Pages

Sunday, August 25, 2013

Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam

image
Điện Biên là nơi có nhiều trẻ em bị đưa đi làm 'nô lệ' lao động
Năm ngoái ba thiếu niên đã nhảy khỏi cửa sổ từ tầng ba ở thành phố Hồ Chí Minh và chạy bán sống bán chết cho tới khi thấy người giúp.
Lúc đó mới một giờ sáng và họ không biết phải đi đâu.ả
"Tôi rất sợ là sẽ bị bắt," Hiếu, năm nay 18 tuổi, nhớ lại.
Hiếu, thanh niên không muốn dùng tên thật, nói anh là người dân tộc Khmu.
Anh lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Điện Biên, một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, giáp ranh với Trung Quốc.
Năm lên 16, anh làm nghề đúc than gạch trong làng khi có phụ nữ tới mời đi học nghề.
"Bố mẹ tôi rất vui vì tôi có thể đi kiếm tiền," anh nói.
Anh và 11 thiếu niên cùng làng khác đã được chở bằng xe buýt vượt qua chặng đường 2.100 km vào thành phố HCM.
Trong hai năm sau đó, họ bị khóa trái trong căn phòng chật hẹp và phải may quần áo không lương cho một công ty may nhỏ.
"Chúng tôi bắt đầu từ sáu giờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm," anh nói. "Nếu chúng tôi may có lỗi, họ sẽ dùng roi đánh."

Mại dâm, ăn xin và xưởng may
Hiếu là một trong số 230 nạn nhân của tệ buôn trẻ em mà Quỹ Trẻ em Blue Dragon ở Việt Nam đã giải cứu từ năm 2005.
Quỹ cứu giúp trẻ em bị buộc phải làm đủ việc từ mại dâm tới ăn xin nhưng trong năm ngoái hơn 25% trẻ em được giải cứ từ các xưởng may ở thành phố Hồ Chí Minh.

image
Điều kiện làm việc tại các xưởng may thường khắc nghiệt

Điều kiện làm việc thường rất khắc nghiệt.
"Năm ngoái chúng tôi đột nhập vào một xưởng may. Tôi thấy 14 người ăn, ngủ và làm việc trong một phòng nhỏ với nhiều máy may," luật sư Tạ Ngọc Vân của Blue Dragon kể lại.
"Chủ xưởng chỉ cho họ đi vào nhà tắm tám phút mỗi ngày, bao gồm cả đánh răng, rửa ráy và đi vệ sinh."

Em nhỏ nhất 11 tuổi và hầu hết đều là người dân tộc thiểu số.
"Họ bắt trẻ em từ miền trung và miền bắc vì nghĩ rằng các em không thể trốn được," ông Michael Brosowski, người đồng sáng lập Blue Dragon cùng luật sư Vân nói.
"Nếu họ bắt trẻ em ở gần đó, các em có thể bỏ đi hoặc tìm về nhà."
Ông Brosowski tin rằng những kẻ buôn người nhắm tới những vùng hẻo lánh như Điện Biên vì người dân tại những nơi đó không ý thức được về nguy cơ buôn người.

Các băng đảng thường tới gặp quan chức địa phương và đề nghị dạy nghề cho trẻ em của những gia đình nghèo nhất.
Một số làng mà Blue Dragon tới thăm cũng có hàng chục trẻ em mất tích.
Các phụ huynh và quan chức địa phương chỉ ý thức được vấn đề khi xem ảnh chụp từ các vụ đột nhập những nhà máy may của Blue Dragon.
"Khi biết con cái mình đang bị bóc lột sức lao động, họ muốn đón con về," ông Brosowski nói.
Người đồng sáng lập Quỹ Blue Dragon tin rằng vấn đề ngày càng trầm trọng vì nó sinh lời tới mức những kẻ khác trong các đường dây buôn người cũng muốn 'chia phần'.
Nó cũng phản ánh trào lưu người nghèo ở nông thôn ra thành phố kiếm việc làm ở Việt Nam nói chung.
Ông Brosowski không cho rằng các sản phẩm may mặc mà các thiếu niên bị buộc phải sản xuất được đem đi xuất khẩu dù ông không thể khẳng định hoàn toàn như vậy.

'Hàng chục ngàn trẻ em và người lớn'
Xử lý tệ buôn người đã nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Việt Nam từ nhiều năm nay và nước này từng được khen ngợi vì số vụ xử liên quan tới các băng đảng ở nước ngoài.

image
Có ước tính cho thấy hàng chục ngàn trẻ em và người lớn bị buôn ở trong nước
Theo các số liệu chính thức, khoảng 7.000 người trong đó 80% là phụ nữ và trẻ em, là nạn nhân của tình trạng buôn người ở trong nước và ra nước ngoài.
Các chuyên gia độc lập nói con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Trẻ em được đưa từ mọi vùng tới làm việc ở các nhà thổ tại Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Âu.
Chính sách một con ở Trung Quốc cũng làm nảy sinh nhu cầu có các bé trai, vốn chủ yếu được đám ứng bởi các bà mẹ Việt Nam bán con, nhưng cũng có những trường hợp các cô gái Việt Nam bị đưa sang Trung Quốc để sinh con cho họ.
Đàn ông và nam thanh niên cũng bị đưa sang Anh để trông coi cần sa.
Số liệu của chính phủ không phân biệt buôn người trong nước và quốc tế nhưng tầm vóc của vấn đề trong nước mới vừa lộ ra.
"Vào bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng hàng chục ngàn trẻ em và người lớn ở trong cảnh ngộ do buôn người dẫn tới [ở trong Việt Nam]," theo một chuyên gia muốn ẩn danh.
Ước tính này cũng được những người làm việc cho các tổ chức có chuyên môn về tệ buôn người đồng tình nhưng họ cũng không muốn xuất hiện công khai.

Luật lệ rối rắm
Phần lớn của vấn đề nằm ở tình trạng pháp lý của các nạn nhân buôn người, theo lời ông Florian Forster, người đứng đầu Văn phòng Di trú Quốc tế IOM ở Việt Nam.
"Buôn người xuyên biên giới đã được công nhận từ lâu nhưng buôn người trong nước mới chỉ được chính thức công nhận kể từ năm 2011.
"Cần có thời gian để thực thi luật và để chính phủ công bố luật mới," ông nói.
Luật mới đã có hiệu lực từ tháng Một năm ngoái những cho tới giờ vẫn chưa có hướng dẫn thực thi luật.
Ông nói các chi tiết vẫn đang được "cân nhắc" và cũng còn cần có đào tạo.
Trong khi đó hầu hết các vụ buôn lao động trong nước thường không được coi là tội phạm mà chỉ bị phạt hành chính, chẳng hạn giữ người trái phép hay sử dụng vũ khí, theo bà Vũ Thị Thu Phương từ Dự án liên các tổ chức Liên Hiệp Quốc về phòng chống buôn người UNIAP.
Chủ nhà máy giam cầm Hiếu bị phạt 500 đô là và nhà máy bị đóng cửa nhưng ông không phải ra tòa.
Trong khi chính quyền còn đang quyết định sẽ trừng phạt những kẻ buôn người trong nước thế nào thì cũng đang có tranh luận về mức độ trầm trọng của vấn đề, một phần vì có những trẻ em được trả lương.
"Chúng tôi cũng gặp những em được trả từ 50-100 đô la một năm," ông Brosowski nói.
"Các em phải làm việc 18 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần và số tiền đó thật đãi bôi.

image
Việt Nam thường chỉ phạt hành chính chủ lao động giam giữ trẻ em
"Không ai nghi ngờ rằng chuyện các em gái bị đưa sang các nhà thổ ở Trung Quốc là nghiêm trọng.
"Nhưng về mặt văn hóa người ta vẫn bàn bạc về chuyện liệu có phải là điều tồi tệ đến thế không khi trẻ em của một gia đình nghèo, thiếu ăn, phải bỏ học và nay đi làm ở xưởng may."
Ít nhất đối với Hiếu, cảnh rùng rợn ở trại lao động đã lùi vào dĩ vãng.
Anh quyết định không trở lại Điện Biên và Blue Dragon đang giúp anh trở thành thợ cơ khí ở Hà Nội.
"Tôi hy vọng cuộc sống của tôi sẽ khá lên và tôi có thể giúp gia đình," anh nói.



Marianne Brown

Anh truy băng 'buôn nô lệ Việt Nam'

image
Báo Anh nói nhiều người Việt bị làm 'nô lệ' trong tiệm sơn sửa móng tay
Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May tuyên bố hôm 25/8/2013 rằng những kẻ cầm đầu băng đảng buôn người vào Anh Quốc và cưỡng bức họ làm việc như nô lệ "sẽ bị truy bắt và phạt tù nghiêm khắc".

image
Phát biểu của bà May được đưa ra sau khi có phóng sự điều tra trên báo Anh, tờ Sunday Times tuần trước về các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh và các vụ cưỡng bức "lao động như nô lệ".
Vụ việc sau đó được nhiều tờ báo khác ở Anh đăng tải lại và chủ đề phụ nữ Việt "bị cuỡng bức làm nô lệ tình dục" trong các tiệm sơn móng tay (nail shops) được nói đến liên tục.
Các tổ chức chống nô lệ (anti-slavery) ở Anh lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải vào cuộc.

'Cưỡng hiếp tập thể'

image
Trong phóng sự hôm 18/8/2013, tờ Sunday Times mô tả câu chuyện rùng mình về một cô gái Việt, gọi là Tan, 15 tuổi được đưa vào một bệnh viện ở miền Bắc nước Anh khi có mang sáu tháng.
Theo bài báo của phóng viên George Arbuthnott, Tan bị bán cho băng đảng ở Hải Phòng rồi được đưa sang Trung Quốc, Nga và bay tới Praha, CH Czech.
Sau đó cô gái được cho lên xe tải chở lậu vào Anh và bị một nhóm đàn ông Việt cưỡng hiếp tập thể, tước đoạt giấy tờ và bắt vào một trại trồng cần sa.
Vì không chịu được mùi cần sa quá nồng cô thậm chí "vui sướng" được cho ra làm ở tiệm sơn móng tay.
Bị nhốt trên tiệm đó, cô ngủ trên nền nhà sau giờ làm việc, không được đi đâu và "thường xuyên bị các nhóm đàn ông đến tiệm cưỡng hiếp", theo lời kể trong bài báo.

'Lao động trẻ em'

image
Bài của tác giả George Arbuthnott còn nói về các đường dây chuyển người từ Việt Nam vào Anh với giá lên tới 23 nghìn bảng và nêu tên một trong số người cầm đầu băng đảng là Vu Van Hanh, hiện đã ra toà ở Northampton.

Tuy không nói tất cả các tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh có liên quan đến các vụ "lao động cưỡng bức" và "nô lệ tình dục", bài báo đánh giá tình trạng sinh hoạt của người làm công trong nhiều tiệm là "kinh khủng".

image
Ngoài ra bài báo cũng nêu ra sự khác biệt nghiêm trọng giữa các con số để người đọc tự đánh giá số người Việt làm lậu là bao nhiêu:
"Theo hai nhà cung cấp hàng cho các tiệm sơn móng ở Anh ước tính thì có tới 100 nghìn người Việt làm nghề này trong 15000 tiệm trong cả nước. Nhưng con số thống kê chính thức về nhân khẩu lại chỉ cho thấy cả nước Anh chỉ có 29000 người Việt (sinh ra ở Việt Nam) sinh sống trên cả nước."
Tuần này, vẫn báo Sunday Times tiếp tục chủ đề về người Việt ở Anh Quốc bằng bài về các trại trồng cần sa dùng lao động trẻ em ở Anh.


image
Bài báo ra ngày 25/8/2013 có tựa đề 'Beaten, Raped, Starved' (Bị đánh, hiếp và bỏ đói) nói về tệ nạn cưỡng bức trẻ vị thành niên Việt làm nghề trồng cần sa ở Anh.


image


Phim Elysium: Bối cảnh Trái Đất năm 2159
Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh H...
Anh quốc làm phim về Nguyễn Tường Vân
Bắt thêm người Việt ở Singapore vì ma túy
Một bài phân tích từ một cây bút Hà Nội
Franz Liszt – Cái chết của thiên tài
Bánh ống Sóc Trăng trong ký ức tuổi thơ
PhinDeli: Doanh nhân gốc Việt đi tìm “giấc mơ Mỹ”
Hàng Không Mẫu Hạm tối tân của HK trị giá 11.5 tỉ ...
Những điều tân du học sinh nên biết
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Art: Thủy tinh
Quyền lực và chuyển đổi kinh tế
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói gì ?
Ông giáo sư dạy Sử
Cướp ngân hàng
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Cà phê chồn
Body art in vietnam
5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt
Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Những cái chết lãng xẹt
Lập đảng mới: "Chồn Lùi"
Hàng hiếm
10 tiếng nói trong cuộc biểu tình ở Long An
Ca dao thời sản
Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ?
Những triết lý về ly cà phê!
Sống ở thành phố thông minh
Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc
Cơ hội cuối cùng
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN
Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ
Xin các Ông đừng dối trá và ngụy biện nữa
Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72 & Wikipedi...
Phép thử của Socrates
Đạo Hồ
Thứ nhất hậu duệ…
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam...
Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam
Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt
Ông Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc
Tướng Cộng sản Trung Quốc dám nói rõ sự thật
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn gi...
Canon, Nikon lao đao vì điện thoại thông minh
Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn
Bí ẩn: một linh mục 'xuất hiện rồi biến mất'
Sến già nam
Chuyện “thả rông”
Tam giác quỷ !
Nước mận khô và chứng táo bón
Mục đích thật sự của Nghị định 72?
Tôi khát khao vào đảng
Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông
Chuyện của một phụ nữ nghiện đánh bài
Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?
The CIA Museum
Chuyên gia thực phẩm tranh luận về tương lai của t...
Vụ di dân Việt: Cảnh sát Nga 'tham nhũng'
Khu ăn chơi của Tây ở thành phố mang tên HCM
Tây bắt đầu thật sự sợ các “chú”
6 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh thấp khớp
Những điều bình thường ở nước Mỹ
Cô đơn và tội lỗi
Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai
Khi nào phải đổ xăng cho xe?
Nhiệt độ nóng hơn gây thêm nhiều bệnh tật
Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người
Những điều cần biết khi mua dầu olive
Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Hai nhà cuối phố
Tờ 100 đô la mới sẽ lưu hành ngày 08.10.2013
Dự Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
Người Mỹ nghĩ gì khi uống “Trà”
Những nhân vật nổi danh Thế Giới khẳng định về Cộn...
Bệnh nhớ nhà
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Người biểu tình Việt Nam và Philippines sát cánh c...
Cấm tổng hợp tin qua mạng xã hội?
Phó Chủ tịch Đà Nẵng nói về mại dâm
Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim ...
Dân chơi mà nhát hít!
Bi kịch từ người chồng nghiện đánh bài
Nữ võ sư Nguyễn Kim Anh đoạt giải Tae Kwon Do thế ...
Khai trương sòng bài Hồ Tràm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Cơ quan LHQ nhận tuyên bố 258
Cảnh sát Nga bắt 1200 người Việt
Cải tạo ngược

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.