Wednesday, March 2, 2022

Mật ngữ kết thúc Đệ nhị Thế Chiến

 BM

Trong chiến tranh, thông tin có giá trị hơn cả [bất kỳ] loại xe tăng, máy bay, tàu chiến hay đội quân nào. Một thông tin được truyền đi và tiếp nhận mà không thể bị phát giác có thể phân định [rõ giới tuyến] giữa chiến thắng và thất bại, hay thậm chí giữa sống và chết.

 

[Một phương thức] trong bảo mật thông tin là phát triển những bộ mật mã tinh vi. Người Mỹ bản địa đã phát triển và sử dụng một loại mật mã, [để rồi] trong Đệ nhị Thế Chiến, chính loại mật mã này đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đặt chiến thắng trên mặt trận Thái Bình Dương về tay Mỹ quốc, và đưa mâu thuẫn đến hồi kết thúc. 

 

Loại mật mã này đã trở thành một loại mã thoại duy nhất trong lịch sử quân sự chưa từng được giải mã.


BM


Các thành viên thuộc bộ tộc Navajo đã cùng quân đội Thuỷ quân lục chiến chế tác một bộ mật mã trên chính ngôn ngữ của bộ tộc này. Những người lính thuỷ quân lục chiến tộc Navajo sử dụng bộ mật mã này được gọi là “Những Người Nói Mật Ngữ Navajo”. Họ đã tham chiến trong mọi cuộc tấn công của quân đội Thuỷ quân lục chiến trên chiến trận Thái Bình Dương, gồm trận Guadalcanal, Iwo Jima, và Okinawa.

 

Loại mật ngữ này đã “cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng và góp một phần trong chiến thắng trên mặt trận Thái Bình Dương,” Ngài Peter MacDonald, một cựu binh thủy quân lục chiến hiện đã 93 tuổi và là một trong bốn Người Nói Mật Ngữ duy nhất vẫn còn sống đến hiện nay.


BM

Người Nói Mật Ngữ - Ngài Peter MacDonald tại trang trại của cụ, ngoại ô thành phố Tuba, Arizona


Tại trận Iwo Jima, sáu Người Nói Mật Ngữ đã truyền tin và nhận về hơn 800 tin nhắn mà không có bất kỳ sai sót nào. 

 

Thiếu tá Howard Connor phụ trách bộ phận tín hiệu thuộc sư đoàn Thuỷ quân lục chiến số 5 từng nói, “Nếu không nhờ những người Navajo, quân đội Thuỷ quân lục chiến sẽ không bao giờ có thể chiếm được Iwo Jima.” 

 

Một ý tưởng tài tình


BM


Một kỹ sư xây dựng ở Los Angeles là người có sáng kiến sử dụng [ngôn ngữ] Navajo. Đó là ông Philip Johnston, con trai của một nhà truyền giáo, sinh trưởng tại vùng đất của bộ tộc Navajo tại Arizona và vẫn giữ liên lạc với những người bạn người Navajo của mình. Ông Johnston sau đó đã tham chiến trong Thế Chiến thứ II, và biết được rằng Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng ngôn ngữ của bộ tộc Comanche trong giao tiếp quân sự trong suốt thời gian thao diễn trên sa trường.


BM


Sau khi [quân đội] Nhật tấn công vào Trân châu Cảng năm 1941, vào năm 1942, ông Johnston đã liên hệ với quân đội Thuỷ quân lục chiến và trình bày ý tưởng của mình. Quân đội Thuỷ quân lục chiến đã yêu cầu ông tổ chức một buổi thuyết trình cho [ý tưởng] của mình, ông Johnston đã chọn ra bốn người Navajo đang làm việc tại xưởng đóng tàu của Los Angeles vào thời điểm đó. 

 

Và buổi thuyết trình đã thành công. Những người Navajos đã giải mã và truyền đi ba dòng tin chỉ trong 20 giây.

BM
Ngài MacDonald cùng phù hiệu cựu binh của mình.

 

Vì thế, quân đội Thuỷ quân lục chiến đã phê chuẩn kế hoạch của Johnston và tuyển dụng 29 người thuộc bộ tộc Navajo để viết ra một quyển sách mật mã. Nhưng vì [ngôn ngữ] Navajo chỉ có thể nói, không thể viết thành văn nên những tác giả đã nghĩ ra một bảng chữ cái cho việc giao tiếp bằng chữ viết, và những mô tả đầy màu sắc cho những thuật ngữ quân sự. 

 

Ví dụ, những Người Nói Mật Ngữ đã sử dụng cụm từ trong tiếng Navajo nghĩa là diều hâu để mô tả tàu ngầm ném bom. 

 

Ông MacDonald nói, “Có rất nhiều diều hâu trên vùng đất của chúng tôi. Chúng bay cao, nhưng khi thấy bóng một con quạ vụt qua phía dưới, chúng lại sà xuống rất nhanh, và rồi đã đánh chén một bữa trưa ngon lành. Bằng cách dùng những hành động của loài chim và những hành động của những chiếc máy bay, chúng tôi có thể tự giúp bản thân ghi nhớ những đoạn mật mã.


BM


Các mật ngữ không quá khó để ghi nhớ bởi chúng đều dựa trên những thứ đã rất quen thuộc với chúng tôi rồi. Tên gọi của các loài chim quen thuộc trên vùng đất của chúng tôi đã được lấy để đặt cho các loại máy bay khác nhau.”

 

Đột phá một chiến trường mới

 

Lực lượng vũ đang cũng đã sử dụng các loại ngôn ngữ của thổ dân Hoa Kỳ để biến thành mật mã trong Đệ nhị Thế Chiến, nhưng tiếng Navajo lại có nhiều lợi thế hơn cả. Đầu tiên, đó là một loại ngôn ngữ bất thành văn. Thứ hai, chỉ có khoảng 30 người Mỹ không thuộc bộ tộc Navajo có thể hiểu được ngôn ngữ này vào thời điểm bắt đầu chương trình. Thứ ba, ngữ pháp và cú pháp trong tiếng Navajo khác rất nhiều so với các loại ngôn ngữ khác.

 

Mặc dù chương trình đã khởi động từ năm 1942, nhưng mãi đến năm 1944 khi MacDonald gia nhập đội quân Thuỷ quân lục chiến, ông vẫn không hề biết đến sự tồn tại của chương trình này.

 

Ông nói, “Đó là một điều tối – tuyệt mật. Không một ai trong chúng tôi biết có một chương trình như thế tồn tại cho đến khi chúng tôi đã trải qua thời gian huấn luyện trong doanh trại, trong chiến đấu và trường đào tạo liên lạc viên. Và chỉ khi hoàn thành tất cả các khóa huấn luyện đó, chúng tôi mới được giới thiệu về một trường dạy về mật mã Navajo, và đó là một chương trình hoàn toàn riêng rẽ và tối bảo mật.”

 

Tại trường, các giảng viên từng chinh chiến ở hải ngoại đã dạy các học viên sử dụng và phát âm những chữ dùng trong mật mã, cách để sử dụng bộ chữ cái mới, cách để viết sao cho dễ đọc trên một thiết bị đặc dụng cho mật mã và cách để thực hành rất nhiều kỹ năng mới. 

 

Chiến đấu dưới lửa đạn


BM

TQLC Sgt. Thiếu tá Ronald L. Green (trái) chào người nói chuyện mật mã Navajo Samuel T. Holiday trong buổi lễ Reunion of Honor được tổ chức tại Iwo Jima, Nhật Bản, vào năm 2015, nhằm tôn vinh các cựu chiến binh Mỹ và Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cùng gia đình của họ.


Những Người Nói Mật Ngữ đã tốt nghiệp trường đào tạo [sau đó] trở thành một bộ phận không thể thiếu [cho chiến trận], cũng giống như súng trường hay là cái cà mèn đựng thức ăn vậy. 


BM


“Mọi con tàu sử dụng cho cuộc đổ bộ – thiết giáp hạm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu sân bay – tất cả đều được bố trí người Nói Mật Ngữ cùng với nhân viên truyền tín hiệu nói tiếng Anh,” ông MacDonald nói. “Mỗi đơn vị không quân, xe tăng, pháo binh của Thuỷ quân lục chiến cũng đều được bố trí một Người Nói Mật Ngữ riêng cho họ.

 

Vậy thì cả một bộ hệ thống như vậy vận hành thế nào trong chiến tranh?

 

“[Tại nơi làm việc của Thuỷ quân lục chiến, có hai chiếc bàn, một dành cho mạng lưới liên lạc bằng tiếng Navajo, một dành cho mạng lưới liên lạc bằng tiếng Anh,” ông MacDonald nói.

 

“Ngay sau khi phát súng đầu tiên nổ ra, các tin nhắn được gửi đi bằng tiếng Navajo và cả tiếng Anh. Tất cả những tin nhắn bằng tiếng Navajo đều được Những Người Nói Mật Ngữ tiếp nhận.


BM


“[Khi một] tin nhắn đến, bạn viết nó xuống bằng tiếng Anh, và chuyền qua vai cho một người truyền tin đang đứng ngay sau lưng bạn. Anh ta cầm lấy đoạn tin nhắn và chạy ngay đến trao cho tướng chỉ huy hay đô đốc đang ở trên cầu chiến. Ông ấy đọc xong, trả lời và người truyền tin cầm ngay đến cho bạn.”

 

Người truyền tin có một cách thức đặc biệt của họ để xác định đâu là tin quan trọng. 

 

“Nếu anh ta hô ‘Nevada,’ ‘New Mexico,’ hay ‘Arizona’, chúng tôi sẽ gửi một đoạn mật mã bằng tiếng Navajo,” ngầm chỉ độ quan trọng của tin nhắn ấy, ông MacDonald nói. “Nếu là một tin tuyệt mật hay tin bảo mật cần phải gửi đến một đơn vị hay một địa điểm khác, nó sẽ được trao đến tay của một Người Nói Mật Ngữ Navajo.”


BM

BM


Cho đến khi Đệ nhị Thế Chiến kết thúc, đã có hơn 400 lính Thuỷ quân lục chiến phục vụ dưới vai trò là Người Nói Mật Ngữ Navajo. Từ Guadalcanal là chiến trận đầu tiên có sự tham gia của Người Nói Mật Ngữ [đến khi chiến tranh kết thúc], vốn từ vựng trong bộ mật ngữ của họ phát triển từ 260 cho đến hơn 600 mật ngữ, ông MacDonald cho hay.

 

Bảo tồn di sản

 

Mãi cho đến năm 1968, khi chính phủ giải mật chương trình này, thì người Mỹ mới biết đến sự tồn tại của những Người Nói Mật Ngữ Navajo. Hiện nay đã 80 năm trôi qua từ thời điểm phục vụ trong quân ngũ, những Người Nói Mật Ngữ còn sống đang dành mọi nỗ lực để bảo tồn di sản này và di lưu lại cho thế hệ tương lai.


Ông MacDonald chia sẻ, “Những lời mời kể lại câu chuyện đã đưa chúng tôi đã đi khắp đất nước, và chúng tôi đang tiếng những bước nhỏ, dù khó khăn, để từng bước khiến những công dân Mỹ quốc biết về di sản này [của quốc gia].”


BM

Ngài MacDonald bên những người cháu

 

Kế hoạch xây dựng một bảo tàng riêng dành cho di sản này cũng là một phần trong chiến dịch [bảo tồn]. 

 

Ngài MacDonald là người tiên phong trong dự án này. Ông nói, “Chúng tôi nhận thấy rất nhiều người ngoại quốc và cả những người sống tại Mỹ quốc này cũng chưa hề biết một chút gì về thứ di sản độc nhất trong Đệ nhị Thế Chiến. Và những câu chuyện về chúng ta, về di sản của chúng ta, văn hoá của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta, và sự hy sinh của chúng ta, cũng giống như những người khác ngoài kia, sẽ được kể lại thông qua bảo tàng ấy.” 


Và những sự hy sinh ấy sẽ góp một chút sức lực để thúc đẩy Hoa Kỳ trong công cuộc chống lại những kẻ độc tài trên thế giới, ông nói thêm.

 

 

 

Joseph D’Hippolito  _  Minh Nguyên


https://baomai.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.