Xuyên suốt lịch sử, những người đàn ông đã lâm vào đường cùng thường chiến đấu chống lại kẻ thù của họ cho dù quân địch đang áp đảo, thay vì đầu hàng. Tại sao họ lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng? Động lực nào khiến họ dám dùng đá và những nắm đấm để tiếp tục chiến đấu khi kiếm đã gãy và súng đã hết đạn?
Trong cuốn sách “Last Stands: Why Men Fight When All Is Lost” (Tạm dịch: Các trận chiến cuối cùng: Tại sao những người đàn ông vẫn chiến đấu khi mất tất cả), nhà báo Michael Walsh của The Epoch Times đã đặt ra những câu hỏi này. Ví dụ như: “Chủ nghĩa anh hùng là gì? Những yếu tố đạo đức của nó là gì? Đó có phải là vì người khác, tình yêu, và sự hy sinh quên mình? Những mặt trái đạo đức của nó là gì – sợ hãi sự hèn nhát, ham muốn danh tiếng, và sự kiêu hãnh? Tại sao nó {chủ nghĩa anh hùng} từng được tôn vinh, mà giờ đây lại bị coi là lạc hậu, ngu ngốc và ngạo mạn?”
Trong cuốn sách “Các trận chiến cuối cùng”, Walsh đã khám phá những chủ đề này bằng cách nghiên cứu 17 trận chiến, từ trận Thermopylae năm 480 TCN cho đến cuộc giao tranh tàn khốc năm 1950 giữa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và cộng sản Trung Quốc tại hồ Chosin của Bắc Hàn. Ngoài những mô tả tinh tế của mình về những cuộc xung đột này, Walsh còn đề cập đến lịch sử vắn tắt của các sự kiện mà dự báo trước những trận cuối này và kết cục của chúng, cũng như tiểu sử ngắn của các vị tướng lĩnh có liên quan.
Trong mỗi sự kiện đó, Walsh cũng bàn luận về điều đã truyền cảm hứng cho những người lính để họ có thể hy sinh cao cả.
Trong tình hình bất ổn hiện tại của đất nước chúng ta, việc hiểu được động lực của những chiến binh này có thể giúp ích và khích lệ chúng ta chiến đấu với ý chí cao cả.
Liều lĩnh và tuyệt vọng
Khi George Custer dẫn các đoàn quân của Đội kỵ binh số 7 đến cuộc tàn sát khủng khiếp tại Little Bighorn (1876), ông đã mắc phải nhiều sai lầm. Ông đã chia cắt lực lượng của mình khi đối mặt với kẻ địch mà không do thám cẩn thận; ông đã đặt niềm tin vào các tướng lĩnh cấp dưới, những người tỏ ra yếu đuối và bất tuân; và tệ nhất là ông đã tin rằng những người bản địa Sioux và các chiến binh khác sẽ tháo chạy trước đội kỵ binh như họ đã làm trong quá khứ.
Thay vào đó, những người thổ dân da đỏ tấn công và tàn sát Custer và người của ông, nhiều người trong số những người lính là những tay súng kém cỏi, không có kinh nghiệm cưỡi ngựa, và không được đào tạo bài bản trong diễn tập quân sự. Dù lực lượng không đông bằng và bị áp đảo, đa số họ vẫn tiếp tục chiến đấu, không phải vì lý do nào mà vì họ không còn lựa chọn khác. Họ không thể đầu hàng, bởi vì bị bắt sống đồng nghĩa với bị tra tấn đến chết. Một số người Sioux sau đó đã báo cáo lại rằng nhiều người lính tự sát vì sợ phải ngã xuống dưới lưỡi dao của những người phụ nữ.
“Trận cuối của Custer,” 1899, bởi họa sĩ Edgar Samuel Paxson. Phòng trưng bày Nghệ thuật Tây phương Whitney.
Trận cuối Little Bighorn là trận chiến nhục nhã nhất trong những thí dụ của Walsh. Những người lính trong trận đánh ngắn ngủi đó đã tử trận không phải vì tình trạng sức khỏe và gia đình, hay vì một nguyên nhân nào vĩ đại hơn bản thân họ. Tại nơi hoang tàn này, cả Custer và người của ông, lẫn lực lượng hỗn hợp các bộ lạc Thổ dân Châu Mỹ đã có trận đánh cuối của họ – trận Little Bighorn đã đánh dấu sự khởi đầu của kháng chiến kết thúc.
Lòng yêu nước
Trong “Các trận chiến cuối cùng”, Walsh chỉ ra rằng những người đàn ông tử trận vì tổ quốc của họ, không hẳn vì những lý tưởng dân chủ, mà vì gia đình, thị trấn và nông trại, cũng như những người họ yêu quý. Ngày nay, chúng ta ít nghe đến “Mẹ, lá cờ, và bánh táo”, nhưng những người lính trong lịch sử của chúng ta đã cống hiến cuộc đời của họ cho các giá trị này. Họ hy sinh cho những điều họ yêu quý.
Khi Hannibal và lực lượng của ông tiêu diệt các quân đoàn La Mã tại Cannae (năm 216 TCN), bao vây họ để những đoàn lính đông đúc không thể di chuyển và bị giảm số lượng, thì số người người tử trận nhiều đến nỗi gần như mỗi gia đình La Mã đều rơi vào cảnh tang tóc. Tuy nhiên, viện nguyên lão và người dân La Mã không bao giờ nghĩ đến việc đầu hàng. Họ xây dựng đội quân khác, nghĩ ra những chiến thuật khác nhau, đánh bại Carthage và trở thành những người thống trị Địa Trung Hải.
“Patria” hay “lòng yêu nước” là một từ La tinh có nghĩa là “đất nước”, và những người La Mã tại thời điểm đó trong lịch sử tôn kính ý tưởng đó. Kết quả là, họ thua một trận đánh nhỏ nhưng lại thắng một trận chiến lớn.
Chúng ta, những người yêu quý đất nước của mình, những người tin vào lý tưởng tự do và công lý, có thể rút ra một bài học từ các sự kiện đó. Cuộc bầu cử có thể đã đi qua, nhưng chúng ta vẫn có thể chiến thắng và giành lại Hoa Kỳ.
Nghĩa vụ, danh dự và niềm tự hào
Bức tranh nổi tiếng về trận chiến cuối ở Alamo. “The Fall of the Alamo”, 1903 (Tạm dịch: Sự sụp đổ của pháo đài Alamo) do họa sĩ Robert Jenkins Onderdonk vẽ, miêu tả Davy Crockett đang cầm khẩu súng trường của mình như một cây gậy để chống trả lại quân đội Mexico, những người đang chọc thủng các bức tường của thành trì.
Cả William Travis của Alamo nổi tiếng và Charles George Gordon (hay Gordon Trung cộng), những người đã hy sinh để bảo vệ Khartoum năm 1885, đều có cơ hội rút lui trước khi bắt đầu trận chiến. Tuy nhiên, cả hai người đàn ông này đều cảm thấy cần phải giữ nguyên vị trí của họ khi đối mặt với nguy cơ thất bại lớn. Walsh viết những điều đó trong chương Alamo (1836): “Họ hy sinh cho những khái niệm trừu tượng nhưng cơ bản nhất: nghĩa vụ, danh dự, tổ quốc.” Gordon cũng hy sinh cho những giá trị này, mặc dù người dân đất nước ông lúc bấy giờ là người Sudan và người Anh.
Trong trận Camarón năm 1863, một nhóm nhỏ Quân đoàn Ngoại giao Pháp đã chiến đấu chống lại một lực lượng quân đội Mexico áp đảo. Walsh kể với chúng ta: “Những người Mexico chiến đấu vì tổ quốc của họ, các quân đoàn chiến đấu vì danh dự của họ.” Một khẩu hiệu của quân đoàn, thậm chí vẫn còn cho đến ngày nay, là Legio Patria Nostra – “Quân đoàn là tổ quốc của chúng ta” – và tại thời điểm đó, các quân đoàn hầu hết đã hy sinh để giữ vững lý tưởng đó. Trận chiến kết thúc khi sáu người lính cuối cùng vẫn tiếp tục đứng vững và chiến đấu với quân đội Mexico bằng lưỡi lê của họ. Hai trong số đó bị giết, một bị thương nặng, và ba người còn lại bị bắt giữ.
Đến ngày nay, Quân đoàn Ngoại giao Pháp vẫn tưởng nhớ và vinh danh những người đàn ông đó bằng một buổi lễ trang trọng vào ngày 30/4.
Trận Szigetvar khi Bá tước Zrinski, Phó vương của Croatia, và người của ông bảo vệ lâu đài Szigetvar trước sự bao vây của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1566. Bức tranh năm 1825 của Johann Peter Krafft. Phòng trưng bày quốc gia Hungary tại Budapest.
Những người lính như họ, và những người khác mà Walsh nghiên cứu, nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cũng có nghĩa vụ đối với đất nước của mình và bảo tồn những truyền thống của chúng ta, rằng chúng ta cần sống với phẩm giá ngay cả trong cuộc sống thường nhật, rằng chúng ta tự hào về tinh thần Hoa Kỳ của mình. Giống như những chiến binh đó, chúng ta phải bảo vệ những gì mà chúng ta yêu quý – không phải với lưỡi lê và đạn, mà với ngôn từ, sự thông minh hóm hỉnh, tín ngưỡng, và cầu nguyện.
Cùng chung chí hướng
Walsh đưa ra câu hỏi: “Tại sao những người đàn ông chiến đấu? Họ hy sinh vì ai hay vì điều gì?”
Đáp án của ông là: “Câu trả lời, như chúng ta sẽ thấy trong những trang sách này, đơn giản bất ngờ: họ chiến đấu vì chính họ, vì những đồng đội của họ, vì những người phụ nữ và con em của họ, và vì đất nước họ, đó là hiện thân của gia đình.”
Những người Do Thái, vào năm 7 SCN đã ngã xuống tại Masada khi chiến đấu với người La Mã, và 19 thế kỷ sau tại Warsaw khi chiến đấu với người Đức. Họ hy sinh để bảo vệ gia đình, bạn bè và đồng đội của họ. Những đội quân bị áp đảo số lượng tại Rorke’s Drift, Thủy quân lục chiến tại hồ Chosin, những người Hungary bị quân Thổ Nhĩ Kỳ diệt sạch tại Szigetvar: tất cả những người thiệt mạng trong các trận chiến này đều chiến đấu và hy sinh vì đồng đội của họ và vì chính họ.
Trong những trận chiến chính trị trước mắt, chúng ta cần nhận thức được những người cùng chung chí hướng với chúng ta là những ai bảo vệ cho những chân lý cổ xưa: sự tự do, chân thật, tốt bụng, vẻ đẹp và truyền thống. Bất kể màu da chúng ta là đen, trắng, hay nâu, giàu hay nghèo, chúng ta không thể cho phép bất cứ điều gì chia rẽ chúng ta, những người tin vào Giấc mơ Hoa Kỳ. Chúng ta là những người anh chị em cùng gắn kết tinh thần với nhau bởi niềm tin của chúng ta vào “quyền được Sống, được Tự do, và mưu cầu Hạnh phúc.”
Giống như vô số người đã cống hiến sinh mệnh mình cho chính nghĩa, chúng ta hãy tập hợp lại vì tình yêu đối với đất nước chúng ta và sát cánh bên nhau cho sự thật và công lý.
Cuốn sách: ‘Các trận chiến Cuối: Tại sao những người đàn ông chiến đấu khi tất cả đã mất’ của Michael Walsh, Nhà xuất bản St. Martin, ngày 01/12/2020, 358 trang, bản cứng.
Jeff Minick _ Nhã Liên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.