Trong tiếng Hán có rất nhiều câu thành ngữ. Những thành ngữ này đều đến từ điển cố trong văn hóa cổ đại. Chẳng hạn như hiện nay những cụ già đã lớn tuổi nhưng vẫn duy trì được một tâm hồn trẻ trung, người già nhưng tâm không già ấy, chúng ta gọi họ là “Cải lão hoàn đồng”.
Trên thực tế, câu thành ngữ này đến từ một câu chuyện có thật trong lịch sử.
Vào thời nhà Hán, Hoài Nam Vương Lưu An là hoàng thân quốc thích, đảm nhiệm chức quan rất lớn. Nhưng ông vẫn chưa thấy hài lòng, thường nghĩ rằng nếu bản thân có thể trường sinh bất lão, vĩnh viễn không chết, như vậy thật là quá tốt.
Ông nghe nói rằng có một số Thần Tiên có thể trường sinh bất lão, do đó liền nghĩ trăm phương ngàn kế để nghiên cứu và khẩn cầu, hy vọng có được phương pháp trở thành Thần Tiên.
Một ngày nọ, có tám vị lão nhân tự xưng là Thần Tiên đến thăm viếng Lưu An. Người hầu gác cổng nhà Lưu An trước nay vốn dĩ rất xem thường người khác, vừa nhìn thấy tám vị lão nhân râu tóc đều bạc trắng, dáng vẻ lại yếu ớt bệnh tật, cậu đã không cho phép họ vào. Không những thế, cậu ta còn nói rằng: “Mọi người đều nói Thần Tiên sẽ không già, không chết, vĩnh viễn trẻ trung, mấy người các vị dáng vẻ già cỗi đáng thương như vậy, sao có thể là Thần Tiên được? Tôi thấy các vị nhất định là lừa đảo, muốn đến để lừa tiền chủ nhân nhà tôi. Tôi khuyên các vị hãy mau chóng rời khỏi đây, nếu không tôi gọi người đuổi các vị đi thì thật không hay cho lắm”.
Tám vị lão nhân nghe xong đều cười lớn, trong đó có một vị nói rằng: “Ngươi thấy bọn ta đều rất già, không tin rằng bọn ta là Thần Tiên, ngươi có phần xem thường người khác rồi. Nếu bọn ta ngay tại đây cải lão hoàn đồng, biến thành trẻ nhỏ, vậy ngươi có tin không?”
Nói rồi, tám vị lão nhân kia đều xoay người, quay lưng về phía người hầu kia. Trong chốc lát, khi tám người quay mặt lại thì đều đã biến thành tám đứa trẻ nhỏ. Người hầu kia trông thấy vậy thì hoảng hốt lắm, cho rằng đúng thật là Thần Tiên rồi. Cậu ta không dám nói thêm một lời nào nữa, nhanh chóng chạy vào đại sảnh báo với chủ nhân.
Thật ra rất nhiều sự việc mà khoa học hiện đại cho rằng là không thể hoặc gọi đó là “mê tín”, thì trong lịch sử đều có ghi chép thực tế.
Con người hướng về Thần, tin tưởng Thần thì Thần sẽ triển hiện cho con người nhìn thấy. Ngược lại, con người nếu không tin tưởng Thần, chống lại Thần, thì đương nhiên sẽ không cảm nhận được, cũng không nhìn thấy được các thần tích của Thần.
Minh Hue _ Oanh Lê
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.