Vào mỗi dịp ăn chay Ramadan hàng năm, đông đảo người Chăm ở An Giang lại tập trung về các thánh đường lớn nhỏ trong làng để kiểm điểm lại các hành vi đúng, sai của mình.
Thánh đường của người Chăm, một trong những nơi diễn ra lễ ăn chay Ramadan hàng năm.
Ngay từ chiều, người làng tụ họp bàn tính việc cùng nhau mua sắm để khi "ra lễ" sẽ cùng nhau liên hoan vui vẻ tại một căn nhà rộng rãi hoặc tại thánh đường. Họ không uống rượu, bia. Các em bé người Chăm cũng chơi đùa ngoài sảnh chờ đến giờ ăn chay.
Đây là một dịp để đồng bào, cả nam lẫn nữ (từ 5 tuổi trở lên) tự kiểm điểm lại những hành động đúng, sai của mình trong từng ngày, từng tháng của năm qua để khắc phục, sửa chữa những hành vi sai trái.
Bát xếp trải khắp sàn, chờ phân phát thức ăn.
Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách.
Thức ăn truyền thống của đồng bào trong những buổi tiệc tùng là hai món cà-ri và cà-púa.
Thậm chí cả những người không thể hội tụ ở Thánh đường cũng có thể mang cặp lồng đến để mang đồ ăn về nhà.
Mỗi người trong suốt tháng này, từ rạng đông đến chạng vạng phải tuyệt đối nhịn ăn, nhịn hút thuốc lá, nhịn uống (khi tắm cũng không để cho nước ngập đến lỗ tai). Cũng không được sát sinh hại vật, và nhất là không gây gổ, cãi vã làm mất đoàn kết với bất cứ ai. Trong thời gian thực hành tháng Thánh lễ, không được tổ chức vui chơi, hát xướng.
Một dãy nhà của người Chăm tại huyện An Phú (An Giang).
Theo quy định của đạo Hồi, trong tháng chay Ramadan, tín đồ Hồi giáo phải nhịn ăn, nhịn uống từ sáng sớm cho đến tối mịt (khi trên bầu trời xuất hiện vầng trăng).
BM
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.