Chăn trâu thời ‘alo’
“Alô… hôm nay đi ở đâu? Khi nào về gọi nhé? Lưu số mới này 016785…” là cách “giao dịch” chẳng lạ với bọn trẻ chăn trâu ở nhiều làng quê hiện nay.
Trước đây, khi muốn rủ nhau đi chăn trâu, bọn trẻ phải chạy từ đầu tới cuối làng, rồi từ lúc ban đêm hay tờ mờ sáng, để rủ nhau, dặn dò bàn bạc xem thả trâu ở đồng nào, khiến bầu không khí sôi động hẳn lên. Nhưng bây giờ, thời “điện thoại di động về làng” đã phần nào làm thay đổi nét lạc hậu, bản sắc xưa.
Hát choang choang… vui lắm!
Tiếp cận đám trẻ đang ngồi tán ngẫu, nghe nhạc trên cánh đồng cỏ của xã Nghĩa Bình, tôi thấy đứa nào cũng có cái điện thoại lăm lăm trên tay, nhí nhoáy chơi điện tử, nghe nhạc và nhắn tin. “Bây giờ đi chăn trâu mà di động cứ hát choang choang, vui lắm anh ạ! Em dùng máy rẻ tiền, chứ nhiều đứa dùng máy đắt tiền có nhiều chức năng lắm. Cũng tiện nữa, có việc gì thì gọi nhau đi chăn trâu và đi chơi cho nhanh”, Phan Văn Thành, ở làng Hòn Rô (xã Nghĩa Bình, Tân Kỳ, Nghệ An) háo hức nói và cho biết thêm, em phải đòi mãi bố mẹ mới mua cho chiếc Nokia 1200, giá 520.000 đồng để đỡ bị bàn bè dèm pha, khích bác…
Đang nói, chiếc “alo” trong túi quần Thành bỗng phát tín hiệu rù rù, rồi có tiếng chuông reng reng, em vội móc ra và cười nói: “Một tin nhắn anh ạ”. Nhìn cách bọn trẻ viết tin nhắn “sành điệu” hơn cả người dùng điện thoại lâu năm, tôi cười hỏi: “Bọn em dùng di động thế này thì một tháng hết khoảng bao nhiêu?”. Em Quý, cùng tốp đi chăn trâu ở đó, liền trả lời: “Một tháng em dùng hết khoảng hơn 200 nghìn, nhưng phải chọn những lúc khuyến mãi để nạp cho được nhiều tiền. Có khi không nạp thì lại đi mua sim mới để được khuyến mãi nhiều”.
“Thế bọn em cứ thay sim mới liên tục thì người khác làm sao biết số liên lạc?”, tôi hỏi và nhận được câu trả lời của bọn trẻ: “Cũng có liên lạc với ai đâu, chủ yếu là mấy đứa bạn bè nhắn tin cho nhau và suốt ngày nhá máy, trêu chọc cho vui thôi. Hết chuyện thì lại gọi vào tổng đài trêu chọc mấy nhân viên tổng đài”.
Đằng sau cái văn minh di động
Anh Trung, một người trung niên đi chăn trâu cùng với đám trẻ, cho biết: “Đâu chỉ dùng di động để gọi, những đứa có điện thoại nhiều chức năng còn tải cả phim ảnh không lành mạnh rồi tụ tập nhau xem, hò reo khoái chí lắm đấy. Đó là thấy anh lạ nên bọn chúng tắt đi chứ lát nữa lại xem vô tư ấy mà. Nhiều lúc bọn nó say với cái điện thoại tới mức đâu biết trâu bò ở đâu nữa”.
Nghe thấy anh Trung kể, tôi giật mình nhớ lại: Hôm trước, thằng Dân con nhà ông Hoàn vì mải mê với cái điện thoại, đã để hai con trâu lên ruộng ăn phải sắn độc chết quay (sắn độc là loại sắn có năng suất cao đang trồng nhiều ở nơi đây, loại này trâu ăn lá sẽ bị say, nếu ăn nhiều sẽ bị chết chết - PV), cả gia đình bây giờ đang khốn đốn vì không có trâu để cày cấy…
Cứ tưởng phong trào dùng điện thoại của bọn trẻ là đời sống người dân vùng quê cao lắm, nhưng chị Lê Thị Thuý ở xã Nghĩa Bình (Tân Kỳ, Nghệ An) lại than thở: “Khổ lắm biết làm sao được, bọn trẻ bây giờ đua đòi… tìm mọi cách để cái di động, chứ bố mẹ có muốn đâu. Ở nhà đi chăn trâu thì cần gì “alo”!”
Lý giải về việc bọn trẻ kiếm tiền đâu để nạp tài khoản điện thoại, bác Phạm Văn Tình, Trưởng công an xã Nghĩa Bình, nói: “Tiền bọn nó đi làm thuê được đôi đồng là về đốt ngay vào điện thoại chứ có làm được việc gì đâu. Nhiều đứa không đi làm thuê thì xin bố mẹ, không được nhiều đứa còn giở cả thói ăn trộm tiền nữa chứ. Hôm trước công an xã mới bắt một vụ ăn trộm mà nguyên nhân cũng là vì thiếu tiền nạp điện thoại”.
Khi đời sống thôn quên nhiều nơi còn cơm chưa đủ no, quần áo chưa đủ mặc, mà điện thoại di động vẫn được dùng rầm rộ, thì rõ một điều rằng, cái lợi thu được từ “alo” chưa thấy đâu thì cái hại đang ở trước mắt.
Trước đây, khi muốn rủ nhau đi chăn trâu, bọn trẻ phải chạy từ đầu tới cuối làng, rồi từ lúc ban đêm hay tờ mờ sáng, để rủ nhau, dặn dò bàn bạc xem thả trâu ở đồng nào, khiến bầu không khí sôi động hẳn lên. Nhưng bây giờ, thời “điện thoại di động về làng” đã phần nào làm thay đổi nét lạc hậu, bản sắc xưa.
Hát choang choang… vui lắm!
Tiếp cận đám trẻ đang ngồi tán ngẫu, nghe nhạc trên cánh đồng cỏ của xã Nghĩa Bình, tôi thấy đứa nào cũng có cái điện thoại lăm lăm trên tay, nhí nhoáy chơi điện tử, nghe nhạc và nhắn tin. “Bây giờ đi chăn trâu mà di động cứ hát choang choang, vui lắm anh ạ! Em dùng máy rẻ tiền, chứ nhiều đứa dùng máy đắt tiền có nhiều chức năng lắm. Cũng tiện nữa, có việc gì thì gọi nhau đi chăn trâu và đi chơi cho nhanh”, Phan Văn Thành, ở làng Hòn Rô (xã Nghĩa Bình, Tân Kỳ, Nghệ An) háo hức nói và cho biết thêm, em phải đòi mãi bố mẹ mới mua cho chiếc Nokia 1200, giá 520.000 đồng để đỡ bị bàn bè dèm pha, khích bác…
Quý đang gọi điện thoại và cho biết tốn khoảng 200 nghìn đồng một tháng. |
“Thế bọn em cứ thay sim mới liên tục thì người khác làm sao biết số liên lạc?”, tôi hỏi và nhận được câu trả lời của bọn trẻ: “Cũng có liên lạc với ai đâu, chủ yếu là mấy đứa bạn bè nhắn tin cho nhau và suốt ngày nhá máy, trêu chọc cho vui thôi. Hết chuyện thì lại gọi vào tổng đài trêu chọc mấy nhân viên tổng đài”.
Đằng sau cái văn minh di động
Anh Trung, một người trung niên đi chăn trâu cùng với đám trẻ, cho biết: “Đâu chỉ dùng di động để gọi, những đứa có điện thoại nhiều chức năng còn tải cả phim ảnh không lành mạnh rồi tụ tập nhau xem, hò reo khoái chí lắm đấy. Đó là thấy anh lạ nên bọn chúng tắt đi chứ lát nữa lại xem vô tư ấy mà. Nhiều lúc bọn nó say với cái điện thoại tới mức đâu biết trâu bò ở đâu nữa”.
Nghe thấy anh Trung kể, tôi giật mình nhớ lại: Hôm trước, thằng Dân con nhà ông Hoàn vì mải mê với cái điện thoại, đã để hai con trâu lên ruộng ăn phải sắn độc chết quay (sắn độc là loại sắn có năng suất cao đang trồng nhiều ở nơi đây, loại này trâu ăn lá sẽ bị say, nếu ăn nhiều sẽ bị chết chết - PV), cả gia đình bây giờ đang khốn đốn vì không có trâu để cày cấy…
Quý và Thành đang chăm chú xem nhắn tin. |
Lý giải về việc bọn trẻ kiếm tiền đâu để nạp tài khoản điện thoại, bác Phạm Văn Tình, Trưởng công an xã Nghĩa Bình, nói: “Tiền bọn nó đi làm thuê được đôi đồng là về đốt ngay vào điện thoại chứ có làm được việc gì đâu. Nhiều đứa không đi làm thuê thì xin bố mẹ, không được nhiều đứa còn giở cả thói ăn trộm tiền nữa chứ. Hôm trước công an xã mới bắt một vụ ăn trộm mà nguyên nhân cũng là vì thiếu tiền nạp điện thoại”.
Khi đời sống thôn quên nhiều nơi còn cơm chưa đủ no, quần áo chưa đủ mặc, mà điện thoại di động vẫn được dùng rầm rộ, thì rõ một điều rằng, cái lợi thu được từ “alo” chưa thấy đâu thì cái hại đang ở trước mắt.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.