Pages

Sunday, August 25, 2013

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Hà Hồ

image
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như  Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hà Hồ.

- Có thâm niên 60 năm trong nghề, ông đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay?
Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ.

image
Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sĩ chính của phòng trà đâu!
- So với thế hệ trước như ông, giới ca - nhạc sĩ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói?
Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

image
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sĩ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.
Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sĩ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!

Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm...
- Những ca sỹ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc?
Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.


Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát.

image
Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sĩ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sĩ cũng phải hát 'nhập vai' như vậy mới ra ca sĩ.
Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sĩ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sĩ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.

image
Trần Thu Hà
- Hai nữ ca sĩ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao?
Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì...
Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.
Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí.

image
Hồ Ngọc Hà và Mỹ Tâm
Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được.
Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sĩ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy!

- Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá thế nào?

image
Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sĩ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu!

image
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không thích Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc của ông
Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’.

image 
Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sĩ chính của phòng trà đâu!
- Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất?
Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm.
Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.

image
Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.

- Nhưng rõ ràng trên thị trường, những giọng ca này không phải nổi tiếng nhất, được khán giả ưu ái nhất. Theo ông vì sao có nghịch lý này?
Nhiều ca sĩ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.

image
Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất.

Mong có nhiều nghệ sĩ ‘tử tế’ và người nghe ‘tử tế’
- Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’?
Không phải! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không?

image
Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm!
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.

- Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu?

image
Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết.
Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm.
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.

- Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì?
Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết!

- Xin cảm ơn ông!



VTC


Toàn bộ chia sẻ của Mr Đàm gửi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín

image
Kính gửi chú Nguyễn Ánh 9 & những ai đang quan tâm đến bài báo phỏng vấn chú 9 mấy ngày gần đây!

Bản thân Đàm Vĩnh Hưng đã quá quen với những khen, chê của dư luận. Nên thực cũng thấy bình thường trước những lời nhận xét mang tính chà đạp, bôi nhọ từ phía những người không thích mình. Miệng lưỡi thế gian cay nghiệt, một khi đã ác cảm, đã ghét thì nói gì, làm gì cũng ghét, nay nhân dịp “mượn gió bẻ măng” để ầm ĩ, lan truyền thì cũng chẳng có gì khó hiểu...

Lẽ ra, Hưng sẽ im lặng. đã muốn làm vậy. nhưng thật khó.khó không phải cho Hưng, vì Hưng mà vì khán giả của Hưng. Những bức xúc tột cùng của fans ở khắp mọi miền, sự tức giận của những khán giả lớn tuổi, hoang mang của các fans nhí... và hơn hết, là danh dự của những “giải thưởng” chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng, buộc Hưng phải lên tiếng.


image
Thưa Chú! Với một người tài hoa như chú, “hiền lành” như chú trong mắt anh chị em nghệ sĩ bấy lâu nay thì không biết lần này chú có bị “cài” hay “dẫn dắt” bởi người viết bài hay không? Hay bài viết đã bị sửa chữa, cắt ghép như lần “tai nạn” của chị Bảo Yến? Đàm Vĩnh Hưng vẫn mong chú bị rơi vào trường hợp này!
image
Nhưng nếu đó là những lời chú phát biểu thì thật tiếc cho chú với hình ảnh đẹp dễ thương, hiền lành trong suốt bao nhiêu năm qua chú mải công “giữ gìn” nay tan biến và Đàm Vĩnh Hưng cho đó là hình ảnh của Ngụy Quân Tử thưa chú. Và nếu đúng, thì cũng đã đến lúc chiếc mặt nạ đó phải được tháo xuống bởi chính chú!

image
Đàm Vĩnh Hưng xin được gửi đến chú vài điều thắc mắc:

1/ Vì lý do gì, “một người không phải là ca sĩ đúng nghĩa” theo lời chú nói về con lại khiến chú & con trai chú là nhạc sĩ Nguyễn Quang liên tục điện thoại năn nỉ mời con hát trong các chương trình của chú, từ Việt Nam tới hải ngoại? Thậm chí phải nói lý do “chương trình từ giã sân khấu của chú”?

2/ Giữa các cuộc vui chơi của giới văn nghệ sĩ & doanh nhân, tại sao chú luôn xung phong đàn cho con hát, thậm chí hào hứng hát bè cho con?

3/ Chú đang cố ý đánh giá hàng triệu người nghe nhạc của Đàm Vĩnh Hưng là khán giả gì vậy chú?

4/ Những giải thưởng nghề nghiệp cao quý con đã nhận được từ các hội đồng nghệ thuật uy tín, phải chăng là có vấn đề về trình độ & lỗ tai thẩm mỹ âm nhạc khi trao giải cho con?

5/ Tại sao khi gặp những ca sĩ như tụi con mà chú đã đề cập thì lần nào chú cũng dang tay ôm tụi con, khen ngợi đủ điều...? Vậy lúc đó chú là ai? Là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hay kịch sĩ Nguyễn Ánh 9? Con & những đồng nghiệp của con muốn biết sự thật từ chính chú nói ra?


image
Đàm Vĩnh Hưng cũng đã suy nghĩ rất kĩ trước khi gửi những lời này đến mọi người và đặc biệt là chú 9. Đàm Vĩnh Hưng biết đây là cơ hội cho những người ghét mình có cớ lên tiếng nói Đàm Vĩnh Hưng ăn miếng trả miếng, hỗn hào, vô phép… Nhưng xin thưa, Đàm Vĩnh Hưng sẽ không bao giờ quan tâm, thậm chí xem thường những lời nhận xét cay nghiệt cố tình chà đạp mình bởi vì ghét chứ không cần biết nhận ra đâu là đúng, sai & đâu là lý trí!
image
Trong cuộc sống hàng ngày, Nếu Hưng làm gì sai với con cháu mình thì cũng sẽ không bao giờ lấy 2 chữ “người lớn” ra để mà thoải mái vùi dập, hoặc biện minh bào chữa “cả vú lấp miệng em”. Hưng biết, người lớn cũng có dăm ba kiểu người lớn, con nít cũng vậy thôi. Tuy nhiên, không thể cứ là người lớn thì muốn nói gì cũng được và bắt mọi người phải chấp nhận cái sai của mình. Đàm Vĩnh Hưng không nằm trong danh sách những đứa trẻ chỉ biết cúi đầu dạ vâng với những điều bất công, nghịch lý để rồi mang lấy nỗi uất hận, oan ức đó trong lòng mình mà không thể gột rửa…
image
Đàm Vĩnh Hưng xưa nay luôn công bằng với tất cả mọi người, ngay cả với chính người nhà ruột thịt của Hưng mà làm sai, cũng phải xử lý đúng người đúng việc theo tinh thần “Thượng Tôn Pháp Luật”, là nguyên tắc & quan điểm sống của Hưng. Bởi Hưng nghĩ, tất cả chúng ta đều nhận ra nhau là con người hết mà? Một ví dụ nhỏ trong sinh hoạt gia đình của Hưng, đó là việc nghiêm cấm tuyệt đối không ai được sử dụng những từ như ô-sin, người ở… khi nói về những người đang giúp việc trong gia đình mình, dù là khi người đó không có mặt. Mình cần họ & họ cần mình, nếu họ may mắn, có phần số tốt thì họ đã là mình rồi, chứ không phải giúp mình như thế. Mình nói gì, làm gì có đặt tâm trạng mình vào họ và gia đình họ hay không?



image
image
Đôi lời của Hưng, cũng là thay mặt cho tiếng nói của rất rất nhiều khán giả, bạn bè, đồng nghiệp để gửi đến chú 9. Con hứa với chú 9, từ nay trở đi con sẽ không bao giờ hát bài nào của chú mặc dù con chưa bao giờ nhận được một lời nói nào của chú kiểu như chú đã trả lời phỏng vấn “năn nỉ con đừng hát nhạc của bố”. Bố ơi, bố có biết chữ "Bố" nó bao dung, rộng lượng & trân trọng thế nào không ? Đã vậy, bố lại còn là nghệ sĩ nữa thì sự bao dung rộng lượng & nghệ sĩ tính kia phải còn gấp đôi ba lần những ông bố bình thường chứ ạ? Mặc dù người xưng "bố" trước tiên chính là chú chứ không phải Đàm Vĩnh Hưng. Con biết, con hỏi bố là dư thừa vì lẽ ra bố có thể sinh ra được con tới 2, 3 lần. Nhưng có lẽ vì con cảm thấy mình thật đau khi bẽ bàng nhận ra “không lẽ bố mình là ngụy quân tử hay sao?”. Con không muốn TIN.

image
Đêm qua, sau khi đi hát về, Hưng có đọc được một status của Đại tá, nhà thơ Hồng Thanh Quang – Phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân viết trên trang Facebook của anh. Đại ý rằng: “Càng là Nghệ Sĩ thì càng phải Thận Trọng khi nhận xét về nghệ thuật của đồng nghiệp dù họ có thể lớn tuổi hay ít tuổi hơn mình! Thực tế từng cho thấy, có những nghệ sĩ sáng tạo rất đỉnh nhưng lại kém thuyết phục khi định đóng vai nhà phê bình…”.
image
Nhà thơ, nhà báo Hồng Thanh Quang.

image

Lan Ngọc: Ngày xưa như Đàm Vĩnh Hưng chỉ hát đám cưới


image
Theo Ca sĩ Lan Ngọc, ngày xưa với giọng như Đàm Vĩnh Hưng và cả những ca sĩ nổi tiếng khác hiện nay thì chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ.
Theo dõi bài phỏng vấn dậy sóng làng nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh và phản pháo của Đàm Vĩnh Hưng, Ca sĩ Lan Ngọc quyết định lên tiếng để góp một tiếng nói khách quan, trung thực về giới nghệ sĩ và đời sống âm nhạc hiện nay.
Chia sẻ trực tiếp với phóng viên vào tối 26/8, Ca sĩ Lan Ngọc không muốn gọi là Ca sĩ mà bà muốn gọi là ca sĩ một cách bình thường dù bà là ca sĩ rất nổi tiếng Sài Gòn trước 1975, được đánh giá là 'thanh sắc vẹn toàn'. Ở tuổi gần 60 với hơn 40 năm tuổi nghề, bà vẫn đi hát và theo dõi đời sống âm nhạc Việt hiện nay.

image
Ngày xưa Đàm Vĩnh Hưng chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ
Phóng viên xin ghi lại những chia sẻ của Ca sĩ Lan Ngọc:
Theo tôi thấy, những lời nói của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là chính xác chứ không có gì là sai hết! Một người nhạc sĩ chân chính, biết sáng tác, có bề dày về trình độ hiểu biết âm nhạc như ông đã dám nói thẳng không ngại đụng chạm.
Nhiều người cũng biết vậy nhưng họ ngại nói vì sợ đụng chạm. Dĩ nhiên sự thật mất lòng, ai cũng thích người ta khen mình chứ không thích bị chê. Cái chê của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, chứ nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.
Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là người anh, người thầy từng tập bài hát cho tôi, Khánh Ly, Hồng Vân…ngày xưa. Ông có tính tình hiền lành. Giờ ông ấy già rồi mà bị Đàm Vĩnh Hưng nói vậy, thành ra chắc ông ấy cũng đang rất đau buồn lúc này dù nói sự thật.

image
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có tính tình hiền lành.
Tôi không có ác cảm gì, cũng quý Đàm Vĩnh Hưng nhưng Đàm Vĩnh Hưng tính bốc đồng, thích nói gì thì nói mà không nghĩ đến hậu quả của lời nói. Ai góp ý thì mình nên nghe, giá mà Đàm Vĩnh Hưng biết nghe thôi, đừng nói gì nữa!
Một người bé là Đàm Vĩnh Hưng phản ứng với một nhạc sĩ lão làng như ông Nguyễn Ánh 9, bảo ông ấy là ngụy quân tử, kịch sĩ, đeo mặt nạ… như thế là không được. Với người lớn, bậc cha chú như thế thì dù đúng hay sai mà nói như vậy đều là hỗn.
Đàm Vĩnh Hưng là nghệ sĩ nổi tiếng rồi, được tổ đãi đi hát kiếm ra tiền. Nếu xét về nghệ thuật thì cách hát của Đàm Vĩnh Hưng, những người làm nghệ thuật họ không chấp nhận nhưng mà hát như vậy vẫn có khán giả xem, hâm mộ nhiều như vậy là trời cho, đâu cần phản ứng vậy?
Đàm Vĩnh Hưng đang ở tuốt trên cao, mà ông ấy cho xuống dưới thành ra tự ái nổi lên. Nếu có trình độ thì im lặng, không nên nói gì hết mà phải nghĩ ‘Bố Ánh có nhận xét vậy cũng kệ, con vẫn đi hát, con vẫn kiếm tiền được nhiều, con vẫn có nhiều người hâm mộ…’ thì nó đẹp hơn những lời nói nặng nề như vậy.
Tôi thấy là mỗi người có một tính,một phản ứng khác nhau. Tôi chưa biết những ca sĩ sau này có phản ứng như Đàm Vĩnh Hưng hay hơn nữa không, tùy theo trình độ văn hóa của họ nhưng tôi nghĩ không nên.
Nếu tôi là Đàm Vĩnh Hưng tôi không nói gì hết, có tức quá thì tới nhà mời ‘Bố Chín’ đi uống café, tâm sự ‘Bố ơi, con rất thương bố và bố cũng rất thương con mà sao bố nói con nặng thế, rớt xuống hạng C luôn’, thì ông ấy chắc cũng ‘thôi thì bố nhận xét lỡ lời…’.
Là người ngoài cuộc nhưng tôi thấy rất buồn. Giờ Đàm Vĩnh Hưng muốn nói gì thì nói khi nóng lên, nhưng có thể một tuần, một tháng sau, Đàm Vĩnh Hưng nghĩ lại mới nhận ra. Có thể bây giờ Đàm Vĩnh Hưng chưa hối hận nhưng 10 năm sau, khi qua tuổi bồng bột, lớn rồi mới học hỏi được nhiều. Bây giờ, coi vậy chứ Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!

image
'Bây giờ, coi vậy chứ Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!' - Ca sĩ Lan Ngọc
Tôi nói thật, với những ca sĩ trẻ bây giờ, nếu như họ ở ngày xưa thì không thể nào hot được. Nhiều ca sĩ giờ hot lắm nhưng tôi nghe không được, chất giọng không có, chỉ được cái nhảy, đẹp, trẻ.               
Ngày xưa, nói thẳng không phải chỉ Đàm Vĩnh Hưng mà những giọng nổi tiếng khác nữa chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ. Đàm Vĩnh Hưng không xấu trai, ăn mặc cũng được nhưng đôi khi quá lố. Về giọng, Đàm Vĩnh Hưng chưa phải là gì ghê gớm, nhưng cũng có giọng lạ. Ca sĩ mỗi người mỗi giọng, dở nhưng cũng có người thích ăn đồ dở, đó là chuyện bình thường.
Trước đây thế hệ chúng tôi, những nghệ sĩ không bao giờ phản ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sĩ đàn chị đi trước dù không có tên tuổi nhưng những ca sĩ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải chào đàng hoàng khi gặp.
Bây giờ, nhiều ca sĩ trẻ đôi khi không có văn hóa dù họ được cắp sách đến trường. Thành ra, gặp tôi họ cũng giương cặp mắt lên dòm. Ví dụ họ quá nhỏ không biết tôi là ai thì cũng phải biết chào, không lẽ tôi lớn tuổi thế này mà phải chào trước à?
Ca sĩ trẻ nhiều người được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ nhưng không tiếp thu. Ngày xưa, nghệ sĩ có trật tự đâu ra đó. Ca sĩ gặp nhạc sĩ, nhạc công khi chưa lên sân khấu hát cũng phải chào thưa chú, thưa anh và lên hát xong, giới thiệu người khác thì cũng phải chào chú, chào anh rồi đi, chứ không phải hát xong là xách chiếc bóp nghênh mặt lên đi luôn không biết thiên hạ xung quanh là ai như một số ca sĩ trẻ giờ.
Nhận xét thẳng thắn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đáng để những người làm âm nhạc suy nghĩ lại. Làm nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ hát dễ dãi quá. Hãy so sánh những nhạc sĩ sáng tác ngày xưa và nhạc sĩ bây giờ.
Ngày xưa, người nhạc sĩ tâm huyết sáng tác bằng cảm xúc thật, thành ra âm nhạc của họ đi vào lòng người. Những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng từ trước 1975  như Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… người ta vẫn hát tới giờ. Sau 1975, những ca khúc của nhiều nhạc sĩ cũng đi vào lòng người ta, để đời đến giờ và trăm năm sau vẫn tồn tại.
Giờ, có nhiều bài hát nổi lên vài năm rồi sau đó im ắng, nhiều bài không có gì hay mà đứng đầu bảng này bảng kia. Các nhạc sĩ trẻ hiện nay phải nhìn lại mình khi sáng tác những bài tầm bậy tầm bạ. Họ sáng tác lời ngô nghê, ngốc nghếch mà cũng lăng xê lên. Bây giờ, đa số họ sáng tác theo đơn đặt hàng kiếm tiền chứ không phải bằng xúc cảm trong người như những nhạc sĩ ngày xưa nên dĩ nhiên là những bài tồi.
Từ khâu sáng tác, nhiều bài giờ nghe rất rẻ tiền, sân khấu thì bày lên như ngoài vỉa hè với đủ trà đá, sữa chanh, hút thuốc lá…đâu cần phải vậy? Nhiều bài hát giờ nhí nhố, tựa đề gây sốc, đó không phải là nghệ thuật. Đúng ra, nhà nước phải không cho phát hành những bài như vậy để đám con nít nghe bị nhiễm tầm bậy tầm bạ.
Cách đây vài năm, ca sĩ toàn hát lipsync (hát nhép - PV) và chỉ đứng nhảy nhảy. Còn giới nghệ sĩ như lớp chúng tôi, hát không bao giờ lipsync, hát thật và bằng giọng trời cho, nội tâm theo bài hát của nhạc sĩ. Người nhạc sĩ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sĩ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả.

image
'Người nhạc sĩ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sĩ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả' - Ca sĩ Lan Ngọc
Ca sĩ bây giờ nhờ nhiều công nghệ thu âm, hát chưa được một câu lại phải dừng để sửa chứ không như ngày trước. Trước chúng tôi hát, chỉ cần nhạc công đánh non một nốt hay ca sĩ hát sai một nốt là phải hát từ đầu đến cuối để thu lại. Vì vậy, ca sĩ phải hát tốt. Bây giờ như vậy, các ca sĩ không hát được đâu!
Nói thẳng ra, Thanh Lam giọng tốt và nhiều ca sĩ ngoài Bắc giọng hát tốt vì họ phát âm không sai, không bị đớt nhưng nhiều khi không hiểu sao họ lên hát lại làm quá lố. Chẳng hạn như bài hát Phôi pha của Trịnh Công Sơn thì ca sĩ hát bình thường thôi cũng rất hay, đâu cần phải ngồi bệt xuống sân khấu mà hát như người lên đồng, không cần phải ấn tượng bằng cách này cách kia mà hãy bằng giọng hát của mình.
Thành ra, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói vậy cũng đúng thôi, lo về kỹ thuật quá làm bài hát không còn xúc cảm. Nhưng vì báo chí cứ đăng lên họ là diva nên mới vậy.           
Diva của nước ngoài họ giỏi kinh khủng lắm nhưng đếm trên đầu ngón tay, họ cũng chỉ có vài diva.
Còn Việt Nam thì diva, Ca sĩ, ông hoàng, nữ hoàng, bà chúa… nhiều, tự các nhà báo lăng xê nói trên trời quá! Nếu một ca sĩ chân chính, dù xứng được như vậy cũng phải sợ những từ “đao to búa lớn” thế lắm.
Mình cứ hát thực bằng trái tim, bằng giọng hát thật khiến khán giả nghe phải rung động. Đó mới là một người ca sĩ đích thực.
Bây giờ mặc hở hang, đưa cái này cái kia lên rồi được báo chí lăng xê là nổi tiếng.
Tôi nói xin lỗi, bây giờ có tiền cũng nổi tiếng, mời nhà báo này nhà báo nọ tới nhà hàng ăn uống rồi đưa phong bì là được lên báo. Báo chí thổi phồng, đưa lên quá cộng thêm fan hâm mộ cuồng làm người nghệ sĩ ngộ nhận tưởng là mình hát hay quá.
Trong âm nhạc và nghệ thuật nói chung bây giờ, rất thiếu những nhà phê bình. Có thể họ chán nản, buồn bã không muốn nói tới nữa. Nhiều khi, những ông nhạc sĩ có phê bình nhưng chỉ ngồi nói với nhau vì họ không muốn mích lòng, động chạm người khác như ông nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 giờ vậy.



image

Lấy vợ Mỹ
Mật ong
Pedophile priests:Ấu dâm không phải tội riêng Công...
Tạm biệt, Philipp Roesler
Syria: Đối đầu Mỹ Nga
Mì ăn liền
Tỉa hành tây thành hoa
Hiểu sai về hạn định thời gian
Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Một vụ án Y khoa
Hai mẹ con Mùi và Phả
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
TNS John McCain: Người Nga đáng có được một tổng t...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Cơn "mưa tiền" trút xuống cảng du lịch ở Mỹ
Chuyện Lừa
Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt
Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt
Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!

2 comments:

  1. ĐVH chỉ xứng với giọng hát loại Karaoke
    BM

    ReplyDelete
  2. ".. con đừng hát bài của bố nữa !"

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.