Saturday, March 26, 2022

Vì sao tịch thu du thuyền siêu hạng các tỷ phú Nga?

 BM

Cuộc chiến của các cơ quan thuế, hải quan và cảnh sát kinh tế khắp châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng độ nóng với "công cuộc tịch thu, tạm giữ" du thuyền, phi cơ riêng và dinh thự của các tỷ phú Nga dính lệnh trừng phạt.

 

Các lệnh trừng phạt đã nhắm vào ít nhất 100 cá nhân gốc Nga hoặc quốc tịch Nga thuộc nhóm tỷ phú, triệu phú vì Phương Tây cho rằng họ "liên quan đến tầng lớp cầm quyền ở Nga".

 

Các cuộc điều tra ngược lại quá khứ cho thấy đúng là có những tỷ phú như Roman Abramovich kiếm tiền bằng gian lận: bỏ ra 250 triệu USD để mua tập đoàn khoáng sản từ nhà nước Nga, rồi sau đó bán lại cho chính nhà nước Nga với giá 13 tỷ USD.


BM

Ngoài Abramovich, còn ai nữa kiếm lời cả chục tỷ đô trong một hai lần ký kết như vậy?

 

Dư luận tại Âu Mỹ nói chung hài lòng trước các lệnh trừng phạt, thậm chí tước đoạt lại các khoản tiền khủng, phi cơ riêng, du thuyền siêu hạng, có cái trị giá cả tỷ USD.

 

Vì sinh hoạt xa hoa của những người Nga này không làm cho dân bản xứ ngưỡng mộ chút nào, thậm chí còn gây ra sự căm ghét.

 

Đảng Lao động đối lập trong Quốc hội Anh đã chất vấn chính phủ sao không làm sớm hơn, trừng phạt nhanh hơn, phạm vi rộng hơn những kẻ nhà giàu từ Nga.


BM


Nhưng dư luận cũng chú ý đến một hiện tượng là các tỷ phú Nga rất thích sở hữu du thuyền, càng đắt tiền càng tốt.

 

Đi lên từ thời Liên Xô nghèo khổ, cần "địa vị" để bù đắp?

 

Theo một bài trên Bloomberg, các tỷ phú Nga khi sang Phương Tây sống, luôn phải có phi cơ phản lực riêng để có thể di chuyển tùy lúc, tùy ý.

BM

Với Roman Abramovich thì chiếc máy bay riêng đã có tác dụng tuyệt vời nữa là đưa ông ta trốn khỏi Anh sang Israel rồi bay về Nga qua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/03 vừa qua (theo The Guardian), thoát lệnh cấm di chuyển Anh tung ra.

 

Còn du thuyền là thứ khiến những tay nhà giàu thấy tư cách được nâng lên qua ba cách:


1_ Làm hàng xóm của dân siêu giàu ở châu Âu. Tại vùng duyên hải nắng đẹp quanh năm French Riviera, số du thuyền (yacht) của các ông bà chủ Nga sát cánh với những du thuyền của triệu phú Âu Mỹ.

 

Người Nga cũng học được cách đi chân đất, mặc quần áo rất đơn sơ để lên chiếc du thuyền hàng trăm triệu USD của mình, nơi thuyền trưởng (lương 12-15 nghìn euro/tháng), hoa tiêu, thợ máy, đầu bếp (lương ít nhất 2,5-5 nghìn euro/tháng) chờ sẵn để đưa họ và gia đình ra biển.


BM


Sở hữu du thuyền được cho là sang hơn có biệt thự trên bờ, và tấm giấy mời ai đó dự tiệc trên du thuyền của riêng, là một tấm thẻ vào câu lạc bộ thượng lưu không tên.

 

2_ Mua hoặc đặt du thuyền sang trọng là cách tiêu được nhiều tiền hơn cả mua phi cơ cá nhân hoặc biệt thự. Ví dụ, chiếc du thuyền Eclipse (hạ thuỷ 2010) của Abramovich có giá 714 triệu bảng (946 triệu USD), mắc hơn nhiều lần dinh thự ở London của ông ta - chỉ có 154 triệu bảng. Một chiếc khác, cũng của Abramovic, chiếc MY Solaris, có giá 600 triệu USD.


BM


Ở mức độ "nghèo hơn", chiếc du thuyền Axioma của tỷ phú ngành thép Dmitrievich Pumpyansky, mang cờ Malta, vừa bị Gibraltar tịch biên, chỉ có giá 100 triệu USD. Những người khác có thể chấp nhận "thuyền rẻ" với giá từ 10-50 triệu USD...

 

3_ Nhưng lý do quan trọng hơn cả khiến gần như mọi tỷ phú Nga đều ham du thuyền là quá khứ của họ.

 

Thời Liên Xô, không ai được phép sở hữu tàu thuyền, trừ thuyền đánh cá nhỏ, dài vài mét...


Liên Xô có truyền thống đi biển từ thời Đế chế Nga nhưng mọi thứ trên biển trên sông đều thuộc nhà nước. Ngoài chuyện không ai được tự xuất cảnh, việc chơi thuyền và thuyền buồm bị hạn chế, và nghề đóng thuyền để chơi thể thao tụt hậu nhiều.


BM


Mãi đến năm 1989 mới có chiếc thuyền buồm đầu tiên do Vlad Murnikov thiết kế theo công nghệ hiện đại, nhờ đầu tư của tập đoàn Yandex, đạt tiêu chuẩn thuyền một thân của châu Âu. Sau này, chiếc thuyền buồm cuối cùng của Liên Xô - cho đội chơi thể thao bơi thuyền - có sang Anh (Isle of Wright) dự thi.

BM
BM
BM

Vì thế, việc có thuyền riêng, lại là du thuyền sang trọng, hấp dẫn các triệu phú, tỷ phú Nga một cách đặc biệt.

 

Ở Âu Mỹ, trên thực tế ai cũng có thể mua thuyền đi biển. Nhưng các tỷ phú Nga chỉ mua siêu du thuyền mà theo tiêu chuẩn châu Âu phải có thân dài trên 24 mét và do thủy thủ đoàn chuyên nghiệp điều khiển, bảo dưỡng.

 

Việc có "căn nhà di động" trên sóng và có cả một đội phục vụ sống tại bến cảng, túc trực quanh năm chờ đón ông bà chủ đến bến đi chơi trở thành "lối sống sang" mà người Nga có tiền thấy địa vị của họ được nâng lên.

 

Tốn tiền, mất giá nhanh và bất tiện?

 

Tuy thế, thế giới của các tỷ phú chơi duy thuyền, người Nga, người Trung Đông hay Âu Mỹ cũng có những điều đặc biệt khác.

BM

Một tác giả chuyên về chủ đề này là bà Emma Spence. Trong luận văn tiến sĩ về lối sống của giới siêu giàu, dùng du thuyền, bà cho rằng còn lý do nữa để các tay nhà giàu mua siêu du thuyền: họ thường mua và để du thuyền ở thiên đường thuế như Monaco.

 

Ngoài ra, siêu du thuyền, theo Emma Spence, trong bài đăng trên The Guardian ở Anh năm 2016, không phải là thứ tiện dụng cho giao thông như phi cơ riêng. Bạn phải để nó ở một chỗ cụ thể, và phải trả tiền khá nhiều cho tiền bến đỗ.

 

Khác với tiền bỏ vào tác phẩm nghệ thuật, tiền mua du thuyền đều mất giá theo thời gian vì đây là thứ hàng ít người mua bán. Tóm lại, đây hoàn toàn là điều để "dân siêu giàu thể hiện địa vị, để khoe của, căn nhà trên mặt nước" (bragging about their floating homes).

 

Các vụ tịch thu du thuyền này đang khiến dư luận Âu Mỹ chú ý vào lối sống của các tỷ phú Nga và nguồn tiền của họ.


BM


Đây là lối sống đang bị rọi đèn, có thể bị tẩy chay, thậm chí khiến các ông bà chủ của du thuyền sang bị điều tra, vào rơi vào vòng lao lý vì căng thẳng với Nga chưa dừng.

 

Được biết tỷ phú Abramovich đã "điều" hai du thuyền hạng sang của ông ta đi vòng vèo tránh các vùng nước EU để không bị chặn bắt, và đưa được chúng thoát ra khu vực pháp lý khác.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.