽ được trình ra Hạ viện. Nếu Hạ viện thông qua, bước tiếp theo, sẽ được đệ trình tại Thượng viện. Và để Dự luật có hiệu lực, nó phải được Thượng viện thông qua và sau đó được Tổng thống phê chuẩn.


image

Vào đầu năm nay, ngày 25/1, ông Chris Smith đã có buổi điều trần về Dự luật này, lúc đó văn bản được gọi là “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2011”.
Tại buổi điều trần lần này có những gương mặt quen thuộc, như cựu dân biểu Cao Quang Ánh, Nguyễn Đình Thắng (từ tổ chức Boat People SOS); ông Giám đốc Tổ chức cái gọi là Nhân quyền cho người Thượng; ông John Sifton từ tổ chức Human Rights Watch - một tổ chức chưa bao giờ được cấp phép vào Việt Nam. Điều khôi hài nhất là trong buổi điều trần lần này có mặt Vũ (thị) Phương Anh, được giới thiệu là “nạn nhân buôn người”, với chứng cứ là VPA “bị (Chính phủ Việt Nam) đưa đến một công xưởng ở Jordan, nơi bà nói đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm với tiền công ít ỏi”.

image

Có thể nói, ngôn từ của ông Smith trong buổi điều trần thật sự không phù hợp với tư cách của một chính khách, một chính trị gia, thậm chí không được như một công dân Mỹ bình thường. Ông đã vu cáo trắng trợn Chính phủ Việt Nam rằng “Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tệ hại nhân quyền. Lời khai mà người ta nghe được đã xác nhận rằng việc truy bức tôn giáo, chính trị và sắc tộc tiếp diễn và trong nhiều trường hợp còn tăng nhiều thêm, và rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đón nhận những kẻ chuyên buôn người lao động cưỡng bức và mại dâm cưỡng bức”. Rồi ông đe dọa: “Cần phải cho thấy, Hoa Kỳ gửi một thông điệp minh bạch tới chế độ Việt Nam rằng họ phải ngừng vi phạm nhân quyền của các công dân của họ”.
Tạm gác lại sự vu cáo trắng trợn của ông Smith, nội dung Dự luật đưa ra cho thấy ông Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền Hạ viện và những người soạn thảo Dự luật này vẫn giữ nguyên một cách tư duy, ứng xử lạc hậu đến hết chỗ nói. Đó là:

image

1 - Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”...”(hết trích)
Nhà văn Phạm Thị Hoài cũng có một bài phân tích về phản ứng giận dữ của Hà Nội khi bị Dân biểu Smith gọi là ‘chính quyền cộng sản...”
Bài của nhà văn họ Phạm có nhan đề ‘Nhà nước Việt Nam không thích bị gọi là “chính quyền cộng sản”’ đăng ở blog: http://www.procontra.asia/?p=348 -- với đoạn cuối viết:
“Danh xưng ấy cũng lại “phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ“.

image
Đề nghị đổi tên ĐCSVN là ĐCDVN "Đảng Chích Dân Việt Nam" hoặc là chính quyền "Cướp Sản Việt Nam"

Tiếc rằng tác giả Trần Nguyễn nào đó không nói rõ, rằng chỉ riêng cụm từ “chính quyền cộng sản” mới hàm nghĩa xấu xa, thuộc về quá khứ và tuyệt đối không nên dùng như vậy, hay điều này cũng áp dụng cho từ “cộng sản” trong mọi "giao hợp.” (giao lưu và hợp tác)

Ngôn ngữ ” Giao hợp “ 

image
Tiếng Việt dưới chế độ CS: "giao hợp.” (giao lưu và hợp tác)

BM



BPSOS Phổ Biến Tài Liệu Cuộc Tàn Sát Ở Mường Nhé, Điện Biên

image
Hình trái: Nhiều ngàn người Hmong theo đạo Tin Lành biểu tình ở Mường Nhé, Điện Biên, tháng 5, 2011; Hình phải, một người bị lính bắn chết, để phơi xác nhiều ngày giữa làng làm gương.

Hoa Thịnh Đốn, 14/02/2012 (BPSOS)  -- Bước vào ngày thứ 7 của chiến dịch vận động TT Obama, BPSOS phổ biến những thông tin, hình ảnh và video về cuộc tàn sát những đồng bào Hmong ở Tây Bắc Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái khi hàng ngàn người Hmong theo đạo Tin Lành biểu tình đòi tự do tôn giáo và chống chính sách tịch thu đất đai và phá nhà của chính quyền.

image

Cuộc đàn áp này gây tử thương cho nhiều chục người, kể cả trẻ em và phụ nữ. Trên 130 người bị bắt. Hàng trăm người vẫn còn lẩn trốn ở trong rừng. Họ đang bị công an Việt Nam truy lùng ráo riết.
Sau cuộc đàn áp, chính quyền Việt Nam phong toả thông tin, đồng thời tung tin thất thiệt rằng cuộc biểu tình rộng lớn này là do hai kẻ đóng vai “đấng cứu thế” kích động.
“Thực ra nó là hậu quả của chính sách cấm đạo, cướp đất và phá nhà của chính quyền nhắm vào đồng bào Hmong theo đạo Tin Lành”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, giải thích.


image

Ông đã trực tiếp phỏng vấn nhiều chục nạn nhân chạy thoát đến Thái Lan sau nhiều tháng lẩn trốn và băng rừng vượt suối.
“Nhờ đó mà chúng tôi có những thông tin và hình ảnh mà trước đến giờ không hề lọt ra ngoài vì chính quyền kiểm soát thông tin rất gắt gao”, Ts. Thắng nói.
Ông cho biết trong những ngày tháng tới đây BPSOS sẽ tuần tự đưa ra nhiều thông tin về tình trạng vi phạm nhân quyền hết sức trầm trọng ở Việt Nam trong các lãnh vực khác nhau.
“Nói có sách mách có chứng là điều cần thiết cho công tác quốc tế vận của tập thể người Việt ở khắp thế giới tự do”, Ông giải thích.
Riêng đối với chiến dịch vận động TT Obama, Ông nhận định, “Càng nhiều người biết về cuộc đàn áp nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam thì càng dễ dàng cho họ ủng hộ chiến dịch này và càng thôi thúc chính quyền Obama có hành động thích ứng”.
Hiện nay Việt Nam là quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á, sau cả Miến Điện.
Theo Ông, đây là thời điểm thuận lợi để kéo dư luận và chính sách quốc tế chĩa mũi nhắm vào Việt Nam.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.