1. DẪN NHẬP:
Trong quân sử thế giới xưa nay, nếu được gọi là “thiên-tài” về quân sự, con số không nhiều. Ngoài Thành-Cát Tư-Hãn của Mông-Cổ, Quang-Trung hoàng-đế của Việt-nam, Nã-Phá-Luân đại-đế của Pháp, quân sử cận đại còn ghi thêm vài người, trong đó có Đô-Đốc Chester William Nimitz, vị Tướng thuộc Hải quân Mỹ trong thế chiến thứ hai. Những chiến công của ông góp phần không nhỏ tạo chiến thắng cho phe Đồng minh, giúp nhân-loại sớm thoát cảnh binh đao tang tóc sau sự đầu hàng của phe Trục, chấm dứt thế chiến thứ hai.
Sau cuộc đột kích Trân Châu Cảng (Pearl Harbor Raid) vào ngày 7-12-1941 của quân Nhật vào Hải quân Mỹ, Đô Đốc Chester W. Nimitz được chỉ định làm Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương (TBD), một hạm đội chủ lực của Hải-Quân Mỹ, thay thế cựu Tư Lệnh.
Đô Đốc Husband E. Kimmel.
Sau đó, dưới sự chỉ huy của ông, Hải Quân Mỹ đã thắng quân Nhật nhiều trận lớn, kiểm-soát lại được vùng đại dương bao la mà trước đó họ đã bị quân Nhật chiếm sau khi tấn công gây thiệt hại nặng cho quân Mỹ.
Đáng kể nhất là Nimitz đã tạo chiến thắng oanh-liệt trong trận hải chiến Midway với quân Nhật dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Nhật Isoroku Yamamoto.
(Sơn Bản Ngũ Thập Lục) đã nêu ra trong một bài viết khác dưới tiêu đề "Trận hải chiến Midway". Đây là một trong các tác nhân dẫn đến thế chiến thứ hai sớm kết thúc.
Chân dung Đô Đốc Chester W. Nimitz, hình chụp năm 1942.
Trong bài nầy, chúng ta hãy đọc lại thân thế, sự nghiệp của Nimitz, xem lại một số tài liệu thời ông điều binh khiển tướng với những rắc rối, bất bình giữa ông, trong cương vị một vị sĩ quan Hải quân với thuộc cấp, thượng cấp, với chính quyền, các vị chỉ huy quân sự khác, các nghị sĩ trong chính trường Mỹ và bộ máy chỉ-huy chiến tranh của Mỹ, đó là Ngũ Giác Đài.
2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP:
Phần mở đầu cho phần nói về binh nghiệp của Nimitz, chúng ta không thể quên việc tên ông được vinh dự đặt cho một hàng-không mẫu hạm, một sự kiện được cân nhắc kỹ khi đặt tên cho một con tàu theo truyền thống Hải quân Mỹ. Trong quân sử cận đại của Mỹ có đến 10 vị Tướng mang 5 sao, riêng Hải-Quân có đến 5 nhưng chỉ riêng tên ông được chọn để đặt cho một chiếc Hàng Không Mẫu Hạm, với tên hiệu đầy đủ là USS Nimitz CVN-68.
Ngoài ra, ông đã được 3 lần thăng cấp Đặc cách trong đời quân ngũ: không mang Trung-úy, Phó Đề-Đốc, Phó Đô-Đốc, một vinh dự hiếm hoi trong quân sử Mỹ. Sau chiến tranh, vào ngày 5-10-1945, chính phủ Mỹ tổ chức một lễ trang trọng riêng cho ông gọi là “Nimitz Day”, TT Mỹ tặng thưởng cho ông huy chương Gold Star, một trong các huy chương cao quý nhất của Mỹ với lời Tổng Thống Mỹ:
2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP:
Phần mở đầu cho phần nói về binh nghiệp của Nimitz, chúng ta không thể quên việc tên ông được vinh dự đặt cho một hàng-không mẫu hạm, một sự kiện được cân nhắc kỹ khi đặt tên cho một con tàu theo truyền thống Hải quân Mỹ. Trong quân sử cận đại của Mỹ có đến 10 vị Tướng mang 5 sao, riêng Hải-Quân có đến 5 nhưng chỉ riêng tên ông được chọn để đặt cho một chiếc Hàng Không Mẫu Hạm, với tên hiệu đầy đủ là USS Nimitz CVN-68.
Ngoài ra, ông đã được 3 lần thăng cấp Đặc cách trong đời quân ngũ: không mang Trung-úy, Phó Đề-Đốc, Phó Đô-Đốc, một vinh dự hiếm hoi trong quân sử Mỹ. Sau chiến tranh, vào ngày 5-10-1945, chính phủ Mỹ tổ chức một lễ trang trọng riêng cho ông gọi là “Nimitz Day”, TT Mỹ tặng thưởng cho ông huy chương Gold Star, một trong các huy chương cao quý nhất của Mỹ với lời Tổng Thống Mỹ:
-“…Cho những phục vụ xuất sắc, xứng đáng trong cương vị Tư Lệnh, Hạm đội TBD và Vùng TBD, từ tháng 6-1944 tới tháng 8-1945” (…for exceptionally meritorious services as Commander in Chief, U.S. Pacific Fleet and Pacific Ocean Areas, from June 1944 to August 1945).
Thiếu Úy Nimitz đứng cạnh ông nội, hình chụp năm 1907.
Chừng đó đủ thấy ông đã được các cấp đánh giá cao qua những cống hiến cho Hải quân nói riêng, cho quân đội và cho nước Mỹ nói chung. Chiếc USS Nimitz CVN 68 có trọng tải 95 ngàn tấn với chiều dài 1,092 ft., vận hành bằng 8 máy phản ứng hạt nhân có công-suất 280.000 HP, vận tốc là 30 hải-lý/ giờ, thủy thủ đoàn có 6.300 người, chở được 90 máy bay các loại, là loại HKMH tối tân nhất thời đó. Ngoài ra, tên ông còn được đặt tên cho một số khác, sẽ được đề cập ở cuối bài.
Là một sĩ-quan ưu-tú, nhiều năng-lực khác thường, hết lòng phục vụ cho đất nước; được một số nhà quân-sự, chính quyền gắn cho biệt-hiệu “kỵ-sĩ trên biển cả” và hơn nữa: “con kình-ngư trong biển xanh” khi ông cầm quân vùng vẫy trên chiến trường với những chiến công hiển-hách.
Là một sĩ-quan ưu-tú, nhiều năng-lực khác thường, hết lòng phục vụ cho đất nước; được một số nhà quân-sự, chính quyền gắn cho biệt-hiệu “kỵ-sĩ trên biển cả” và hơn nữa: “con kình-ngư trong biển xanh” khi ông cầm quân vùng vẫy trên chiến trường với những chiến công hiển-hách.
Chester W. Nimitz sinh ngày 24-2-1885 tại Fredericksburg , Texas trong một gia đình công chức trung-bình, gốc di-cư từ Đức, con của ông bà Chester Bernhard và Anna Nimitz. Cha Nimitz qua đời khi ông chưa chào đời. Nimitz mang trong người dòng máu “hải hồ” khi ông nội ông, sau khi đến Mỹ đã làm nghề đánh cá, rồi làm thuyền trưởng một thuyền buồm. Đến đời cha ông, tuy làm nghề kinh doanh bất động sản nhưng vì có “máu” sông biển nên ông xây nhà mình theo hình chiếc tàu với ý niệm gởi gắm tâm tư, nỗi niềm của ông với cuộc sống theo sóng nước vào đó.
Logo của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ.
Từ thưở thiếu thời, Nimitz đã có máu “hướng về biển khơi” của ông cha nên rất mê, thán phục tấm gương của các danh tướng Hải quân, xem đó như một “kim chỉ nam” cho mình. Ước mơ của Nimitz sẽ là một quân nhân hơn là một công dân bình thường nên khi lớn lên đã quyết định xin vào các học viện quân sự.
Ban đầu, Nimitz dự định xin vào học viện Westpoint, một Học viên Lục quân vì trường nầy không thu học phí, điều nầy hợp với hoàn cảnh gia đình không giàu có gì của cha mẹ. Khi biết học viện Westpoint đã đủ chỗ mà Học viện Hải Quân Annapolis thì còn chỗ trống, qua lời giới thiệu của Dân biểu James L. Slayden - Khu vực 12 của tiểu bangTexas - ông bèn chọn trường nầy. Ngày 9-7-1901, Nimitz tuyên thệ vào thụ huấn tại Học việc Hải Quân Annapolis. Nimitz tốt nghiệp (Passed Midshipman) hạng thứ 7 trong 114 khóa sinh vào tháng 1 năm 1905.
Ban đầu, Nimitz dự định xin vào học viện Westpoint, một Học viên Lục quân vì trường nầy không thu học phí, điều nầy hợp với hoàn cảnh gia đình không giàu có gì của cha mẹ. Khi biết học viện Westpoint đã đủ chỗ mà Học viện Hải Quân Annapolis thì còn chỗ trống, qua lời giới thiệu của Dân biểu James L. Slayden - Khu vực 12 của tiểu bang
Học Viện Hải Quân Annapolis
Trong niên giám của trường nầy có ghi nhận xét về Nimitz như sau:
-“Nimitz là con người cảm thấy ngày hôm qua thì thật vui và ngày mai thì tràn trề niềm tin”.
Còn Tổng Thống Truman, sau nầy, đánh giá như sau:
-“Ngay từ lúc đầu tôi đã nhận thấy Tướng Nimitz là một nhà chiến lược, một nhà lãnh-đạo khác với một người bình thường. Đó là một người phi-thường, một nhân vật xuất-sắc. Tôi đặt ông ta ngang hàng với Tướng Marshall. Họ là những thiên tài quân sự và là những nhà chính trị”.
Nimitz thăng cấp: Thiếu-úy ngày 7-01-1907; không mang cấp Trung-úy và mang Đại-úy ngày 31-01-1910, Thiếu Tá vào 29-8-1916, Trung Tá ngày 01-02-1918, Đại-tá ngày 2-6-1927, không mang Phó Đề Đốc (1 sao) do được đặc cách lên Tướng 2 sao ngày 23-6-1938, không mang cấp 3 sao (Phó Đô Đốc) do được thăng cấp trực tiếp lên 4 sao ngày 31-12-1941; mang 5 sao (Thủy-sư Đô-Đốc, Fleet Admiral) (1) vào ngày 19-12-1944 sau khi được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Sau khi ra trường, ông được thuyên chuyển đến chiếc USS Ohio (BB-12) thuộc hạm đội Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Một thời gian sau được chuyển xuống làm việc dưới chiếc USS Baltimore C-3, một chiếc tàu ngầm. Khi nhận thấy tầm nguy hiểm khi tàu ngầm dùng xăng để chạy máy, Nimitz đề nghị với Bộ Hải quân nên dùng máy chạy bằng Diesel thay cho máy chạy bằng xăng, một đề-nghị “táo bạo” cho một quân nhân với cấp bực nhỏ và thâm niên quân vụ không bao nhiêu.
-“Nimitz là con người cảm thấy ngày hôm qua thì thật vui và ngày mai thì tràn trề niềm tin”.
Còn Tổng Thống Truman, sau nầy, đánh giá như sau:
-“Ngay từ lúc đầu tôi đã nhận thấy Tướng Nimitz là một nhà chiến lược, một nhà lãnh-đạo khác với một người bình thường. Đó là một người phi-thường, một nhân vật xuất-sắc. Tôi đặt ông ta ngang hàng với Tướng Marshall. Họ là những thiên tài quân sự và là những nhà chính trị”.
Nimitz thăng cấp: Thiếu-úy ngày 7-01-1907; không mang cấp Trung-úy và mang Đại-úy ngày 31-01-1910, Thiếu Tá vào 29-8-1916, Trung Tá ngày 01-02-1918, Đại-tá ngày 2-6-1927, không mang Phó Đề Đốc (1 sao) do được đặc cách lên Tướng 2 sao ngày 23-6-1938, không mang cấp 3 sao (Phó Đô Đốc) do được thăng cấp trực tiếp lên 4 sao ngày 31-12-1941; mang 5 sao (Thủy-sư Đô-Đốc, Fleet Admiral) (1) vào ngày 19-12-1944 sau khi được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Sau khi ra trường, ông được thuyên chuyển đến chiếc USS Ohio (BB-12) thuộc hạm đội Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Một thời gian sau được chuyển xuống làm việc dưới chiếc USS Baltimore C-3, một chiếc tàu ngầm. Khi nhận thấy tầm nguy hiểm khi tàu ngầm dùng xăng để chạy máy, Nimitz đề nghị với Bộ Hải quân nên dùng máy chạy bằng Diesel thay cho máy chạy bằng xăng, một đề-nghị “táo bạo” cho một quân nhân với cấp bực nhỏ và thâm niên quân vụ không bao nhiêu.
Đô Đốc Nimitz trên chiến hạm
Tuy nhiên đề nghị nầy được chấp thuận ngay và rồi Hải quân Mỹ có chiếc tàu ngầm chạy bằng dầu Diesel ra đời không lâu sau đó. Vào năm 1912, Nimitz được mời đến thuyết trình tại “Học viện Chiến tranh Hải-Quân” với danh nghĩa “một chuyên viên tàu ngầm”, một vinh dự to lớn cho một sĩ quan không nhiều tiếng tăm như ông, nếu không có thực tài và được thượng cấp đánh giá cao cùng tin tưởng.
Năm 1913, Nimitz được cử đi học khóa động cơ Diesel tại Nuremberg, Đức và tại Ghent, Bỉ. Cũng trong năm nầy, khi được 28 tuổi, Nimitz lập gia đình với Catherine Vance Freeman, thứ nữ của ông bà Freeman, một nhà môi giới về tàu thuyền, khi cô mới 21 tuổi.
Năm 1913, Nimitz được cử đi học khóa động cơ Diesel tại Nuremberg, Đức và tại Ghent, Bỉ. Cũng trong năm nầy, khi được 28 tuổi, Nimitz lập gia đình với Catherine Vance Freeman, thứ nữ của ông bà Freeman, một nhà môi giới về tàu thuyền, khi cô mới 21 tuổi.
Mối tình giữa hai người cũng khá ly kỳ, nên thơ. Khi còn là thuyền trưởng tàu ngầm, trong một dịp đi giám sát việc đặt máy tàu chạy bằng diesel tại một xưởng đóng tàu ở Massachusetts , Nimitz có đến nhà ông Freeman. Hai cô con gái của ông bà Freeman, Elizabeth là chị, một người con gái đẹp, cởi mở, hướng ngoại, nổi tiếng gần xa còn cô em là Catherine thì ít được biết tiếng mấy, sống khép kín. Nimitz được chủ nhà mời cơm tối, sau đó là chơi bài. Trong môn bài mà họ chọn để chơi phải có 4 người chia làm 2 cặp đấu với nhau, đáng lẽ Elizabeth là một chân nhưng cô vắng mặt nên cô em là Catherine được vào thế chân. Nimitz và Catherine vô tình được xếp vào một cặp.
Dường như có một sự “giao cảm tâm tình” sao đó mà hai người chơi rất hợp “rơ” với nhau và thắng luôn. Trước đó, cũng giống các chàng trai độc thân khác, ai mà chẳng “mê” các cô đẹp, trong lòng Nimitz để ý cô chịElizabeth . Tuy nhiên, sau khi chơi bài chung, Nimitz có dịp quan sát kỹ và so sánh giữa hai chị em, Nimitz thấy mình hợp với cô em hơn, một người con gái có tính lặng lẽ, kín đáo nhưng tâm tình sâu sắc. Thế nhưng trước đó, Catherine Vance Freeman lại không có cảm tình với các chàng sĩ-quan Hải quân trẻ thường xuyên ra vào nhà mình. Cô nghĩ họ đến để tán tỉnh chị mình, họ khuấy động cuộc sống bình yên của cô. Nhưng rồi vào thời gian đó, một trường hợp bất ngờ xảy ra như một “phép lạ”, đã làm thay đổi suy-tư của Catherine: Một hôm, một lính thủy rớt xuống biển. Vì không biết bơi nên sắp chết đuối. Khi đó Nimitz hiện diện, thấy vậy, Nimitz vội nhảy xuống vớt anh lính nầy lên. Vào dạo đó, một sĩ quan cấp Đại úy mà quên mình nhảy xuống nước vớt người là một chuyện họa hoằn nên sự việc được đồn ra rộng rãi. Việc làm nầy đã “thu hút” cô Catherine và cô đã có cảm tình với Nimitz. Sau dịp đó, khi được hỏi, Nimitz đã khôi hài trả lời về hành động của mình:
-“Đó chẳng qua là buộc phải nhảy xuống biển để bơi một vòng mà thôi”.
Năm 1917, Nimitz sang Đại Tây Dương phục vụ trên một đội tàu ngầm dưới quyền của Robinson. Vị chỉ huy nầy rất mến Nimitz nên Robinson khuyên ông nếu muốn tiến thân trong hải nghiệp phải là “sĩ quan chỉ huy” trên chiến hạm chứ ở tàu ngầm thì “không khá được” vì trong Hải quân Mỹ lúc đó, chỉ có “sĩ quan chỉ huy” là “ngon lành” nhất còn các ngành khác đều là “bàng môn tả đạo”. Sau đó, Nimitz được thuyên chuyển đến chiếc USS South Carolina để rồi chiến hạm nầy được phái đến Đại Tây Dương khi thế chiến thứ nhất bùng nổ trong nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền. Đến năm 1920, Nimitz được phái đếnPearl Harbor (Trân Châu Cảng-TCC) để tân trang một căn cứ tàu ngầm. Tại đây, ông đã tận dụng các phế vật còn sót lại để hoàn thành công tác giao phó khi thấy ngân sách của chính phủ eo hẹp nên quân dụng khan hiếm. Việc làm nầy đã được thượng cấp cũ là Robinson khen thưởng khi ông đến thị sát TTC, trong chức vị mới là Trợ tá Bộ trưởng Bộ Hải Quân Mỹ.
Dường như có một sự “giao cảm tâm tình” sao đó mà hai người chơi rất hợp “rơ” với nhau và thắng luôn. Trước đó, cũng giống các chàng trai độc thân khác, ai mà chẳng “mê” các cô đẹp, trong lòng Nimitz để ý cô chị
-“Đó chẳng qua là buộc phải nhảy xuống biển để bơi một vòng mà thôi”.
Năm 1917, Nimitz sang Đại Tây Dương phục vụ trên một đội tàu ngầm dưới quyền của Robinson. Vị chỉ huy nầy rất mến Nimitz nên Robinson khuyên ông nếu muốn tiến thân trong hải nghiệp phải là “sĩ quan chỉ huy” trên chiến hạm chứ ở tàu ngầm thì “không khá được” vì trong Hải quân Mỹ lúc đó, chỉ có “sĩ quan chỉ huy” là “ngon lành” nhất còn các ngành khác đều là “bàng môn tả đạo”. Sau đó, Nimitz được thuyên chuyển đến chiếc USS South Carolina để rồi chiến hạm nầy được phái đến Đại Tây Dương khi thế chiến thứ nhất bùng nổ trong nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền. Đến năm 1920, Nimitz được phái đến
Trong năm nầy, Nimitz được cử đi thụ huấn tại Học Viện Chiến Tranh Hải Quân. Tại đây, trong cuộc tập trận, ông đã áp dụng một chiến thuật mới mà ông nghĩ ra là chiến thuật “đội hình vòng tròn” (2) thay vì dùng đội hình “hàng ngang” hay “hàng dọc” truyền thống trước nay. Chiến thuật nầy đã được Viện trưởng Học viện, một người nổi tiếng bảo thủ, độc đoán chấp nhận một cách vui vẻ. Đây quả là một “sáng kiến thiên tài” vì so với cấp bậc, thâm niên công vụ, thời gian đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy của Nimitz không bao nhiêu nếu so với biết bao nhiêu “vì sao sáng” trong Hải Quân Mỹ mà lại dám đề nghị áp dụng chiến thuật “ngược đời” như vậy. Sau khi tốt nghiệp, ông lại được về làm phụ tá (phó) cho “ông thầy” cũ Robinson, kiêm Phụ-tá Tham Mưu Trưởng và Sĩ quan Chiến thuật. Nimitz áp dụng ngay chiến thuật mình nghĩ ra, đưa chiếc HKMH duy nhất lúc đó của đơn vị vào đội hình chiến thuật. Chiến thuật nầy đã thành công và trở thành đội hình “tiêu chuẩn” cho “đội hình HKMH” của Hải Quân Mỹ sau nầy.
Được thăng cấp Đề Đốc (2 sao) vào năm 1938, Nimitz được T.T. Mỹ Roosevelt thuyên chuyển về Bộ Hải Quân rồi nhậm chức “Cục trưởng Cục Hàng hải Hải quân”. Năm 1940, Roosevelt gọi ông đến Tòa Bạch Ốc dự định chỉ định ông làm Tổng Tư Lệnh Hạm đội Mỹ nhưng ông từ chối vì cấp bậc của ông “còn quá nhỏ” so với các Tướng "thâm niên" khác (3) trong Hải Quân Mỹ đương thời.
Là một sĩ-quan ưu-tú, nhiều năng-lực khác thường cùng với tính táo bạo, Nimitz đã có những thành-tích đáng kể trong suốt đời quân-ngũ. Những ý niệm về chỉ-huy, chiến thuật, chiến-lược trong trí ông sớm manh-nha lúc chưa có chiến tranh cho đến khi cuộc chiến bắt đầu bùng nổ. Ông đã có những dự định về điều-binh, khiển tướng... trong ước mơ, nếu được thượng cấp tin tưởng và giao cho ông chức vụ quan-trọng.
Năm 1936, trong một bức thơ cho một thượng cấp tín cẩn, ông viết:
-“Tôi tin chắc rằng nước Mỹ sẽ đánh những trận kinh hồn với Nhật và Đức. Cuộc chiến bắt đầu với những trận đột kích tàn bạo và chúng ta sẽ bị thiệt hại lúc đầu. Khi đó, chính quyền trung ương sẽ có ác cảm với các Tướng chỉ huy trên biển tuy rằng không phải lỗi của họ và rồi họ sẽ bị cách chức. Lúc bấy giờ tôi mong mình sẽ được coi trọng và sẽ được phái ra biển”.
Vào lúc đó, Nimitz kêu gọi chính quyền Mỹ nên tân trang và bành trướng Hải Quân vì đây là một lực lượng cơ động mà hiệu quả nhưng không được ai “để ý” đến vì lúc bấy giờ các Tướng trong Lục quân Mỹ đang “thắng thế” tại Ngũ Giác Đài và Chính phủ Mỹ; chính trường Mỹ đang bị họ chi-phối, các đề-nghị của Hải Quân đưa ra bị họ bác-bỏ ngay, không cần cứu xét. Tuy vậy, ông vẫn vững tin vào điều “Ai nắm được đại dương thì sẽ “khống chế” được tất cả", theo chủ thuyết “quyền lực trên biển” do cựu Đô-Đốc.
Là một sĩ-quan ưu-tú, nhiều năng-lực khác thường cùng với tính táo bạo, Nimitz đã có những thành-tích đáng kể trong suốt đời quân-ngũ. Những ý niệm về chỉ-huy, chiến thuật, chiến-lược trong trí ông sớm manh-nha lúc chưa có chiến tranh cho đến khi cuộc chiến bắt đầu bùng nổ. Ông đã có những dự định về điều-binh, khiển tướng... trong ước mơ, nếu được thượng cấp tin tưởng và giao cho ông chức vụ quan-trọng.
Năm 1936, trong một bức thơ cho một thượng cấp tín cẩn, ông viết:
-“Tôi tin chắc rằng nước Mỹ sẽ đánh những trận kinh hồn với Nhật và Đức. Cuộc chiến bắt đầu với những trận đột kích tàn bạo và chúng ta sẽ bị thiệt hại lúc đầu. Khi đó, chính quyền trung ương sẽ có ác cảm với các Tướng chỉ huy trên biển tuy rằng không phải lỗi của họ và rồi họ sẽ bị cách chức. Lúc bấy giờ tôi mong mình sẽ được coi trọng và sẽ được phái ra biển”.
Vào lúc đó, Nimitz kêu gọi chính quyền Mỹ nên tân trang và bành trướng Hải Quân vì đây là một lực lượng cơ động mà hiệu quả nhưng không được ai “để ý” đến vì lúc bấy giờ các Tướng trong Lục quân Mỹ đang “thắng thế” tại Ngũ Giác Đài và Chính phủ Mỹ; chính trường Mỹ đang bị họ chi-phối, các đề-nghị của Hải Quân đưa ra bị họ bác-bỏ ngay, không cần cứu xét. Tuy vậy, ông vẫn vững tin vào điều “Ai nắm được đại dương thì sẽ “khống chế” được tất cả", theo chủ thuyết “quyền lực trên biển” do cựu Đô-Đốc.
Alfred Thayor Mahan của Hải Quân Mỹ đưa ra từ cuối thế kỷ 19, đã giúp Mỹ kiểm soát được hầu như vòng quanh trái đất cho dù có nhiều vùng biển ở rất xa lục địa Hoa-Kỳ.
Thế rồi biến cố trọng đại với thế giới nói chung và với Mỹ nói riêng đã đến. Lúc 3:00PM giờ Đông bộ Hoa Kỳ của ngày 7-12-1941, đài phát thanh New York khi đang phát bản nhạc giao hưởng, bỗng nhiên nhạc được dừng lại đột ngột, thay bằng một bản thông báo đặc biệt. Với giọng trầm buồn, xướng ngôn viên đọc bản thông-báo của Cục Thông Tin tòa Bạch-Ốc, một tin làm chấn động mọi người: “Phi cơ Nhật bất ngờ tấn công vàoPearl Harbor và gây thiệt hại vô cùng to lớn cho Hải Quân Mỹ đồn trú tại đây”.
Thế rồi biến cố trọng đại với thế giới nói chung và với Mỹ nói riêng đã đến. Lúc 3:00PM giờ Đông bộ Hoa Kỳ của ngày 7-12-1941, đài phát thanh New York khi đang phát bản nhạc giao hưởng, bỗng nhiên nhạc được dừng lại đột ngột, thay bằng một bản thông báo đặc biệt. Với giọng trầm buồn, xướng ngôn viên đọc bản thông-báo của Cục Thông Tin tòa Bạch-Ốc, một tin làm chấn động mọi người: “Phi cơ Nhật bất ngờ tấn công vào
Đô Đốc Chester W. Nimitz (trái)
Khuya ngày 13-12-1941, Nimitz được triệu khẩn cấp đến gặp ông Frank Knox. Câu hỏi đầu tiên của vị Bộ trưởng Bộ Hải quân Mỹ với Nimitz là:
-“Ông có thể ra đi sớm nhất vào lúc nào?”.
Nimitz đáp:
-“Còn phải xem đi đâu và ở lại đó bao lâu?”.
Frank Knox lặp lại lệnh của Tổng-Thống Franklin Roosevelt rồi đưa ra bản mệnh lệnh có chữ ký của Tổng Thống: -“Ra lệnh cho Nimitz đến Trân Châu Cảng và ở đó cho đến khi chiến thắng” (Tell Nimitz to get the hell toPearl Harbor and stay there until the war is won).
Nimitz giật mình trước mệnh lệnh đột ngột nầy. Ông đã “nghĩ” đến việc nầy nhưng không ngờ quá sớm. Và sau khi được diện kiến với Tổng Thống trở về nhà, ông ngồi trầm ngâm, suy nghĩ, rồi cho vợ - khi đó còn đang bị bệnh - hay tin:
-“Anh sắp trở thành Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương”.
Bà vợ ngạc nhiên:
-“Anh vẫn luôn muốn đi Thái Bình Dương, giờ anh đã toại nguyện rồi mà!”.
-“Đúng thế. Nhưng anh không thể không cho em hay rằng Hạm đội Thái Bình Dương bây giờ đã nằm sâu trong lòng biển xanh”.
Rồi cảnh tượng Trân Châu Cảng càng làm Nimitz đau lòng khi ông ngồi trên máy bay nhìn thấy hôm ông đến đáo nhậm nhiệm vụ. Nhìn đây đó, xác của các chiếc chiến hạm Mỹ bị chìm, nhấp-nhô trên sóng biển: từ chiếc USS Oklahoma, USS Utah, USS Nevada, USS California, USS Virginia, USS Arizona cùng với dầu nhớt loang đầy khu vực. Cảnh tượng thật hoang tàn.
Ông làm lễ nhậm chức trên một chiến hạm còn lại vào ngày 31-12-1941. Khi được một phóng viên hỏi: “Bây giờ ông nghĩ gì?”, Nimitz nhìn lên lá quốc-kỳ trên kỳ-đài chiến hạm, giọng đau buồn nhưng cương quyết, ông đáp:
-“Chúng ta đã chịu một đòn công kích lớn nhưng kết cục cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đã sẵn-sàng chiến-đấu để giành lấy thắng lợi sau cùng”.
Đây là giọng điệu quyết thắng đầy tin tưởng, lạc quan và tự tin của một con người cương nghị.
Biết bao khó khăn đến với ông khi phải tập hợp lại một lực lượng vốn đã bị mất tinh thần, tan tác về mọi mặt. Với một số ít chiến hạm không bị tổn thất và một số khác được bổ sung từ các đơn vị khác, ông hoàn-thiện-hóa lực-lượng của mình. Nimitz chia lực lượng làm 3 biên đội HKMH theo chiến thuật mà ông nghĩ ra. Ông biết rằng nhiệm vụ của ông rất trọng đại: Ngoài việc vực dậy tinh thần của quân đội Mỹ bị lung lay, ông phải hoạch định các kế hoạch, từ tổ-chức đến tác chiến để trong tương lai đánh bại đối phương. Đó là một trọng trách mà ông không thể lơ-là để có thể “đánh mất niềm tin” của thượng cấp khi họ đã tin tưởng và giao-phó cho ông.
-“Ông có thể ra đi sớm nhất vào lúc nào?”.
Nimitz đáp:
-“Còn phải xem đi đâu và ở lại đó bao lâu?”.
Frank Knox lặp lại lệnh của Tổng-Thống Franklin Roosevelt rồi đưa ra bản mệnh lệnh có chữ ký của Tổng Thống: -“Ra lệnh cho Nimitz đến Trân Châu Cảng và ở đó cho đến khi chiến thắng” (Tell Nimitz to get the hell to
Nimitz giật mình trước mệnh lệnh đột ngột nầy. Ông đã “nghĩ” đến việc nầy nhưng không ngờ quá sớm. Và sau khi được diện kiến với Tổng Thống trở về nhà, ông ngồi trầm ngâm, suy nghĩ, rồi cho vợ - khi đó còn đang bị bệnh - hay tin:
-“Anh sắp trở thành Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương”.
Bà vợ ngạc nhiên:
-“Anh vẫn luôn muốn đi Thái Bình Dương, giờ anh đã toại nguyện rồi mà!”.
-“Đúng thế. Nhưng anh không thể không cho em hay rằng Hạm đội Thái Bình Dương bây giờ đã nằm sâu trong lòng biển xanh”.
Rồi cảnh tượng Trân Châu Cảng càng làm Nimitz đau lòng khi ông ngồi trên máy bay nhìn thấy hôm ông đến đáo nhậm nhiệm vụ. Nhìn đây đó, xác của các chiếc chiến hạm Mỹ bị chìm, nhấp-nhô trên sóng biển: từ chiếc USS Oklahoma, USS Utah, USS Nevada, USS California, USS Virginia, USS Arizona cùng với dầu nhớt loang đầy khu vực. Cảnh tượng thật hoang tàn.
Ông làm lễ nhậm chức trên một chiến hạm còn lại vào ngày 31-12-1941. Khi được một phóng viên hỏi: “Bây giờ ông nghĩ gì?”, Nimitz nhìn lên lá quốc-kỳ trên kỳ-đài chiến hạm, giọng đau buồn nhưng cương quyết, ông đáp:
-“Chúng ta đã chịu một đòn công kích lớn nhưng kết cục cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đã sẵn-sàng chiến-đấu để giành lấy thắng lợi sau cùng”.
Đây là giọng điệu quyết thắng đầy tin tưởng, lạc quan và tự tin của một con người cương nghị.
Biết bao khó khăn đến với ông khi phải tập hợp lại một lực lượng vốn đã bị mất tinh thần, tan tác về mọi mặt. Với một số ít chiến hạm không bị tổn thất và một số khác được bổ sung từ các đơn vị khác, ông hoàn-thiện-hóa lực-lượng của mình. Nimitz chia lực lượng làm 3 biên đội HKMH theo chiến thuật mà ông nghĩ ra. Ông biết rằng nhiệm vụ của ông rất trọng đại: Ngoài việc vực dậy tinh thần của quân đội Mỹ bị lung lay, ông phải hoạch định các kế hoạch, từ tổ-chức đến tác chiến để trong tương lai đánh bại đối phương. Đó là một trọng trách mà ông không thể lơ-là để có thể “đánh mất niềm tin” của thượng cấp khi họ đã tin tưởng và giao-phó cho ông.
Phi cơ Mỹ lần đầu tiên oanh tạc trên đất Nhật trước trận hải chiến Midway.
Thế rồi ông đã đưa ra những quyết định táo bạo trong cương vị mới. Sau khi chấn chỉnh đơn vị, ông đã cho thi hành những quyết định đúng đắn với những trận thắng đã ghi đậm nét trong quân sử Mỹ nói chung và quân sử Hải Quân Mỹ nói riêng.
Trước tiên là cuộc tấn công quân Nhật tại quần đảoMarshall (khoảng cách từ quần đảo Marshall đến Nhật xa hơn đến Hawaii một chút). Ngày 01-2-1942, chỉ vỏn-vẹn hai tháng sau ngày nhậm chức, ông đã ra lệnh cho các chiến đấu cơ xuất phát từ các chiến hạm Mỹ tấn công vào 3 cứ điểm của Nhật trên quần đảo Marshall và Gilbert do quân Nhật chiếm đóng trước đó và tiêu diệt hoàn toàn các cứ điểm nầy mà phía Nhật hoàn toàn không ngờ để chuẩn bị đối phó hay chống đỡ. Đây là cuộc chiến xem như có một bên: chỉ có quân Mỹ tấn công, quân Nhật chỉ đỡ đòn do hoàn-toàn không đề phòng vì tưởng rằng Hải quân Mỹ đã “hoàn toàn kiệt quệ sau trận Trân Châu Cảng” và nhất là quan quân Nhật chủ quan khinh địch . Khi kết quả được báo cáo về Hoa Thịnh Đốn, hệ thống phát thanh trên toàn nước Mỹ liên tục phát đi bản tin “chiến thắng”. Điều nầy không những làm nức lòng quân dân Mỹ quốc mà còn làm tinh thần quân đội Đồng-minh lên cao.
Vào cuối tháng Hai năm 1942, thêm một hành-động táo bạo khác: Nimitz lại cho Không quân của Hải quân Mỹ tập-kích các căn-cứ Nhật trên đảo Oake và Manlan. Quân Nhật đồn trú tại đó đang ngủ say vì không ngờ rằng quân Mỹ dám đánh vào các đảo gần đất Nhật như vậy nên đã lơ-là việc phòng-thủ. Các căn-cứ trên đảo nầy trở thành biển lửa, quân trú phòng làm mồi cho bom đạn Mỹ. Phi-cơ Mỹ vùng-vẫy trên bầu trời, hoàn thành nhiệm-vụ mà không gặp sức kháng-cự, không bị thiệt hại nào đáng kể. Không dừng lại ở đó, Nimitz lại có hành-động táo-bạo khác khi “dám” cho phi-cơ oanh kích Tokyo, trung-tâm đầu não Nhật, nơi chỉ-huy mọi chiến trường của quân Nhật. Sở dĩ Nimitz dám làm như vậy không phải là ông liều-lĩnh mà ông đánh đòn bất ngờ vì ông biết phía Nhật chủ quan không đề phòng. Đây là lần đầu tiên phi-cơ Mỹ tấn-công vào lãnh-thổ Nhật.
Trước tiên là cuộc tấn công quân Nhật tại quần đảo
Vào cuối tháng Hai năm 1942, thêm một hành-động táo bạo khác: Nimitz lại cho Không quân của Hải quân Mỹ tập-kích các căn-cứ Nhật trên đảo Oake và Manlan. Quân Nhật đồn trú tại đó đang ngủ say vì không ngờ rằng quân Mỹ dám đánh vào các đảo gần đất Nhật như vậy nên đã lơ-là việc phòng-thủ. Các căn-cứ trên đảo nầy trở thành biển lửa, quân trú phòng làm mồi cho bom đạn Mỹ. Phi-cơ Mỹ vùng-vẫy trên bầu trời, hoàn thành nhiệm-vụ mà không gặp sức kháng-cự, không bị thiệt hại nào đáng kể. Không dừng lại ở đó, Nimitz lại có hành-động táo-bạo khác khi “dám” cho phi-cơ oanh kích Tokyo, trung-tâm đầu não Nhật, nơi chỉ-huy mọi chiến trường của quân Nhật. Sở dĩ Nimitz dám làm như vậy không phải là ông liều-lĩnh mà ông đánh đòn bất ngờ vì ông biết phía Nhật chủ quan không đề phòng. Đây là lần đầu tiên phi-cơ Mỹ tấn-công vào lãnh-thổ Nhật.
Sáng ngày 18-4-1942, Trung-Tá James H. Doolittle dẫn đầu phi-đội North-American B-25B Mitchells gồm 16 chiếc phóng-pháo-cơ B-25, một loại phóng-pháo-cơ hạng trung, cất cánh từ HKMH USS Hornet (cùng với USS Entreprise CVN 65) (4) đang ở cách Tokyo đến 668 hải-lý, trên đường hướng về đất Nhật, bay đến mục-tiêu. HKMH USS Hornet cùng với HKMH USS Entreprise CVN 65 khi đó đang cùng hoạt động chung một khu vực.
Để đánh lừa, làm phân-tán sự chú-ý của Nhật, Đô Đốc Nimitz ra lệnh ba chiếc trong số phi-cơ đó bay đến 3 thành-phố khác trên đất Nhật là Osaka, Yokohama và Kyoto. 13 chiếc còn lại do Trung-Tá James Doolittle chỉ-huy trực chỉ thủ đôTokyo . Trong sự bất ngờ, các phi-cơ Mỹ đã trút hàng trăm tấn bom đạn xuống “trái tim” của Nhật rồi ung-dung trở về mà lực lượng phòng vệ Tokyo không kịp có phản ứng. Cuộc tấn công nầy tạo nên bất ngơ lớn cho quân, dân Nhật và là một ngạc-nhiên lớn cho cả thế-giới, gieo nỗi kinh hoàng đầu tiên cho dân chúng Nhật. Đây là “đòn bất ngờ” chưa từng có cho Nhật, cũng là niềm kiêu-hãnh cho quân-đội Mỹ, là tấm gương can-đảm, táo-bạo cho quân-lực các nước, dù bạn hay thù. Đây không là hành động “phiêu lưu, mạo hiểm” mà là một quyết định đúng đắn, dựa trên tính bất ngờ, khả thi có tính toán .
Thêm một đòn khác nữa được Nimitz dùng để đánh vào quân đội Nhật. Vào ngày 2-5-1942, Thủy-quân Lục-chiến Nhật đổ bộ lên đảo Turachi mà không gặp kháng cự nào. Hai hôm sau, trong khi quân Nhật đang ăn mừng thắng lợi thì phi-cơ Mỹ xuất phát từ HKMH Yorktown bay đến oanh-kích dữ dội. Quân Nhật bị thiệt-hại nặng-nề: ngoài số đông quân trú phòng thương vong còn có 2 tàu vận tải, 2 tuần-dương-hạm, 1 khu-trục-hạm chạy bảo vệ đảo bị đánh chìm và một số khác bị hư hại nặng.
Sau các cuộc tấn-công bất ngờ chớp nhoáng nói trên vào quân Nhật của Hải-quân Mỹ, các tướng lãnh và các chiến-lược-gia hai bên đã dốc tâm nghiên-cứu chiến-thuật, chiến-lược mới cho phù-hợp với tình thế. Đô Đốc Nimitz cho rằng Nhật chưa bị thiệt hại chiếc HKMH nào, phải tìm cách diệt bớt tàu chiến Nhật, các mối nguy cho hạm đội Mỹ. Nimitz chỉ thị 2 HKMH Yorktown và Lexington lặng lẽ theo-dõi hạm-đội Nhật.
Để đánh lừa, làm phân-tán sự chú-ý của Nhật, Đô Đốc Nimitz ra lệnh ba chiếc trong số phi-cơ đó bay đến 3 thành-phố khác trên đất Nhật là Osaka, Yokohama và Kyoto. 13 chiếc còn lại do Trung-Tá James Doolittle chỉ-huy trực chỉ thủ đô
Thêm một đòn khác nữa được Nimitz dùng để đánh vào quân đội Nhật. Vào ngày 2-5-1942, Thủy-quân Lục-chiến Nhật đổ bộ lên đảo Turachi mà không gặp kháng cự nào. Hai hôm sau, trong khi quân Nhật đang ăn mừng thắng lợi thì phi-cơ Mỹ xuất phát từ HKMH Yorktown bay đến oanh-kích dữ dội. Quân Nhật bị thiệt-hại nặng-nề: ngoài số đông quân trú phòng thương vong còn có 2 tàu vận tải, 2 tuần-dương-hạm, 1 khu-trục-hạm chạy bảo vệ đảo bị đánh chìm và một số khác bị hư hại nặng.
Sau các cuộc tấn-công bất ngờ chớp nhoáng nói trên vào quân Nhật của Hải-quân Mỹ, các tướng lãnh và các chiến-lược-gia hai bên đã dốc tâm nghiên-cứu chiến-thuật, chiến-lược mới cho phù-hợp với tình thế. Đô Đốc Nimitz cho rằng Nhật chưa bị thiệt hại chiếc HKMH nào, phải tìm cách diệt bớt tàu chiến Nhật, các mối nguy cho hạm đội Mỹ. Nimitz chỉ thị 2 HKMH Yorktown và Lexington lặng lẽ theo-dõi hạm-đội Nhật.
Hình chụp sau khi Nimitz rời quân ngũ
Trong khi HKMH Tường-Phong, một trong các HKMH chủ-lực của Nhật đang tuần-tiễu trên biển thì bất ngờ bị phi-cơ Mỹ tấn-công dữ-dội, hạm trưởng ra lệnh cho phi-cơ lên nghênh chiến vì họ không phát giác trước được tàu Mỹ. Khi đó, 2 HKMH của Mỹ là USS Yorktown và USS Lexington lại xuất hiện và các phi-cơ trên đó bay lên “làm thịt” chiếc Tường-Phong. Sau 20 phút chiến-đấu trong tuyệt vọng, HKMH Tường-Phong đã đi vào lòng đại-dương, mang theo tất cả các thủy-thủ Nhật còn đang say men chiến-thắng trước đó. Đây là lần đầu, quân Mỹ đánh chìm HKMH đối phương.
Đến đêm đó, khi biết Hải quân Nhật rút lui, Đô-Đốc Nimitz ra lệnh truy-kích. Hai hôm sau, hạm-đội Mỹ và Nhật gặp nhau trên quần-đảo san-hô. Hai hạm đội cách xa nhau mấy trăm hải-lý, cùng biết vị-trí đối phương, các vị chỉ huy tung toàn-bộ lực lượng không quân trên đó chọi nhau trên bầu trời. Đây là trận không chiến ác liệt nhất của hai bên kể từ khi Mỹ tham chiến vì hai bên cùng thấy nhau. Phía Nhật, chiến đấu với tinh thần liều lĩnh, cảm tử; phía Mỹ, với vũ khí tối tân và áp dụng đúng chiến thuật, khả năng tác chiến của phi công cao. Tàn cuộc chiến, thiệt hại được ghi nhận khá lớn cho cả hai bên. Trận đánh trên đảo San-hô làm cho quân Nhật nản chí, từ bỏ các ý định điên cuồng đã có trước đó. Đây cũng là thắng lợi có tính chiến-lược cho Mỹ và đồng-minh, làm các quốc gia thuộc phe Đồng-minh tin-tưởng hơn vào chiến thắng chống khối Trục, nhất là đập tan huyền thoại của dân Phù-tang cho rằng quân Nhật là đội quân “bất khả chiến bại”.
Tuy thành công trong các cuộc tấn-công nói trên nhưng Đô-Đốc Nimitz vẫn biết rằng đó chỉ là những thắng lợi nhỏ mang tính khích-lệ lòng quân-sĩ hơn là làm nghiêng cán cân hai bên. Thật vậy, lực-lượng Nhật chưa bị thiệt-hại bao nhiêu. Vùng Đông Á, Nam Á, vùng Ấn Độ đã lọt vào tay quân Nhật, họ vẫn liên tục mở các trận đánh ở các nơi khác và các tướng lãnh Nhật vẫn còn say men chiến thắng, cảm thấy “chưa vừa lòng”. Đô-Đốc Nimitz còn biết tham-vọng của Nhật là định chiếm quần-đảo Salomon, New Ghiné, uy-hiếp Australia, chờ đợi các biến-chuyển mới để có các kế-hoạch thôn-tính khác cũng như chờ xem các chiến trường mà quân Đức, Ý trong khối Trục tổ chức kết quả thế nào. Ông vẫn luôn nhớ canh-cánh bên lòng mệnh lệnh nặng nề từ Bộ trưởng Bộ Hải-quân Frank Knox trước khi lên đường đáo nhậm, là:
-“Bảo-vệ an-toàn cho nước Mỹ, bảo-vệ hải trình từ Mỹ đi Hawaii, đến Midway, đến Australia, ngăn chận quân Nhật mở rộng hoạt động ở TBD và khôi phục ý-chí đã bị lung lay của Hạm đội TBD”.
Đến đêm đó, khi biết Hải quân Nhật rút lui, Đô-Đốc Nimitz ra lệnh truy-kích. Hai hôm sau, hạm-đội Mỹ và Nhật gặp nhau trên quần-đảo san-hô. Hai hạm đội cách xa nhau mấy trăm hải-lý, cùng biết vị-trí đối phương, các vị chỉ huy tung toàn-bộ lực lượng không quân trên đó chọi nhau trên bầu trời. Đây là trận không chiến ác liệt nhất của hai bên kể từ khi Mỹ tham chiến vì hai bên cùng thấy nhau. Phía Nhật, chiến đấu với tinh thần liều lĩnh, cảm tử; phía Mỹ, với vũ khí tối tân và áp dụng đúng chiến thuật, khả năng tác chiến của phi công cao. Tàn cuộc chiến, thiệt hại được ghi nhận khá lớn cho cả hai bên. Trận đánh trên đảo San-hô làm cho quân Nhật nản chí, từ bỏ các ý định điên cuồng đã có trước đó. Đây cũng là thắng lợi có tính chiến-lược cho Mỹ và đồng-minh, làm các quốc gia thuộc phe Đồng-minh tin-tưởng hơn vào chiến thắng chống khối Trục, nhất là đập tan huyền thoại của dân Phù-tang cho rằng quân Nhật là đội quân “bất khả chiến bại”.
Tuy thành công trong các cuộc tấn-công nói trên nhưng Đô-Đốc Nimitz vẫn biết rằng đó chỉ là những thắng lợi nhỏ mang tính khích-lệ lòng quân-sĩ hơn là làm nghiêng cán cân hai bên. Thật vậy, lực-lượng Nhật chưa bị thiệt-hại bao nhiêu. Vùng Đông Á, Nam Á, vùng Ấn Độ đã lọt vào tay quân Nhật, họ vẫn liên tục mở các trận đánh ở các nơi khác và các tướng lãnh Nhật vẫn còn say men chiến thắng, cảm thấy “chưa vừa lòng”. Đô-Đốc Nimitz còn biết tham-vọng của Nhật là định chiếm quần-đảo Salomon, New Ghiné, uy-hiếp Australia, chờ đợi các biến-chuyển mới để có các kế-hoạch thôn-tính khác cũng như chờ xem các chiến trường mà quân Đức, Ý trong khối Trục tổ chức kết quả thế nào. Ông vẫn luôn nhớ canh-cánh bên lòng mệnh lệnh nặng nề từ Bộ trưởng Bộ Hải-quân Frank Knox trước khi lên đường đáo nhậm, là:
-“Bảo-vệ an-toàn cho nước Mỹ, bảo-vệ hải trình từ Mỹ đi Hawaii, đến Midway, đến Australia, ngăn chận quân Nhật mở rộng hoạt động ở TBD và khôi phục ý-chí đã bị lung lay của Hạm đội TBD”.
Trận chiến mà Nimitz hoạch định và chỉ huy mang lại thắng lợi vẻ vang nhất có thể nói cho quân sử Hoa Kỳ, là trận chiến thắng mang tính “lịch sử”, “hoạch định chiến trường” cho thế chiến thứ hai, đó là trận hải chiến Midway. Trong trận nầy, Hải quân Nhật đã bị Hải quân Mỹ chôn vùi vào lòng biển khơi vừa danh tiếng vừa thực lực, đã làm tiêu tan “ý định ngông cuồng” làm bá chủ của Nhật, là một trong những nguyên nhân chính buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, làm cho thế chiến thứ hai sớm chấm dứt.
Thủy sư Đô Đốc (5 sao) Chester W. Nimitz
Trận chiến Midway có ý-nghĩa lịch-sử đã kết-thúc vào ngày 7-6-1942. Phía Mỹ thiệt hại 150 máy bay, 307 quân-nhân thiệt mạng. Về phía Nhật, sự thiệt hại to lớn hơn nhiều: Ngoài việc 4 HKMH hàng đầu của Nhật là Akagi, Kaga, Soryu, Hiryu, 12 tuần-dương hạm, 353 máy bay cùng 3.500 sĩ-quan và binh-sĩ trên đó đã tan thây, trận Midway còn xóa bỏ huyền thoại của quân-đội Nhật là “đoàn quân bách chiến”, đã gióng lên “tiếng chuông báo tử” trên chiến-trường vùng TBD của quân-đội Nhật. HKMH Yorktown bị tàu ngầm Nhật đánh chìm không lâu sau cuộc hỗn chiến Midway vì bị thủy lôi của tàu ngầm Nhật. (5)
Ta hãy nghe các lời bình-luận về trận Midway của các nhân vật nổi danh sau khi chiến trận kết thúc.
Thủ-Tướng Anh Churchill phát biểu:
-“Trận hải chiến Midway đã làm xoay chuyển ưu-thế quân Nhật ở TBD, là bước ngoặc khiến cho thời oanh-liệt xưa của địch quân không bao giờ trở lại được nữa”.
Tư-lệnh chiến-trường phía Mỹ, Đô Đốc Nimitz, khiêm nhường hơn:
-“Trận chiến đảo Midway, những tổn-thất mà quân Nhật phải gánh chịu còn nặng nề gấp 10 lần nỗi nhục mà quân Mỹ phải chịu đựng ở TCC”.
Còn Đô-Đốc Yamamoto (Sơn Bản), sau khi kết-thúc trận chiến cũng phải mở miệng:
-“Tôi phải tạ tội với Thiên-Hoàng!”.
Một sĩ-quan thuộc cấp của Nimitz tham dự trận chiến nói:
-“Thắng lợi nầy là công lao của Tư-Lệnh Nimitz nhờ sự mạnh-dạn, quyết-đoán, thông-minh và thiên-tài chỉ-huy của ông”.
-“Trận chiến đảo Midway, những tổn-thất mà quân Nhật phải gánh chịu còn nặng nề gấp 10 lần nỗi nhục mà quân Mỹ phải chịu đựng ở TCC”.
Còn Đô-Đốc Yamamoto (Sơn Bản), sau khi kết-thúc trận chiến cũng phải mở miệng:
-“Tôi phải tạ tội với Thiên-Hoàng!”.
Một sĩ-quan thuộc cấp của Nimitz tham dự trận chiến nói:
-“Thắng lợi nầy là công lao của Tư-Lệnh Nimitz nhờ sự mạnh-dạn, quyết-đoán, thông-minh và thiên-tài chỉ-huy của ông”.
Đang ngồi ở ghế khi đang nghỉ cuối tuần cùng gia đình, nghe tin nầy, Nimitz bật dậy. Vừa mặc đồ, ông vừa ra chỉ thị cho người cộng sự qua điện thoại "đến gấp Bộ Hải Quân". Tại đó, họ đã bàn bạc về tình hình và nhiệm vụ sắp đến phải làm. Cùng lúc đó, tại Tòa Bạch-Ốc và Ngũ Giác Đài, các nhân vật then chốt của hai cơ-quan đầu não của nước Mỹ cũng đã bạn bạc để có những quyết-định kịp thời. Đêm đó, sau khi nhận được lệnh của Tổng Thống Mỹ, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân Mỹ là Frank Knox cho phát đi “Mệnh lệnh tác-chiến số I của Hải Quân Mỹ”: Tiến hành tác chiến Không quân, Hải quân và tàu ngầm không hạn chế với Nhật bản. Bản tin phát vào thinh không, nhắm về hướng Thái Bình Dương. Đây là một mệnh lệnh “Tác chiến không giới hạn”, mệnh lệnh cao nhất trong tác chiến.
Đô Đốc Nimitz đại diện cho Hoa Kỳ ký văn kiện Nhật đầu hàng vô điều kiện trên chiếc USS Missouri đậu trong hải cảng Tokyo ngày 2-9-1945
Sau trận Midway, ưu thế chiến tranh đã chuyển qua phía Mỹ. Nimitz không ở luôn trên tàu mà ông còn đích thân đến các trận địa, thị sát mặt trận sau các trận đánh, thăm các nơi các binh sĩ Mỹ đồn trú vì ông là tư lệnh mặt trận mà Thủy-quân Lục-chiến là đơn vị trực-thuộc của Hải-Quân, cũng là đơn vị chủ lực của chiến trường vùng Thái Bình Dương. Sau thảm bại tại Midway, quân Nhật lại bị Nimtz giáng một đòn chí tử khác, đã làm tiêu tan niềm hy vọng khi ông tổ-chức bắn hạ Đô Đốc Yamamoto, Tư-Lệnh Liên-Hợp Hạm-Đội Nhật-Bản, không những vị chỉ huy chủ chốt của Hải Quân Nhật mà còn là một trong các nhận vật đầu não của bộ máy chiến tranh của Nhật, là “linh hồn” của quân đội Thiên Hoàng. Yamamoto chết, coi như guồng máy nầy bị gãy đổ một phần. Chi tiết về trần hải chiến Midway và kế hoạch cùng chi tiết cuộc bắn hạ Yamamoto (5) đã được trình bày trong bài "Trận hải chiến Midway", cho thấy kế hoạch của Nimitz thật hoàn hảo, đã làm cho tinh thần binh lính Nhật sa sút thảm hại sau cái chết của vị Tướng “thần tượng” của họ.
3. CÁ TÍNH CỦA NIMITZ:
Nhìn chung, Nimitz được đánh giá là một “thiên tài quân sự”, có nhiều sáng kiến, cương nghị, dứt khoát… mà khôi hài, không “khúm núm” trước thượng cấp, không quan liêu hách dịch với thuộc cấp, dĩ nhiên được thượng cấp trọng, thuộc cấp mến thương. Sự mến mộ ông từ thuộc cấp đã thể hiện trong việc sau nầy họ tự nguyện làm cho ông bộ lon 5 sao khi nghe tin ông được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn phong Thủy sư Đô Đốc, trong khi chờ lon mới của quân đội mang đến. Họ đã lấy 5 ngôi sao trong các cấp cũ ghép lại thành một vòng tròn để làm cấp Thủy sư Đô Đốc, và ông đã đeo chính bộ lon này trong buổi lễ tuyên-thệ nhậm chức, xem là một vinh hạnh từ các thuộc cấp mang lại cho mình.
Khi đã là Tướng 4 sao, trong một dịp về Mỹ báo cáo cùng chính phủ, các phóng viên báo chí - trong đó có ký-giả chiến trường nổi tiếng là Hater - mến mộ gọi ông và các chiến sĩ Hải quân trong đoàn là “Những chiến sĩ Hải quân anh hùng của chúng ta, “những chú nhóc” đáng yêu đã trở về”. Tại đơn vị, các thuộc cấp của ông cũng gọi ông như vậy, ông vui-vẻ chấp nhận cách gọi ấy.
Ông còn có sở thích đi bách bộ. Đi để cơ thể vận động. Đi để bớt căng thẳng khi ngồi tại bàn giấy suy nghĩ. Có lúc ông vừa đi vừa hoạch định kế hoạch. Có khi ông và các Tướng khác vừa đi vừa bàn công vụ, xa đến hàng năm, mười dặm.
Ông rất thích chạy bộ. Hàng ngày, ông chạy rất lâu trên các bãi biển, nơi ông nghỉ qua đêm dù ở Tổng hành dinh hay nơi ông đi thanh sát, công cán. Một chuyện vui về sở thích nầy của ông. Khi Hạm Đội Thái Bình dương chuyển đến đóng ở đảo Guam, thường bị bọn tàn binh Nhật trốn trong các hang núi ra quấy nhiễu, ám sát, bắn sẻ. Một hôm, vừa sáng tinh sương, binh lính được tin một nhón tàn quân Nhật xuất hiện nên bủa vây tìm bắt bọn chuyên bắn tỉa nầy. Binh sĩ thấy từ xa một người mặc quần short (quân Nhật cũng thường mặc quần kiểu nầy) đang chạy trên đường vắng, bèn đuổi theo. Khi gần kịp, họ thấy người nầy chui vào chiếc xe Jeep có gắn cờ 4 sao, chừng đó họ mới “ngẩn tò-te”. Họ đến xin lỗi. Ông cười, nói vui với họ:
-“Nếu không có cái xe nầy, các anh bắt tôi giam lại thì mới hay chứ!”.
Ông rất yêu mến thuộc cấp và thường thỏa mãn nhu cầu của họ nếu ông thấy không có gì nguy hại. Một chuyện vui khác khi quân Mỹ đã chiếm được đảo Guandacanan từ tay quân Nhật. Các đơn vị sơ cấp gởi công điện đến Tổng hành dinh xin condom (bao cao-su tránh thai) với số lượng tổng cọng lên đến hơn 14.000 cái. Các Tướng lãnh thấy khó hiểu. Họ bàn với ông là kho quân nhu không có thứ nầy, lại nữa, kỷ luật quân đội không cho phép mà đảo nầy không có thường dân hay phụ nữ, không hiểu họ xin để làm gì? Riêng Nimitz, ông đồng ý ngay và nói với các Tướng thuộc cấp:
-“Tôi nghĩ đây nhất định là nhu cầu các đơn vị dùng nó để trùm lên nòng súng chống mưa, tránh rỉ sét. Thật là một yêu cầu rất hóm hỉnh!”.
Và đã đúng như vậy. Các sĩ quan thuộc cấp của ông phục ông đoán đúng nhu cầu của binh sĩ.
Nimitz còn rất thích bắn bia. Ông cho lập một trường bắn gần bản doanh để ông bắn. Trước khi trận Midway khai diễn, có ngày, ông ở lỳ ngoài sân bắn suốt ngày để tinh thần ông sáng suốt hơn để nghĩ ra các kế sách thích hợp.
Một đặc tính khác của Nimitz là việc tin cẩn vào thuộc cấp. Khi đã giao cho ai việc gì thì ông hoàn toàn tin tưởng và để họ tự làm việc mà ông không để mắt vào, ngay cả các trận quan trọng. Ông làm việc theo phương châm ông đặt ra: “Hãy thả dây cương, ngựa càng cố sức kéo!”. Sau khi sắp xếp kế hoạch, bố trí nhân sự chỉ huy, ông nằm tại Tổng hành dinh để nghe báo cáo kết quả. Khi các Tướng thuộc cấp làm sai, thường thì ông chịu trách nhiệm, không để tổn hại danh dự của họ. Điều nầy làm ông được họ kính nể, trọng vọng.
-“Nếu không có cái xe nầy, các anh bắt tôi giam lại thì mới hay chứ!”.
Ông rất yêu mến thuộc cấp và thường thỏa mãn nhu cầu của họ nếu ông thấy không có gì nguy hại. Một chuyện vui khác khi quân Mỹ đã chiếm được đảo Guandacanan từ tay quân Nhật. Các đơn vị sơ cấp gởi công điện đến Tổng hành dinh xin condom (bao cao-su tránh thai) với số lượng tổng cọng lên đến hơn 14.000 cái. Các Tướng lãnh thấy khó hiểu. Họ bàn với ông là kho quân nhu không có thứ nầy, lại nữa, kỷ luật quân đội không cho phép mà đảo nầy không có thường dân hay phụ nữ, không hiểu họ xin để làm gì? Riêng Nimitz, ông đồng ý ngay và nói với các Tướng thuộc cấp:
-“Tôi nghĩ đây nhất định là nhu cầu các đơn vị dùng nó để trùm lên nòng súng chống mưa, tránh rỉ sét. Thật là một yêu cầu rất hóm hỉnh!”.
Và đã đúng như vậy. Các sĩ quan thuộc cấp của ông phục ông đoán đúng nhu cầu của binh sĩ.
Nimitz còn rất thích bắn bia. Ông cho lập một trường bắn gần bản doanh để ông bắn. Trước khi trận Midway khai diễn, có ngày, ông ở lỳ ngoài sân bắn suốt ngày để tinh thần ông sáng suốt hơn để nghĩ ra các kế sách thích hợp.
Một đặc tính khác của Nimitz là việc tin cẩn vào thuộc cấp. Khi đã giao cho ai việc gì thì ông hoàn toàn tin tưởng và để họ tự làm việc mà ông không để mắt vào, ngay cả các trận quan trọng. Ông làm việc theo phương châm ông đặt ra: “Hãy thả dây cương, ngựa càng cố sức kéo!”. Sau khi sắp xếp kế hoạch, bố trí nhân sự chỉ huy, ông nằm tại Tổng hành dinh để nghe báo cáo kết quả. Khi các Tướng thuộc cấp làm sai, thường thì ông chịu trách nhiệm, không để tổn hại danh dự của họ. Điều nầy làm ông được họ kính nể, trọng vọng.
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68 di chuyển trong đội hình.
Sau nầy, trong cương vị Bộ Trưởng Bộ Tác chiến Hải quân, ông viết rất nhiều báo cáo. Tuyệt nhiên ông không khen hay chê cá nhân nào trong các báo cáo, các tài liệu đó. Theo ông, khen và chê đều có tác dụng, đều có phản ứng chính và phụ (side-effect), mà dù có tác dụng tích cực (được khen) đi nữa nó cũng sẽ tạo nên cái “xấu” từ những lời khen đó mà ra. Về điểm nầy, khi đã về hưu, lúc sinh tiền, ông không viết hồi ký, không cho ai viết chuyện về ông, khác với các vị Tướng khác. Về việc viết hồi ký, khi được hỏi, ông cho biết:
-“Người ta hỏi tôi sao không viết hồi ký, tôi trả lời thế nầy: “Lịch sử, tốt nhất hãy để cho các nhà sử học lo. Một sĩ quan thời chiến, rất có thể dùng tỉnh cảm để đánh giá cá nhân mình và đồng sự mà không được khách quan. Những thiên kiến có thể làm hại người khác”.
4. NHỮNG BẤT HÒA.
Theo nguyên-tắc của quân đội là “Thi hành trước, khiếu nại sau”, một thành tố của “sức mạnh quân sự” nhưng không tránh khỏi bất hòa. Trong quân đội Mỹ lúc đó cũng không tránh khỏi, nhất là giữa các vị chỉ huy thuộc các quân chủng khác nhau. Khi đảm nhiệm một chức vụ, có thể vị chỉ huy không am-tường mọi sự ngoài chuyên-môn của mình, thành ra tạo bất hòa, đôi lúc bất phục với người khác hay bất đồng quan điểm. Đô Đốc Nimitz cũng có nhiều bất hòa, bất đồng với các vị chỉ huy trong Hội đồng Liên Quân Mỹ. Theo chỉ thị của Hội đồng Tham Mưu, Nimitz có nhiệm vụ phải chuyển chiến trường sang vùng Trung Thái Bình Dương vào cuối năm 1943. Ông đã hoàn thành lệnh nầy vào trung tuần tháng 11-1943 khi toàn vùng thuộc quần đảo Gilbert thuộc về phía Mỹ kiểm soát.
Đầu năm 1944, Không quân thuộc Hải quân Mỹ oanh tạc tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Nhật trên đảo Truc. Khi các tướng lãnh cao cấp của Mỹ họp nhau để bàn về chiến thuật, chiến lược sắp tới, Tướng Douglas MacArthur, một vị Tướng Lục Quân có thâm niên công vụ cao hơn Nimitz, phản đối chủ trương của Nimitz là “tấn công để tiêu diệt quân Nhật toàn vùng Trung Thái Bình Dương”. MacArthur cho rằng “mọi hoạt động lấy Philippines làm trọng điểm” vì “kiểm soát được Phi Luật Tân sẽ cắt được đường giao thông giữa Nhật với vùng Đông Nam Á”. Trước cuộc họp, Nimitz vẫn cương quyết giữ ý kiến của mình nhưng không phản bác ý kiến của MacArthur nhưng một số Tướng khác thì thẳng thừng chống ý kiến của MacArthur, đồng tình với Nimitz. Ngoài ra, quan niệm của MacArthur là phải khống-chế vùng New Guinea mà Nimitz thì chủ-trương làm chủ Guandacana và quần-đảo Salomon để có thể kiểm soát toàn vùng, nhất là bảo vệ được châu Úc, bảo-vệ lộ trình chuyển vận từ chính quốc (Mỹ) đến Vùng Trung Cận Đông, Châu Á Thái Bình Dương.
Tháng 3-1944, Hội đồng Tham Mưu ra lệnh cho Tướng Douglas MacArthur từ New Ghinea tiến lên Hollandia về hướng Bắc còn quân của Nimitz tiến chiếm quân đảo Marina và vào trung tuần tháng 11 hai toán quân sẽ hội nhau tại đảo Mindanao của Philippines. Như vậy, mệnh lệnh nầy đã thiên về ý kiến của Tướng Arthur nhưng Nimitz vẫn thi hành nhưng ông thấy bất bình và nghĩ rằng sẽ có nhiều biến chuyển bất lợi sắp xảy ra. Tướng Nimitz đã sắp đặt kế hoạch tấn công đảo Guam và Saiban (thuộc quần đảoMarina ) để làm bàn đạp để oanh-kích vào đất Nhật.
-“Người ta hỏi tôi sao không viết hồi ký, tôi trả lời thế nầy: “Lịch sử, tốt nhất hãy để cho các nhà sử học lo. Một sĩ quan thời chiến, rất có thể dùng tỉnh cảm để đánh giá cá nhân mình và đồng sự mà không được khách quan. Những thiên kiến có thể làm hại người khác”.
4. NHỮNG BẤT HÒA.
Theo nguyên-tắc của quân đội là “Thi hành trước, khiếu nại sau”, một thành tố của “sức mạnh quân sự” nhưng không tránh khỏi bất hòa. Trong quân đội Mỹ lúc đó cũng không tránh khỏi, nhất là giữa các vị chỉ huy thuộc các quân chủng khác nhau. Khi đảm nhiệm một chức vụ, có thể vị chỉ huy không am-tường mọi sự ngoài chuyên-môn của mình, thành ra tạo bất hòa, đôi lúc bất phục với người khác hay bất đồng quan điểm. Đô Đốc Nimitz cũng có nhiều bất hòa, bất đồng với các vị chỉ huy trong Hội đồng Liên Quân Mỹ. Theo chỉ thị của Hội đồng Tham Mưu, Nimitz có nhiệm vụ phải chuyển chiến trường sang vùng Trung Thái Bình Dương vào cuối năm 1943. Ông đã hoàn thành lệnh nầy vào trung tuần tháng 11-1943 khi toàn vùng thuộc quần đảo Gilbert thuộc về phía Mỹ kiểm soát.
Đầu năm 1944, Không quân thuộc Hải quân Mỹ oanh tạc tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Nhật trên đảo Truc. Khi các tướng lãnh cao cấp của Mỹ họp nhau để bàn về chiến thuật, chiến lược sắp tới, Tướng Douglas MacArthur, một vị Tướng Lục Quân có thâm niên công vụ cao hơn Nimitz, phản đối chủ trương của Nimitz là “tấn công để tiêu diệt quân Nhật toàn vùng Trung Thái Bình Dương”. MacArthur cho rằng “mọi hoạt động lấy Philippines làm trọng điểm” vì “kiểm soát được Phi Luật Tân sẽ cắt được đường giao thông giữa Nhật với vùng Đông Nam Á”. Trước cuộc họp, Nimitz vẫn cương quyết giữ ý kiến của mình nhưng không phản bác ý kiến của MacArthur nhưng một số Tướng khác thì thẳng thừng chống ý kiến của MacArthur, đồng tình với Nimitz. Ngoài ra, quan niệm của MacArthur là phải khống-chế vùng New Guinea mà Nimitz thì chủ-trương làm chủ Guandacana và quần-đảo Salomon để có thể kiểm soát toàn vùng, nhất là bảo vệ được châu Úc, bảo-vệ lộ trình chuyển vận từ chính quốc (Mỹ) đến Vùng Trung Cận Đông, Châu Á Thái Bình Dương.
Tháng 3-1944, Hội đồng Tham Mưu ra lệnh cho Tướng Douglas MacArthur từ New Ghinea tiến lên Hollandia về hướng Bắc còn quân của Nimitz tiến chiếm quân đảo Marina và vào trung tuần tháng 11 hai toán quân sẽ hội nhau tại đảo Mindanao của Philippines. Như vậy, mệnh lệnh nầy đã thiên về ý kiến của Tướng Arthur nhưng Nimitz vẫn thi hành nhưng ông thấy bất bình và nghĩ rằng sẽ có nhiều biến chuyển bất lợi sắp xảy ra. Tướng Nimitz đã sắp đặt kế hoạch tấn công đảo Guam và Saiban (thuộc quần đảo
USS Nimitz trên biển.
Trong lần trở về Mỹ báo cáo với Hội đồng Liên quân, ông được Tổng Thống Roosevelt mời ăn cơm trưa. Trong bữa ăn nầy, Tổng thống hỏi Nimitz:
-“Nầy ông Tướng! Tại sao sau khi ông chiếm được đảo Truc, ông còn muốn tấn công quần đảoMarina nữa vậy?”.
Nimitz kể với Tổng thống một câu chuyện vui thay cho câu trả lời:
-“Có một bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Sau khi mổ ruột thừa lại thấy đau ở cổ họng. Bệnh nhân hỏi vị bác-sĩ chủ trì ca mổ lý do. Vị bác sĩ trả lời rằng: “Trong lúc tiến hành ca mổ có nhiều vị bác sĩ khác dự kiến và khen ngợi kỹ thuật của tôi cao siêu. Để biểu-diễn cho họ xem lần nữa, tôi đã mổ và cắt cục thịt dư trong cổ họng của ông luôn”.
Câu trả lời làm cho vị Tổng Thống Mỹ bật cười thoải mái.
Ngày 15-5, Thủy quân Lục chiến Mỹ bắt đầu cuộc đổ bộ lên đảo Saiban, căn cứ địa chính của quân Nhật. Tại đây, cuộc chiến vô cùng khốc-liệt vì quân Nhật điên cuồng cố thủ, đến độ cuối cùng rút chốt lựu đạn tự sát chứ không chịu đầu hàng làm cho quân Mỹ cũng khó khăn mới làm chủ trận chiến. Trận nầy quân Mỹ tử thương 3.400 người, gần 1.000 người bị thương. Phía Nhật, số xác chết đếm được là 23.000 người.
Sau thất bại nầy, Trung Tướng Tiểu Trạch của Hải Quân Nhật điên cuồng đưa hạm đội Nhật đến nhằm tiêu diệt quân Mỹ để báo thù. Tuy vậy, mọi hoạt động của Nhật bị thuộc cấp của Nimitz biết trước nên khi hạm đội Nhật đến đã được quân Mỹ “đón chào” một cách “trọng thể” với hàng mấy trăm phi cơ. Trận nầy, vị Tướng chỉ huy của Mỹ đã “hóm hỉnh” dùng loa phóng thanh với công suất lớn để chỉ huy các đơn vị, điều động các tàu chiến bằng “khẩu lệnh” công khai, là một “màn kịch” mà người Mỹ xử dụng trong khi lâm trận, hành động "diễu cợt" này tỏ thái độ "khinh thường" quân Nhật. Tàn cuộc chiến, Mỹ tổn thất chưa đến 40 phi cơ trong khi Nhật mất hơn 1.000 chiếc cùng với hai chiếc Hàng Không Mẫu hạm mới đóng xong là chiếc Đại Phong và Tường Hạc đi vào lòng biến khơi cùng quan quân Nhật trên đó. Như thế, từ thất bại nầy, quân Nhật lại bị Hải quân Mỹ cho nếm mùi thất bại khác to lơn hơn. Đến năm 1944, bất hòa nổ ra công khai giữa Nimitz và Douglas MacArthur. Theo lệnh của Hội Đồng Tham Mưu, Nimitz phải đến gặp MacArthur tạiBrisbane , Australia để bàn kế hoạch. Tại cuộc họp nầy, MacArthur cho rằng “ông ta đã đại diện cho Mỹ cho Mỹ tuyên bố sẽ thu-hồi toàn cõi Phi-Luật-Tân” nên cố giữ ý kiến muốn dùng bộ binh của ông đổ bộ lên đảo Mindanao (Nam Philippines) để rồi chiếm toàn cõi Phi Luật Tân. Phe Bộ Binh theo chủ trương của Arthur. Phe Hải quân của Nimitz thì chủ trương chiếm Đài Loan để làm bàn đạp tấn công vào đất Nhật và vào quân Nhật trú đóng tại Hoa Lục. McArthur chủ ý muốn nắm quyền chỉ huy toàn cuộc, buộc mọi người phải phục tùng ông. Và rồi cuộc hội kiến tan vỡ, mối bất hòa tăng cao khi hai bên không chịu nhường nhau.
-“Nầy ông Tướng! Tại sao sau khi ông chiếm được đảo Truc, ông còn muốn tấn công quần đảo
Nimitz kể với Tổng thống một câu chuyện vui thay cho câu trả lời:
-“Có một bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Sau khi mổ ruột thừa lại thấy đau ở cổ họng. Bệnh nhân hỏi vị bác-sĩ chủ trì ca mổ lý do. Vị bác sĩ trả lời rằng: “Trong lúc tiến hành ca mổ có nhiều vị bác sĩ khác dự kiến và khen ngợi kỹ thuật của tôi cao siêu. Để biểu-diễn cho họ xem lần nữa, tôi đã mổ và cắt cục thịt dư trong cổ họng của ông luôn”.
Câu trả lời làm cho vị Tổng Thống Mỹ bật cười thoải mái.
Ngày 15-5, Thủy quân Lục chiến Mỹ bắt đầu cuộc đổ bộ lên đảo Saiban, căn cứ địa chính của quân Nhật. Tại đây, cuộc chiến vô cùng khốc-liệt vì quân Nhật điên cuồng cố thủ, đến độ cuối cùng rút chốt lựu đạn tự sát chứ không chịu đầu hàng làm cho quân Mỹ cũng khó khăn mới làm chủ trận chiến. Trận nầy quân Mỹ tử thương 3.400 người, gần 1.000 người bị thương. Phía Nhật, số xác chết đếm được là 23.000 người.
Sau thất bại nầy, Trung Tướng Tiểu Trạch của Hải Quân Nhật điên cuồng đưa hạm đội Nhật đến nhằm tiêu diệt quân Mỹ để báo thù. Tuy vậy, mọi hoạt động của Nhật bị thuộc cấp của Nimitz biết trước nên khi hạm đội Nhật đến đã được quân Mỹ “đón chào” một cách “trọng thể” với hàng mấy trăm phi cơ. Trận nầy, vị Tướng chỉ huy của Mỹ đã “hóm hỉnh” dùng loa phóng thanh với công suất lớn để chỉ huy các đơn vị, điều động các tàu chiến bằng “khẩu lệnh” công khai, là một “màn kịch” mà người Mỹ xử dụng trong khi lâm trận, hành động "diễu cợt" này tỏ thái độ "khinh thường" quân Nhật. Tàn cuộc chiến, Mỹ tổn thất chưa đến 40 phi cơ trong khi Nhật mất hơn 1.000 chiếc cùng với hai chiếc Hàng Không Mẫu hạm mới đóng xong là chiếc Đại Phong và Tường Hạc đi vào lòng biến khơi cùng quan quân Nhật trên đó. Như thế, từ thất bại nầy, quân Nhật lại bị Hải quân Mỹ cho nếm mùi thất bại khác to lơn hơn. Đến năm 1944, bất hòa nổ ra công khai giữa Nimitz và Douglas MacArthur. Theo lệnh của Hội Đồng Tham Mưu, Nimitz phải đến gặp MacArthur tại
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
Bất hòa nầy đã làm cho Tổng thống Roosevelt vào cuộc để giải hòa, với cuộc hẹn gặp cả hai tại Trân Châu Cảng. Tướng MacArthur lúc đầu không muốn đến TCC để hội kiến Roosevelt và Nimitz nhưng Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân George C. Marshall thẳng thừng “ra lệnh” McArthur phải thi hành. Ngày 26-7, trên chiếc USS Baltimore, TT Roosevelt đến Pearl Harbor . Tướng MacArthur nghĩ rằng Roosevelt vốn là dân Hải Quân chắc sẽ thiên vị Nimitz, nghĩ rằng Nimitz sẽ thuyết phục Roosevelt cho lập luận của mình nhưng MacArthur đã sai. Nimitz nghĩ rằng vì quốc gia, vì đại sự là trên hết nên ông đã nhượng bộ, và TT. Roosevelt đã thuận theo quan điểm của MacArthur. Điều nầy là thực tâm của Nimitz vì sau đó, Nimitz đã giao toàn bộ lực lượng TQLC cơ hữu của ông cho MacArthur xử dụng, đã làm cho cả Roosevelt lẫn MacArthur cảm kích mà theo nguyên-tắc, ông có quyền khước-từ, nếu muốn.
Từ đó, mối bất hòa tan dần. Điều nầy cho thấy sự nhường nhịn của Nimitz là một điểm son và quan điểm dùng quân Mỹ đổ bộ để đánh Nhật là quan niệm sai lầm của phe Bộ Binh, ngay cả trong cuộc họp quan trọng trước khi đi đến quyết định dùng bom nguyên tử để thả trên hai thành phố của Nhật sau nầy (sẽ được đề cập đến trong đoạn sau).
Đầu năm 1945, ưu thế quân sự vùng Thái Bình Dương thuộc về phía Mỹ. Với chủ trương đánh vào đất Nhật, Nimitz chuyển Tổng hành dinh đến đảo Guam và phát động chiến thuật đánh vào đảo Kyushu (Cửu Châu), đảo lớn thứ 4 về phía Nam đảo quốc Nhật. Đây là trận cuối cùng trong vùng Thái Bình Dương, trận đánh thể hiện “nghệ-thuật chỉ huy” đến mức cao siêu, một chương tuyệt vời trong binh nghiệp của Nimitz. Ngày 1-4-1945, trận đánh đảoKyushu có biệt danh là “Hành động núi băng” nổ ra. Để vô hiệu hóa lực lượng Nhật, ông đã cho phi cơ Mỹ trên các HKMH oanh-kích các căn cứ, phi trường, trại quân trên đảo. Sau đó, quân Mỹ đổ bộ lên đảo từ phía Tây Nam .
Ngày 7-4-1945, quân Nhật phản công. Bằng HKMH Yamato (Đại Hòa) (3), Nhật dự trù sẽ đổ bộ lên đảo rồi đánh dạt quân Mỹ. Tuy nhiên, khi chiếc Đại Hòa và đoàn tàu hộ tống chưa đến nơi, đã bị các phi cơ Mỹ đánh chìm, 2.488 quan quân Nhật bị tiêu diệt hoàn toàn. Cùng lúc đó, một toán 700 phi cơ Nhật khác đột kích vào quân Mỹ đang đổ bộ lên đảo Kyushu, trong đó có hơn 400 chiếc Thần phong cảm tử, “một đi không trở lại”. Trận chiến gây tổn thất đáng kể cho quân Mỹ, ngay cả các chiến hạm nổi tiếng như chiếc HKMH York, Franklin của Hạm Đội 3 cũng bị trúng đạn. Trước tình cảnh đó, Nimitz quyết định tạm hoãn đổ bộ để đến tháng 6 năm đó ông mới cho tái tấn công. Lần nầy, ông cho dùng đến súng phun lửa nhưng gặp sự kháng cự ngoan cường của quân Nhật. Họ chiến đấu đến cùng và tự sát nếu không còn cơ hội chứ không chịu đầu hàng, gây cho Mỹ nhiều trở ngại. Thấy vậy, Nimitz đích thân đến đó để trợ chiến và chỉ huy. Và đến ngày 22-6, viên Trung Tướng Nhật chỉ huy trên đảoKyushu cùng tất cả quân lính Nhật tự sát tập thể. Lần lượt vào ngày 6-8-1945 rồi 9-8-1945, Mỹ ném 2 bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki . Vào lúc 7 giờ sáng ngày 15-8-1945, Nimitz nhận được điện văn đầu hàng của Nhật. Không như những người khác vui mừng nhảy nhót, ông chỉ cười một cách trầm tĩnh, dường như ông biết việc nầy từ lâu rồi. Ngày 2-9-1945, ông đại diện nước Mỹ, trên chiến hạm USS Missouri ký tên vào văn kiện Nhật đầu hàng. Trưa hôm đó, ông dùng một tờ báo cáo viết về lễ đầu hàng để viết thư cho vợ vào mặt sau của tờ giấy, với câu kết: -“Không khí ác liệt đã qua. Chúng ta mong có một ngày nắng đẹp có nhiều mây”.
Đầu năm 1945, ưu thế quân sự vùng Thái Bình Dương thuộc về phía Mỹ. Với chủ trương đánh vào đất Nhật, Nimitz chuyển Tổng hành dinh đến đảo Guam và phát động chiến thuật đánh vào đảo Kyushu (Cửu Châu), đảo lớn thứ 4 về phía Nam đảo quốc Nhật. Đây là trận cuối cùng trong vùng Thái Bình Dương, trận đánh thể hiện “nghệ-thuật chỉ huy” đến mức cao siêu, một chương tuyệt vời trong binh nghiệp của Nimitz. Ngày 1-4-1945, trận đánh đảo
Ngày 7-4-1945, quân Nhật phản công. Bằng HKMH Yamato (Đại Hòa) (3), Nhật dự trù sẽ đổ bộ lên đảo rồi đánh dạt quân Mỹ. Tuy nhiên, khi chiếc Đại Hòa và đoàn tàu hộ tống chưa đến nơi, đã bị các phi cơ Mỹ đánh chìm, 2.488 quan quân Nhật bị tiêu diệt hoàn toàn. Cùng lúc đó, một toán 700 phi cơ Nhật khác đột kích vào quân Mỹ đang đổ bộ lên đảo Kyushu, trong đó có hơn 400 chiếc Thần phong cảm tử, “một đi không trở lại”. Trận chiến gây tổn thất đáng kể cho quân Mỹ, ngay cả các chiến hạm nổi tiếng như chiếc HKMH York, Franklin của Hạm Đội 3 cũng bị trúng đạn. Trước tình cảnh đó, Nimitz quyết định tạm hoãn đổ bộ để đến tháng 6 năm đó ông mới cho tái tấn công. Lần nầy, ông cho dùng đến súng phun lửa nhưng gặp sự kháng cự ngoan cường của quân Nhật. Họ chiến đấu đến cùng và tự sát nếu không còn cơ hội chứ không chịu đầu hàng, gây cho Mỹ nhiều trở ngại. Thấy vậy, Nimitz đích thân đến đó để trợ chiến và chỉ huy. Và đến ngày 22-6, viên Trung Tướng Nhật chỉ huy trên đảo
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
5. TUỔI VỀ CHIỀU:
Chiến tranh kết thúc, ông trở về quê trong niềm vui của chiến thắng. Tuy nhiên, khi thời chiến đã qua đi, những thế lực chính trị lại làm trở ngại con đường hoạn lộ còn lại của Nimitz. Ông chán ngán các quan trường, các nghị viên, các chính trị gia nơi bàn giấy. Chức vụ mà ông ta thích là Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân, một chức vụ đứng sau Bộ trưởng Hải Quân nhưng gặp rất nhiều trở ngại vì phe phía trong mọi tổ chức. Vị Bộ trưởng Hải Quân chỉ muốn ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân Pháp Hải Quân nhưng ông từ chối.
Sự việc cần phải đến ông Chủ tịch Ủy ban Sự Vụ Hải quân của Quốc Hội Mỹ nhảy vào can thiệp bất hòa và cho Nimitz hay nếu muốn giữ chức Bộ Trưởng Tác chiến Hải quân phải tuân thủ vài điều kiện. Nimitz đồng ý. Tuy nhiên, một tuần sau, ông Bộ Trưởng Bộ Hải Quân đổi ý, được tờ New York Times đăng tải tin nầy. Biết vậy, Nimitz tỏ rõ bản lãnh “muốn là phải được” của mình qua việc nhờ một thành viên trong “Ủy Ban bồi thường sau chiến tranh”, trước là thuộc cấp của ông, nay người nầy quen biết với nhân vật chủ chốt đã giúp cho Truman thắng cử.
Cuối cùng sau nhiều dàn xếp, Ngày 15-12-1945, sau khi được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, TT Truman cũng phải chấp nhận cho ông giữ chức vụ nầy. Sau nầy, Nimitz cho hay việc ông ngồi vào ghế nầy còn gay go hơn cả lúc ông chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương trong chiến tranh.
Khi chưa được chức vụ Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân thì ông dốc khả năng cho bằng được. Khi được rồi, ông cảm thấy vô vị, chán ngán. Ông bàn giao chức vụ nầy cho người khác vào 15-12-1947, sau trọn một nhiệm kỳ 2 năm cho chức vụ nầy.
Đã mang cấp 5 sao là cấp bậc suốt đời (lifetime appointment), không bị buộc giải ngũ. Vì thế, khi Nimitz thôi chức Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân, TT Truman bổ nhiệm ông làm Cố Vấn đặc biệt cho Bộ Trưởng Hải Quân nhưng ông đã từ chối. Ông không muốn theo vết xe đổ của người tiền nhiệm là Thủy sư Đô Đốc.
Chiến tranh kết thúc, ông trở về quê trong niềm vui của chiến thắng. Tuy nhiên, khi thời chiến đã qua đi, những thế lực chính trị lại làm trở ngại con đường hoạn lộ còn lại của Nimitz. Ông chán ngán các quan trường, các nghị viên, các chính trị gia nơi bàn giấy. Chức vụ mà ông ta thích là Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân, một chức vụ đứng sau Bộ trưởng Hải Quân nhưng gặp rất nhiều trở ngại vì phe phía trong mọi tổ chức. Vị Bộ trưởng Hải Quân chỉ muốn ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân Pháp Hải Quân nhưng ông từ chối.
Sự việc cần phải đến ông Chủ tịch Ủy ban Sự Vụ Hải quân của Quốc Hội Mỹ nhảy vào can thiệp bất hòa và cho Nimitz hay nếu muốn giữ chức Bộ Trưởng Tác chiến Hải quân phải tuân thủ vài điều kiện. Nimitz đồng ý. Tuy nhiên, một tuần sau, ông Bộ Trưởng Bộ Hải Quân đổi ý, được tờ New York Times đăng tải tin nầy. Biết vậy, Nimitz tỏ rõ bản lãnh “muốn là phải được” của mình qua việc nhờ một thành viên trong “Ủy Ban bồi thường sau chiến tranh”, trước là thuộc cấp của ông, nay người nầy quen biết với nhân vật chủ chốt đã giúp cho Truman thắng cử.
Cuối cùng sau nhiều dàn xếp, Ngày 15-12-1945, sau khi được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, TT Truman cũng phải chấp nhận cho ông giữ chức vụ nầy. Sau nầy, Nimitz cho hay việc ông ngồi vào ghế nầy còn gay go hơn cả lúc ông chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương trong chiến tranh.
Khi chưa được chức vụ Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân thì ông dốc khả năng cho bằng được. Khi được rồi, ông cảm thấy vô vị, chán ngán. Ông bàn giao chức vụ nầy cho người khác vào 15-12-1947, sau trọn một nhiệm kỳ 2 năm cho chức vụ nầy.
Đã mang cấp 5 sao là cấp bậc suốt đời (lifetime appointment), không bị buộc giải ngũ. Vì thế, khi Nimitz thôi chức Bộ Trưởng Tác chiến Hải Quân, TT Truman bổ nhiệm ông làm Cố Vấn đặc biệt cho Bộ Trưởng Hải Quân nhưng ông đã từ chối. Ông không muốn theo vết xe đổ của người tiền nhiệm là Thủy sư Đô Đốc.
Ernest J. King (1878-1956, được phong 5 sao ngày 17-12-1944). Sau khi thôi chỉ huy tại chiến trận, Đô Đốc King cũng làm Bộ trưởng Tác chiến Hải Quân. Sau khi mãn nhiệm chức vụ nầy (nhiệm kỳ cho 2 năm), Đô Đốc King ở lại làm Cố vấn Đặc biệt cho Bộ trưởng Tác chiến Hải quân. Bộ vẫn giữ lại văn phòng cho ông, nhưng ngoài cái văn phòng đó, công việc của ông không có gì liên quan đến Hải quân cả.
Khi biết được tước vị hữu danh vô thực nầy, Nimitz lấy làm buồn chán, cô đơn đến nỗi thần kinh bị phân liệt, già trước tuổi. Trước tình cảnh đó, không khỏi làm ông buồn lòng. Ông chối từ lời đề nghị làm Cố Vấn đặc biệt cho Bộ Trưởng Bộ Hải Quân, về trở vui sống cuộc đời dân sự. Ông chọn vùng vịnh San Francisco để an hưởng tuổi già, sống nốt cuộc đời còn lại với vợ con và bạn bè. Bắt đầu từ đó, vợ chồng ông thay nhau viết vào cuốn nhật ký có tên “Cuộc sống 117 tuổi bắt đầu” (ông 62 tuổi, vợ 55 tuổi, cọng lại là 117). Cuối năm 1947, gia đình ông đến sống tại Berkeley , California . Năm 1964, sau một lần bị ngã, ông dời về sống trong Căn cứ Hải Quân tại Yerba Buena Island, trong vịnh San Francisco.
Tại San Francisco, ông giúp đỡ cho các đơn vị Hải quân Mỹ ở miền nầy. Ngoài ra, ông giúp trong việc gây quỹ để trùng tu chiến hạm Mikasa, chiến hạm Heihachiro Togo của Hải Quân Hoàng Gia Nhật. Ông còn tham gia các công-tác xã hội, giúp đỡ Viện Đại Học California, được trường nầy vinh danh trong một buổi lễ vào ngày 17-10-1964 gọi là Nimitz Day. Ông có 4 con: Catherine Vance (sinh 1914), Chester Jr., (1915-2002), Anna (1919-2003) Mary (1931-2006). Con trai ông, Chester W. Nimitz Jr. cũng nối nghiệp cha, tốt nghiệp Học viện Hải Quân Annapolis năm 1936, về hưu năm 1957 với cấp Đề Đốc. Các con gái của ông đều thành danh.
Tại San Francisco, ông giúp đỡ cho các đơn vị Hải quân Mỹ ở miền nầy. Ngoài ra, ông giúp trong việc gây quỹ để trùng tu chiến hạm Mikasa, chiến hạm Heihachiro Togo của Hải Quân Hoàng Gia Nhật. Ông còn tham gia các công-tác xã hội, giúp đỡ Viện Đại Học California, được trường nầy vinh danh trong một buổi lễ vào ngày 17-10-1964 gọi là Nimitz Day. Ông có 4 con: Catherine Vance (sinh 1914), Chester Jr., (1915-2002), Anna (1919-2003) Mary (1931-2006). Con trai ông, Chester W. Nimitz Jr. cũng nối nghiệp cha, tốt nghiệp Học viện Hải Quân Annapolis năm 1936, về hưu năm 1957 với cấp Đề Đốc. Các con gái của ông đều thành danh.
Logo của Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
Một con người quen với quân ngũ, chiến trận là niềm vui sẽ không thích hợp với thời bình với quan liêu, bàn giấy, với những tôn xưng. Người ta biết đến Tướng Douglas McArthur hơn là Nimitz bởi nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, trong lễ ký kết hiệp ước đầu hàng vô điều kiện giữa ông Mamoru Shigemitsu (Trọng Quang Quỳ) là Bộ Trưởng Ngoại Giao với chức vụ Đại Diện Toàn Quyền trên pháo hạm USS Missouri, trọng tải 45.000 tấn đậu ở cảng Yokohama, thuộc vịnh Đông Kinh, theo nghi thức, Douglas McArthur đại diện cho Đồng Minh còn Nimitz đại diện cho Hoa Kỳ tiếp nhận lễ đầu hàng. Như vậy, ông bị xem là vai vế nhỏ hơn MacArthur.
Thứ hai, sau chiến tranh, McArthur làm Tư Lệnh quân chiếm đóng tại Nhật còn Nimitz thì về lại Hoa Kỳ.
Lý do cuối cùng, do tính ông không ưa làm nổi, không ưa tâng bốc, khoa trương như Douglas McArthur.
Mọi người đầu biết, nếu không nhờ Hải Quân Mỹ đánh tan Hải quân Nhật, thử hỏi Bộ binh do McArthur có làm cho Nhật thua trận chóng như vậy hay còn gây thêm tổn thất cho Mỹ hoặc là cuộc chiến có sớm chấm dứt như vậy chăng? Sau khi Nhật đầu hàng, rất nhiều bài tuyên truyền cho McArthur phổ biến dẫy đầy, xem như chiến thắng của Hải Quân Mỹ ở TBD là do McArthur chỉ huy, là công lao của vị Tướng nầy. Hải quân Mỹ không phục vì thực tế không phải như vậy. Phòng Thông tin Hải Quân đưa ra kế hoạch phản pháo để giữ uy tín cho Nimitz nhưng ông ta phản đối. Nimitz cũng phản đối kế hoạch của Hải quân định tuyên truyền về ông. Ông cho rằng hai người từng sát cánh nhau trong chiến trận, tại sao chiến thắng rồi lại kình chống nhau? Và ông đã nhịn. Người ta cho là ông anh hùng mã thượng hơn. Cuộc đời binh nghiệp của ông có nhiều việc mà người đương thời trong giới quân sự lẫn chính trị, trong và ngoài Hải Quân Mỹ đều coi là “điều bí-mật không thể hiểu nỗi”.
Người ta nhớ lại, một năm trước ngày Nhật tập Kích vào Trân Châu Cảng, TT Roosevelt từng đề nghị Nimitz làm “Tổng Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ” kiêm “Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương” nhưng ông ta đã từ chối. Đối với mọi người, đó là điều vinh hạnh nhưng ông tiên đoán “cái sẽ đến” trong chiếc ghế nầy. Mọi người khó hiểu nhưng chính con trai của ông đã vèn bức màn bí-mật nầy. Khi bị con trai “truy” hỏi “tại sao?” riết quá, ông đành thú thật:
-“Tình hình chiến sự như vậy, trước sau gì Hải quân Mỹ và Nhật cũng sẽ đụng độ nhau một mất một còn. Riêng Hải Quân Mỹ chưa chuẩn bị, lại mất cảnh giác, thế nào cũng bị đánh với thiệt hại không ít. Thế rồi các vị chỉ huy sẽ bị cách chức. Khi đó, ba sẽ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cũng không muộn gì”.
Trong năm 1936, trong một bức thơ gởi cho một thượng cấp của mình (được đề cập trên đoạn trên), ông đã nói đến nhận xét của mình về cấp chỉ huy tại mặt trận nếu chiến trận mới bắt đầu. Và ông đã tiên đoán đúng. Vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Hạm Đội TBD của Mỹ là Đô Đốc Husband E. Kimmel, sau khi Nimitz thay thế đã phải chịu thân bại danh liệt, bị hạ bệ một cách xấu hổ. Nimitz thì không. Tên ông mãi mãi ở trong lòng mọi người dân Mỹ, trong quân sử Mỹ và nhất là các quân nhân Hải-Quân Mỹ đã một thời phục-vụ dưới trướng của ông.
Mọi người đầu biết, nếu không nhờ Hải Quân Mỹ đánh tan Hải quân Nhật, thử hỏi Bộ binh do McArthur có làm cho Nhật thua trận chóng như vậy hay còn gây thêm tổn thất cho Mỹ hoặc là cuộc chiến có sớm chấm dứt như vậy chăng? Sau khi Nhật đầu hàng, rất nhiều bài tuyên truyền cho McArthur phổ biến dẫy đầy, xem như chiến thắng của Hải Quân Mỹ ở TBD là do McArthur chỉ huy, là công lao của vị Tướng nầy. Hải quân Mỹ không phục vì thực tế không phải như vậy. Phòng Thông tin Hải Quân đưa ra kế hoạch phản pháo để giữ uy tín cho Nimitz nhưng ông ta phản đối. Nimitz cũng phản đối kế hoạch của Hải quân định tuyên truyền về ông. Ông cho rằng hai người từng sát cánh nhau trong chiến trận, tại sao chiến thắng rồi lại kình chống nhau? Và ông đã nhịn. Người ta cho là ông anh hùng mã thượng hơn. Cuộc đời binh nghiệp của ông có nhiều việc mà người đương thời trong giới quân sự lẫn chính trị, trong và ngoài Hải Quân Mỹ đều coi là “điều bí-mật không thể hiểu nỗi”.
Người ta nhớ lại, một năm trước ngày Nhật tập Kích vào Trân Châu Cảng, TT Roosevelt từng đề nghị Nimitz làm “Tổng Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ” kiêm “Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương” nhưng ông ta đã từ chối. Đối với mọi người, đó là điều vinh hạnh nhưng ông tiên đoán “cái sẽ đến” trong chiếc ghế nầy. Mọi người khó hiểu nhưng chính con trai của ông đã vèn bức màn bí-mật nầy. Khi bị con trai “truy” hỏi “tại sao?” riết quá, ông đành thú thật:
-“Tình hình chiến sự như vậy, trước sau gì Hải quân Mỹ và Nhật cũng sẽ đụng độ nhau một mất một còn. Riêng Hải Quân Mỹ chưa chuẩn bị, lại mất cảnh giác, thế nào cũng bị đánh với thiệt hại không ít. Thế rồi các vị chỉ huy sẽ bị cách chức. Khi đó, ba sẽ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cũng không muộn gì”.
Trong năm 1936, trong một bức thơ gởi cho một thượng cấp của mình (được đề cập trên đoạn trên), ông đã nói đến nhận xét của mình về cấp chỉ huy tại mặt trận nếu chiến trận mới bắt đầu. Và ông đã tiên đoán đúng. Vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Hạm Đội TBD của Mỹ là Đô Đốc Husband E. Kimmel, sau khi Nimitz thay thế đã phải chịu thân bại danh liệt, bị hạ bệ một cách xấu hổ. Nimitz thì không. Tên ông mãi mãi ở trong lòng mọi người dân Mỹ, trong quân sử Mỹ và nhất là các quân nhân Hải-Quân Mỹ đã một thời phục-vụ dưới trướng của ông.
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
6. QUYẾT ĐỊNH THẢ BOM XUỐNG ĐẤT NHẬT: Nói đến cuộc đời của Đô-Đốc Chester W. Nimitz phải nói đến Thế chiến thứ 2. Nói đến Thế Chiến 2 phải nói đến quyết định đánh bom nguyên tử của chính phủ Hoa Kỳ. Nhiều người vẫn cho rằng quyết định dùng bom nguyên tử là một hành động vô nhân đạo, một cách giết người tập thể quá dã-man. Trái lại, cũng có nhiều người - nhất là các nhà quân sự - cho là làm như vậy là đúng. Đến nay, điều nầy chưa ngã ngũ. Như vậy, câu hỏi đặt ra là “việc dùng bom nguyên tử thả xuống Nhật vào năm 1945 có cần thiết hay không?”.
Nguyên-lý của bom nguyên-tử (còn gọi là bom A): “Những phản-ứng dây chuyền của sự phân đôi hạt nhân sẽ gây nên một sự bùng nổ khổng-lồ”. Các chuyên gia dựa vào hiện-tượng phân-hạch hạt-nhân để chế ra bom nguyên-tử. Nhân nguyên-tử của chất phóng-xạ (Uranium hay Plutonium) sẽ bị phân đôi khi bị một Neutron bắn phá, sau đó tạo ra năng-lượng và sinh ra nhiều Neutron nữa. Một phản-ứng dây chuyền xảy ra và năng-lượng sinh ra đạt đến mức khổng-lồ. Chỉ cần 2 pound Uranium làm thoát ra năng-lượng tương-đương 10,000,000 pound than đá. Sức mạnh của bom nguyên-tử dựa vào phản-ứng nhiệt hạch. Năng-lượng ban đầu được kích-phát sẽ làm nóng và nén một hỗn-hợp gồm Lithium (loại kim-loại nhẹ) và Deuterium (một thể nặng của Hydro) rồi bao bọc một miếng Uranium. Các Neutron từ Uranium lúc này bắn phá và tách Lithium thành Helium và Tritium (một thể nặng hơn nữa của Hydro). Tritium và Deutrium bắt đầu chảy ra, sản sinh Helium và một Neutron. Neutron tiếp tục bắn phá trong một chuỗi dây chuyền đồng loạt như thế. Sức mạnh của bom nguyên-tử thật là khủng-khiếp.
Quả bom nguyên-tử thử-nghiệm đầu tiên được đặt tên là Mike, sức nổ mạnh tương-đương 10 triệu tấn thuốc nổ. Ngay cả những nhà khoa-học từng thấy hiện-tượng phản-ứng hạt nhân cũng phải bàng-hoàng khi chứng-kiến cuộc thử-nghiệm. Ông Mike, một nhà khoa học về bom nguyên tử của Mỹ đã cho hay:
-“Cảnh tượng thật khủng-khiếp và tàn bạo, dường như mọi vật biến mất. Nó làm chúng tôi lóa mắt không chỉ một hai giây mà hàng phút liền”.
Tổng thống Harry Truman cũng đã thừa nhận về sức mạnh của bom nguyên tử, ông đã viết trong nhật ký:
-"Chúng ta đã chế tạo ra một quả bom kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới. Nó như biển lửa tàn phá ở thời kỳ Lưỡng Hà, sau thời của con thuyền thần kỳ của Noah".
Thủ tướng Anh Winston Churchill lúc đó đã ví hai vụ ném bom xuống đất Nhật giống như "Cơn thịnh nộ thứ hai của Chúa".
Phía Mỹ thì cho đó là quyết định cần thiết, giúp giải quyết chiến tranh chóng hơn, nhân loại đỡ chịu thương đau thêm. Người ra lệnh là Tổng Thống Harry Truman, mãi cho đến khi qua đời, ông vẫn cho là quyết định đúng đắn. Phía Nhật thì cho là không cần vì trước sau gì phe Trục cũng sẽ đầu hàng, trong đó, Nhật cũng chịu chung số phận.
Nguyên-lý của bom nguyên-tử (còn gọi là bom A): “Những phản-ứng dây chuyền của sự phân đôi hạt nhân sẽ gây nên một sự bùng nổ khổng-lồ”. Các chuyên gia dựa vào hiện-tượng phân-hạch hạt-nhân để chế ra bom nguyên-tử. Nhân nguyên-tử của chất phóng-xạ (Uranium hay Plutonium) sẽ bị phân đôi khi bị một Neutron bắn phá, sau đó tạo ra năng-lượng và sinh ra nhiều Neutron nữa. Một phản-ứng dây chuyền xảy ra và năng-lượng sinh ra đạt đến mức khổng-lồ. Chỉ cần 2 pound Uranium làm thoát ra năng-lượng tương-đương 10,000,000 pound than đá. Sức mạnh của bom nguyên-tử dựa vào phản-ứng nhiệt hạch. Năng-lượng ban đầu được kích-phát sẽ làm nóng và nén một hỗn-hợp gồm Lithium (loại kim-loại nhẹ) và Deuterium (một thể nặng của Hydro) rồi bao bọc một miếng Uranium. Các Neutron từ Uranium lúc này bắn phá và tách Lithium thành Helium và Tritium (một thể nặng hơn nữa của Hydro). Tritium và Deutrium bắt đầu chảy ra, sản sinh Helium và một Neutron. Neutron tiếp tục bắn phá trong một chuỗi dây chuyền đồng loạt như thế. Sức mạnh của bom nguyên-tử thật là khủng-khiếp.
Quả bom nguyên-tử thử-nghiệm đầu tiên được đặt tên là Mike, sức nổ mạnh tương-đương 10 triệu tấn thuốc nổ. Ngay cả những nhà khoa-học từng thấy hiện-tượng phản-ứng hạt nhân cũng phải bàng-hoàng khi chứng-kiến cuộc thử-nghiệm. Ông Mike, một nhà khoa học về bom nguyên tử của Mỹ đã cho hay:
-“Cảnh tượng thật khủng-khiếp và tàn bạo, dường như mọi vật biến mất. Nó làm chúng tôi lóa mắt không chỉ một hai giây mà hàng phút liền”.
Tổng thống Harry Truman cũng đã thừa nhận về sức mạnh của bom nguyên tử, ông đã viết trong nhật ký:
-"Chúng ta đã chế tạo ra một quả bom kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới. Nó như biển lửa tàn phá ở thời kỳ Lưỡng Hà, sau thời của con thuyền thần kỳ của Noah".
Thủ tướng Anh Winston Churchill lúc đó đã ví hai vụ ném bom xuống đất Nhật giống như "Cơn thịnh nộ thứ hai của Chúa".
Phía Mỹ thì cho đó là quyết định cần thiết, giúp giải quyết chiến tranh chóng hơn, nhân loại đỡ chịu thương đau thêm. Người ra lệnh là Tổng Thống Harry Truman, mãi cho đến khi qua đời, ông vẫn cho là quyết định đúng đắn. Phía Nhật thì cho là không cần vì trước sau gì phe Trục cũng sẽ đầu hàng, trong đó, Nhật cũng chịu chung số phận.
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
Sự thật như thế nào? Chúng ta thử xét qua vài khía cạnh, chúng ta sẽ thấy được ít nhiều nhận xét.
* Phía Đồng minh, quân đội Mỹ là “nỗ-lực chính”. Do vậy, mọi tính toán, quyết định đều do các nhà lãnh đạo Mỹ nghiên cứu và quyết định, làm thế nào có lợi cho Mỹ nhiều hơn, quân Mỹ ít bị thiệt hại.
* Phe Bộ Binh của Mỹ thì cho là nên dùng biện pháp đổ quân. Phe Hải quân thì cho là dùng máy bay từ các HKMH thả bom đánh phá và phong tỏa Nhật cho đến khi đầu hàng. Ðô Ðốc Nimitz đã trình bày với Thủy Sư Ðô Ðốc King, Tư lệnh Hải Quân Mỹ là ông không ủng hộ giải pháp đổ bộ. Qua kinh nghiệm trong hai tháng đánh chiếmOkinawa , đã tổn thất 21,000 người, một con số rất lớn. Ngoài ra, còn nhiều trận khác, con số thương vong của Mỹ cộng lại cũng khá cao. Do vậy, dùng bom đánh Nhật để tránh thương vong cho quân Mỹ nếu đổ quân lên đất Nhật.
* Theo kế hoạch mà MacArthur đề ra, nếu đổ bộ, Mỹ sẽ mở hai cuộc hành quân chính. Cuộc hành quân đầu mang tên là “Chiến dịch Olympic” sẽ đổ bộ vào đảo Kyushu, một trong 4 đảo chính của Nhật. Khi đã chiếm được Kyushu, sẽ lập các đầu cầu để mở “Chiến dịch Coronet”, mang quân trú tại Kyushu tấn công vào thủ đô Nhật và các đảo khác.
* Chúng ta biết chiến trường Á Châu, về phe Trục, do Nhật đảm trách. Lúc đó Nhật còn gần 3 triệu quân đóng trong nước, còn 10,000 máy bay, một nửa trong số đó là các phi đội cảm tử “Thần Phong” (5), đang chờ được “vinh dự lao vào quân đội Mỹ”. Hơn nữa, lịch sử nước Nhật chưa bao giờ bị quân ngoại bang tấn công. Nhật tin là dân chúng sẵn sàng chiến đấu bên cạnh quân đội. Họ cho rằng dù Nhật có bị chết 5 triệu người thì cũng chưa đến nỗi phải đầu hàng. Ngoài ra, tinh thần tuân hành thượng lệnh của họ rất cao.
* Tin tình báo lúc đầu cho biết: Nhật có gần 400,000 quân bảo vệKyushu . Đến ngày 24/6, con số là 500.000 và rồi ngày 6/8 là 560.000. Những con số này dựa trên các dữ liệu thu được từ do thám, tình báo, tin từ hệ thống thám không của Nhật (còn gọi là Ultra) đánh đi. Nhưng về sau, tin tình báo cải chính có gần 700,000 quân Nhật ở trên đảo, với 6,000 máy bay. Vì vậy, Mỹ dự trù dùng 680,000 quân và 10,000 máy bay. Tuy phía Hải quân của Nimitz chống lại giải pháp đổ bộ nhưng MacArthur tỏ ra không tin đến những con số tình báo nầy, ông cho là cứ tiến hành chiến dịch Olympic. Nhưng con số thực của binh sĩ Nhật tại Kyushu tính đến ngày 6/8 là 900.000 quân. Cuộc tấn công Kyushu được dự tính vào ngày 1/11. Đến thời điểm đó, quân Nhật sẽ tăng lên trên 1 triệu quân, một con số kinh khiếp.
* Căn cứ vào số thiệt hai do các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật, điển hình là vụ tấn công Iwo Jima vàOkinawa vào năm 1945 rất cao. Vụ tấn công Iwo Jima đã tổn thất 6.200 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Vụ tấn công đảo Okinawa Mỹ tổn thất đến 13.000 người, 1/3 số này bỏ mạng trên tàu do các Phi đội Thần phong (6) Nhật. Từ ý tưởng tự sát và do những máy bay lỗi thời này thường không đủ xăng quay trở lại căn cứ, các phi-công Nhật biến máy bay của họ thành bom. Chỉ riêng chiếc USS Franklin, Mỹ đã mất 1.000 binh sĩ và chiếc chiến hạm biến thành một đống lửa khổng lồ do các phi công cảm tử nầy gây ra.
* Phía Đồng minh, quân đội Mỹ là “nỗ-lực chính”. Do vậy, mọi tính toán, quyết định đều do các nhà lãnh đạo Mỹ nghiên cứu và quyết định, làm thế nào có lợi cho Mỹ nhiều hơn, quân Mỹ ít bị thiệt hại.
* Phe Bộ Binh của Mỹ thì cho là nên dùng biện pháp đổ quân. Phe Hải quân thì cho là dùng máy bay từ các HKMH thả bom đánh phá và phong tỏa Nhật cho đến khi đầu hàng. Ðô Ðốc Nimitz đã trình bày với Thủy Sư Ðô Ðốc King, Tư lệnh Hải Quân Mỹ là ông không ủng hộ giải pháp đổ bộ. Qua kinh nghiệm trong hai tháng đánh chiếm
* Theo kế hoạch mà MacArthur đề ra, nếu đổ bộ, Mỹ sẽ mở hai cuộc hành quân chính. Cuộc hành quân đầu mang tên là “Chiến dịch Olympic” sẽ đổ bộ vào đảo Kyushu, một trong 4 đảo chính của Nhật. Khi đã chiếm được Kyushu, sẽ lập các đầu cầu để mở “Chiến dịch Coronet”, mang quân trú tại Kyushu tấn công vào thủ đô Nhật và các đảo khác.
* Chúng ta biết chiến trường Á Châu, về phe Trục, do Nhật đảm trách. Lúc đó Nhật còn gần 3 triệu quân đóng trong nước, còn 10,000 máy bay, một nửa trong số đó là các phi đội cảm tử “Thần Phong” (5), đang chờ được “vinh dự lao vào quân đội Mỹ”. Hơn nữa, lịch sử nước Nhật chưa bao giờ bị quân ngoại bang tấn công. Nhật tin là dân chúng sẵn sàng chiến đấu bên cạnh quân đội. Họ cho rằng dù Nhật có bị chết 5 triệu người thì cũng chưa đến nỗi phải đầu hàng. Ngoài ra, tinh thần tuân hành thượng lệnh của họ rất cao.
* Tin tình báo lúc đầu cho biết: Nhật có gần 400,000 quân bảo vệ
* Căn cứ vào số thiệt hai do các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật, điển hình là vụ tấn công Iwo Jima và
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
* Theo tổng kết, trong các cuộc đụng trận, chưa bao giờ có một đơn vị quân Nhật nào chịu đầu hàng, vì vậy con số thương vong rất cao. Các cuộc đổ bộ ở Thái Bình Dương tỷ số tổn cao gấp 5 lần các trận ở Âu, Phi Châu. Vì vậy, chuyên gia Mỹ dự tính là nếu tấn công Kyushu , số tử vong của quân Nhật lên tới vài trăm ngàn. Đó là chưa kể số thường dân tham gia việc phòng thủ, có thể vài trăm ngàn người chết nữa. Về phía Mỹ, muốn chiếm được Kyushu, số thiệt hại dự tính sẽ từ 150,000 đến 350,000 người, trong đó, số tử thương có thể từ 35,000 đến 150,000.
* Như vậy, chỉ tính riêng việc đổ bộ lên đảo Kyushu, có thể 500 ngàn người Nhật và vài trăm ngàn quân Mỹ, con số cao hơn dân số ở hai thành phốHiroshima và Nagasaki . Khả năng kháng cự của quân dân Nhật ở Kyushu chưa ai biết bao giờ chấm dứt và con số thương vong có thể cao hơn. Ngoài ra, khả năng chống cự đến cùng hay tự sát của quân Nhật cũng được phía Mỹ xét đến. Trong trận tấn công đảo Kiuriu, sau khi thấy không thể chống cự, ngày 22-6, viên Trung Tướng Nhật chỉ huy trên đảo cùng tất cả quân lính Nhật tự sát tập thể. Ngày 15-5-1944, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên đảo Saiban, căn cứ địa của quân Nhật. Cuộc chiến vô cùng khốc-liệt vì quân Nhật điên cuồng cố thủ, đến độ cuối cùng rút chốt lựu đạn tự sát chứ không chịu đầu hàng. Trận nầy quân Mỹ tử thương 3.400 người, gần 1.000 người bị thương. Phía Nhật, số xác chết đếm được là 23.000 người. Ngoài ra, Mỹ còn nhớ đến tổn thất trong cuộc tấn công hòn đảo Luzon, Philippines trong đó 31.000 người thương vong cho cả hai phía và dân chúng.
* Điều khiến TT Truman quan tâm nhất lúc đó là số thương vong của quân đội Mỹ. Trong một đoạn hồi ký, Truman đã viết:
-"Tôi đã hỏi tướng George C. Marshall nếu phải đưa lính tớiTokyo và các khu vực khác thì tổn thất sẽ là thế nào. Ông ấy trả lời rằng nếu đổ quân Nhật sẽ thiệt hại ít nhất khoảng 350.000 lính Mỹ".
* Cũng theo dự tính của Mỹ, giới quân phiệt Nhật có thể đã tính đến nước bài tuyên bố “thiết quân luật” khi có cuộc đổ bộ của quân Mỹ. Nếu quyết định thiết quân luật được ban ra rồi thì quyết định thuộc về các vị tướng lãnh chủ chiến. Khi đó, chiến tranh sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Nếu lệnh đầu hàng không phải do Thiên Hoàng ban ra thì binh sĩ chắc cầm cự cho đến chết. Sau nầy, chính Thủ Tướng Suzuki đã khai rằng “quân Nhật cho là sẽ chiến đấu tới cùng” và “tin rằng họ sẽ đánh bại được quân Mỹ”.
* Như vậy, chỉ tính riêng việc đổ bộ lên đảo Kyushu, có thể 500 ngàn người Nhật và vài trăm ngàn quân Mỹ, con số cao hơn dân số ở hai thành phố
* Điều khiến TT Truman quan tâm nhất lúc đó là số thương vong của quân đội Mỹ. Trong một đoạn hồi ký, Truman đã viết:
-"Tôi đã hỏi tướng George C. Marshall nếu phải đưa lính tới
* Cũng theo dự tính của Mỹ, giới quân phiệt Nhật có thể đã tính đến nước bài tuyên bố “thiết quân luật” khi có cuộc đổ bộ của quân Mỹ. Nếu quyết định thiết quân luật được ban ra rồi thì quyết định thuộc về các vị tướng lãnh chủ chiến. Khi đó, chiến tranh sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Nếu lệnh đầu hàng không phải do Thiên Hoàng ban ra thì binh sĩ chắc cầm cự cho đến chết. Sau nầy, chính Thủ Tướng Suzuki đã khai rằng “quân Nhật cho là sẽ chiến đấu tới cùng” và “tin rằng họ sẽ đánh bại được quân Mỹ”.
Hàng Không Mẫu hạm USS Nimitz CVN-68
* Và nếu chiến tranh kéo dài, một ngày nào đó, nước Nhật chắc sẽ kiệt quệ. Chừng đó, bao nhiêu người Nhật đau khổ, tang thương nữa, không ai lường trước được. Ngoài ra, tù binh Đồng minh bị Nhật bắt cầm tù, con số không ít, chắc sẽ bị bỏ chết đói hay bị họ thủ tiêu.
* Đối với giới quân phiệt Nhật, hành động thả bom nguyên tử của Mỹ đã giúp họ nhiều việc. Thứ nhất, hai trái bom nguyên tử giúp họ có một cơ hội quyết định mà không mất thể diện. Họ cho rằng: đầu hàng là để cứu dân chứ không phải vì hèn nhát. Thứ hai, chấp nhận đầu hàng Mỹ, Nhật tránh được một mối lo khác, đó là chế độ Cộng sản. Stalin đã tuyên chiến với Nhật và đánh bại đạo quân Quan Ðông của Nhật ở Mãn Châu khi đã rảnh tay ở mặt trận Châu Âu. Giới quân phiệt Nhật cũng biết tại Hội Nghị Yalta, đồng minh đã đồng ý để quân Nga chiếm đảo Hokkaido của Nhật. Cuộc chiến ở Hokkaido có thể làm thiệt mạng gần nửa triệu quân Nhật và khoảng nửa triệu thường dân. Như vậy, giới quân sự Nhật, bên ngoài thì trách Mỹ với hai quả bom nguyên tử nhưng sau đó, họ xét lại nên không có hành động chống Mỹ quyết liệt do hận thù từ đó đến nay.
* Giáo sư sử học và là giám đốc trung tâm nghiên cứu Chiến tranh Lạnh thuộc Đại học California, ông Tsuyoshi Hasegawa, trong cuốn “Racing the Enemy”, đã đưa ra một số giải thích đối với những sự kiện liên quan đến vấn đề này. Ông Hasegawa cho rằng lãnh đạo Nhật không quá quan tâm tới những thiệt hại của Nhật do bom nguyên tử của Mỹ bởi họ cũng sẽ chịu tổn thất tương tự, có khi còn nặng hơn, với những loại bom quy-ước (bom thường) của Mỹ. Ông cho rằng việc quân Nga trở lại Á Châu mới làm Nhật lo sợ, với thảm họa Cộng sản.
* Nhà sử học của Mỹ Richard B. Frank viết ra trong cuốn Downfall phát hành năm 1999 có quan điểm trái ngược với ông Hasegawa. Ông Richard B. Frank đoan chắc:
-“Sẽ chỉ là ảo tưởng nếu cho rằng chiến tranh có thể kết thúc trước khi Mỹ dùng tới bom nguyên tử".
* Những tranh cãi về vấn đề này vẫn còn tiếp tục. Tại một hội nghị do Greenpeace tổ chức tạiLondon nhân 60 năm thạm họa bom nguyên tử được thả xuống đất Nhật, ông Mark Selden, giáo sư Đại học Binghamton ở New York cho rằng còn có nhiều toan tính toán chiến lược đằng sau quyết định của Truman. Ông nói:
-"Có những người tin rằng thả quả bom sẽ thúc đẩy chiến tranh chóng kết thúc, và như vậy vị thế của Mỹ ở châu Á được nâng lên. Thực chất, đây là một cuộc chạy đua với Nga. Mỹ thả bom, ngoài việc tiêu-diệt Nhật, còn có mục đích là để cảnh báo với thế giới về sự lớn mạnh của Mỹ. Nó đồng thời ngăn chặn việc Nga đưa quân xâm chiếm Nhật, hoặc cho dù nếu việc đổ bổ Nhật xảy ra thì Mỹ sẽ là lực lượng dẫn đầu chiến dịch đó".
* David McCullough, một nhà sử học lừng danh của Mỹ, tác giả có nhiều sách bán chạy nhất (best seller), 2 lần thắng giải Pulitzer, người được gọi là “bậc thầy của nghệ thuật viết văn ký thuật lịch sử (master of the art of narrative history), trong cuốn “Truman”, xuất bản vào năm 1993 (cuốn sách đoạt giải Pulitzer) đã có một giải thích thực tế, khả tín trước động cơ của Truman khi ra lệnh thả bom. Ông viết:
-"Làm thế nào mà một vị tổng thống, hoặc những người có trách nhiệm, có thể trả lời với nhân dân Mỹ... nếu sau khi mất một biển máu để xâm chiếm Nhật Bản, khi đó người dân Mỹ mới biết rằng Mỹ đã có thứ vũ khí có khả năng chấm dứt cuộc chiến đã được chế tạo xong từ giữa mùa hè mà không được sử dụng?".
* Đối với giới quân phiệt Nhật, hành động thả bom nguyên tử của Mỹ đã giúp họ nhiều việc. Thứ nhất, hai trái bom nguyên tử giúp họ có một cơ hội quyết định mà không mất thể diện. Họ cho rằng: đầu hàng là để cứu dân chứ không phải vì hèn nhát. Thứ hai, chấp nhận đầu hàng Mỹ, Nhật tránh được một mối lo khác, đó là chế độ Cộng sản. Stalin đã tuyên chiến với Nhật và đánh bại đạo quân Quan Ðông của Nhật ở Mãn Châu khi đã rảnh tay ở mặt trận Châu Âu. Giới quân phiệt Nhật cũng biết tại Hội Nghị Yalta, đồng minh đã đồng ý để quân Nga chiếm đảo Hokkaido của Nhật. Cuộc chiến ở Hokkaido có thể làm thiệt mạng gần nửa triệu quân Nhật và khoảng nửa triệu thường dân. Như vậy, giới quân sự Nhật, bên ngoài thì trách Mỹ với hai quả bom nguyên tử nhưng sau đó, họ xét lại nên không có hành động chống Mỹ quyết liệt do hận thù từ đó đến nay.
* Giáo sư sử học và là giám đốc trung tâm nghiên cứu Chiến tranh Lạnh thuộc Đại học California, ông Tsuyoshi Hasegawa, trong cuốn “Racing the Enemy”, đã đưa ra một số giải thích đối với những sự kiện liên quan đến vấn đề này. Ông Hasegawa cho rằng lãnh đạo Nhật không quá quan tâm tới những thiệt hại của Nhật do bom nguyên tử của Mỹ bởi họ cũng sẽ chịu tổn thất tương tự, có khi còn nặng hơn, với những loại bom quy-ước (bom thường) của Mỹ. Ông cho rằng việc quân Nga trở lại Á Châu mới làm Nhật lo sợ, với thảm họa Cộng sản.
* Nhà sử học của Mỹ Richard B. Frank viết ra trong cuốn Downfall phát hành năm 1999 có quan điểm trái ngược với ông Hasegawa. Ông Richard B. Frank đoan chắc:
-“Sẽ chỉ là ảo tưởng nếu cho rằng chiến tranh có thể kết thúc trước khi Mỹ dùng tới bom nguyên tử".
* Những tranh cãi về vấn đề này vẫn còn tiếp tục. Tại một hội nghị do Greenpeace tổ chức tại
-"Có những người tin rằng thả quả bom sẽ thúc đẩy chiến tranh chóng kết thúc, và như vậy vị thế của Mỹ ở châu Á được nâng lên. Thực chất, đây là một cuộc chạy đua với Nga. Mỹ thả bom, ngoài việc tiêu-diệt Nhật, còn có mục đích là để cảnh báo với thế giới về sự lớn mạnh của Mỹ. Nó đồng thời ngăn chặn việc Nga đưa quân xâm chiếm Nhật, hoặc cho dù nếu việc đổ bổ Nhật xảy ra thì Mỹ sẽ là lực lượng dẫn đầu chiến dịch đó".
* David McCullough, một nhà sử học lừng danh của Mỹ, tác giả có nhiều sách bán chạy nhất (best seller), 2 lần thắng giải Pulitzer, người được gọi là “bậc thầy của nghệ thuật viết văn ký thuật lịch sử (master of the art of narrative history), trong cuốn “Truman”, xuất bản vào năm 1993 (cuốn sách đoạt giải Pulitzer) đã có một giải thích thực tế, khả tín trước động cơ của Truman khi ra lệnh thả bom. Ông viết:
-"Làm thế nào mà một vị tổng thống, hoặc những người có trách nhiệm, có thể trả lời với nhân dân Mỹ... nếu sau khi mất một biển máu để xâm chiếm Nhật Bản, khi đó người dân Mỹ mới biết rằng Mỹ đã có thứ vũ khí có khả năng chấm dứt cuộc chiến đã được chế tạo xong từ giữa mùa hè mà không được sử dụng?".
Qua những sơ lược vừa kể, còn có nhiều tài liệu khác nữa chưa được giải mã, với sự thiệt hại của 2 thành phố Hirosima và Nagasaki, nếu đem so với những thiệt hại không lường được mà quân dân Nhật, quân đội Đồng Minh và dân chúng ở những vùng đất mà Nhật chiếm đóng gánh phải, bên nào nặng hơn? Đó là câu trả lời cho câu hỏi nêu trên trước quyết định thả hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật, chấm dứt chiến tranh, đem thanh bình cho nhân loại.
Người Nhật ngày nay đã giàu nhờ phát triển kinh tế nên rất sợ chiến tranh. Jieitai (Đội Tự vệ), tức quân đội của Nhật Bản, có khoảng 250.000 người. Với quân số ấy, Nhật vẫn phải cần vào sự hiện diện của quân nhân Hoa Kỳ trú đóng ở Nhật Bản. Người ta nghĩ rằng đa số người Nhật không oán trách Hoa Kỳ về việc thả bom nguyên tử trên đất nước họ, qua những thiện chí và hợp tác của họ với người Mỹ. Dù sao, họ cũng là kẻ đánh lén, gây chiến trước qua vụ tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor raid) buộc Mỹ phải trả đũa và họ phải gánh chịu hậu quả.
Người Nhật ngày nay đã giàu nhờ phát triển kinh tế nên rất sợ chiến tranh. Jieitai (Đội Tự vệ), tức quân đội của Nhật Bản, có khoảng 250.000 người. Với quân số ấy, Nhật vẫn phải cần vào sự hiện diện của quân nhân Hoa Kỳ trú đóng ở Nhật Bản. Người ta nghĩ rằng đa số người Nhật không oán trách Hoa Kỳ về việc thả bom nguyên tử trên đất nước họ, qua những thiện chí và hợp tác của họ với người Mỹ. Dù sao, họ cũng là kẻ đánh lén, gây chiến trước qua vụ tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor raid) buộc Mỹ phải trả đũa và họ phải gánh chịu hậu quả.
7. LỜI KẾT: Trong Thế Chiến thứ hai, Mỹ đứng về phe Đồng minh, tức phe chính-nghĩa, với các cái thiện, cái mỹ được tô vẽ tối đa. Có hạng người ham danh trục lợi, tham quyền cố vị, sẽ thừa cơ hội nầy để đánh bóng cho mình. Nimitz không nằm trong loại người đó. Điều này làm tâm hồn ông thảnh thơi, vui sống mãi đến ngày qua đời mà không bận tâm, mệt trí vì công danh, phú quý.
Trong suốt 42 năm phục vụ trong Hải quân, ông nhận được 5 huy-chương thuộc loại cao quý nhất của Hoa Kỳ và 9 huy chương cao quý khác, 15 huy chương của rất nhiều quốc gia cấp tặng. Tên ông, ngoài việc đặt cho chiếc HKMH nói ở đoạn trên, còn được đặt cho:
- USPS (Bưu điện Mỹ) in hình Nimitz được in trên một loại tem (postal stamp) do USPS phát hành.
- Quỹ Nimitz (Nimitz Foundation), thành lập năm 1970, tài trợ cho “Viện Bảo tàng Quốc gia cho chiến tranh TBD”.
- Xa lộ Nimitz, tức Interstate 880, chạy từBerkeley tới San Jose , California .
- Nimitz Glacier Antarctica (Nam Băng Dương), để ghi công ông trong chức-vụ Tư Lệnh hành quân Highjum.
- Xa lộ Nimitz, tức đường 92 ở đảoOahu , Hawaii .
- Thư viện Nimitz, thư viện chính tại Học Viện Hải Quân Mỹ Annapolis,Maryland .
- Callahan Hall,một Building tại trường Đại-học Berkeley , trong đó có Thư viện Nimitz.
Sở dĩ ông chọn thành phố nầy để sống nốt cuộc đời còn lại là để được nhìn thấy biển cả, nhìn thấy TBD, vùng biển mà cuộc đời quân ngũ và chiến công của ông dính liền với nó. Đó cũng là niềm ước mơ từ thuở thiếu thời của ông: được sống với biển cả, được hưởng hương vị mặn của biển. Ông được nhìn những con tàu nhấp-nhô trên sóng để tìm lại cuộc sống hải hồ thuở còn trong quân ngũ.
Thủy-Sư Đô-Đốc Chester William Nimitz nhập Bệnh viện Hải Quân Oak Knoll tạiOakland vì chứng stroke và sưng phổi vào cuối năm 1965. Tháng 1-1966, khi bác sĩ cho biết không thể chữa trị, ông được đưa về lại khu gia binh có tên Quatres One tại Yerba Buena Island. Ông mãn phần vào chiều ngày 20-2-1966. Theo nguyện vọng lúc sinh thời, vào ngày 23-2-1966, một ngày trước lần sinh nhật thứ 81, thi hài ông được an táng tại Golden Gate National Cemetry, San Bruno, gần thành phố San Francisco, California, nhìn ra Thái Bình Dương để "linh hồn ông sớm tối được nhìn ra biển cả, nhìn lại đại dương mà thuở sinh thời ông đã chiến đấu cho một nước Mỹ an lành, cho một thế giới thoát khỏi chiến tranh".
Trong suốt 42 năm phục vụ trong Hải quân, ông nhận được 5 huy-chương thuộc loại cao quý nhất của Hoa Kỳ và 9 huy chương cao quý khác, 15 huy chương của rất nhiều quốc gia cấp tặng. Tên ông, ngoài việc đặt cho chiếc HKMH nói ở đoạn trên, còn được đặt cho:
- USPS (Bưu điện Mỹ) in hình Nimitz được in trên một loại tem (postal stamp) do USPS phát hành.
- Quỹ Nimitz (Nimitz Foundation), thành lập năm 1970, tài trợ cho “Viện Bảo tàng Quốc gia cho chiến tranh TBD”.
- Xa lộ Nimitz, tức Interstate 880, chạy từ
- Nimitz Glacier Antarctica (Nam Băng Dương), để ghi công ông trong chức-vụ Tư Lệnh hành quân Highjum.
- Xa lộ Nimitz, tức đường 92 ở đảo
- Thư viện Nimitz, thư viện chính tại Học Viện Hải Quân Mỹ Annapolis,
- Callahan Hall,
Sở dĩ ông chọn thành phố nầy để sống nốt cuộc đời còn lại là để được nhìn thấy biển cả, nhìn thấy TBD, vùng biển mà cuộc đời quân ngũ và chiến công của ông dính liền với nó. Đó cũng là niềm ước mơ từ thuở thiếu thời của ông: được sống với biển cả, được hưởng hương vị mặn của biển. Ông được nhìn những con tàu nhấp-nhô trên sóng để tìm lại cuộc sống hải hồ thuở còn trong quân ngũ.
Thủy-Sư Đô-Đốc Chester William Nimitz nhập Bệnh viện Hải Quân Oak Knoll tại
Một con người tận tụy suốt đời vì quốc gia dân tộc, vì quân ngũ cùng đồng đội với những chiến công trong một ước mơ "đem cuộc sống thanh bình cho bao người" đã bình yên về cõi vĩnh hằng. Người "kỵ sĩ của biển cả" khi sống tung hoành trong biển cả, lúc chết được ở cạnh đại dương, hẳn đã đạt được tâm nguyện của mình vậy!
Lê Chánh Thiêm.
Tài liệu tham khảo:
- US Navy.com
- Google.
- Ask.com
- WW2
- Atomic Bomb history
- Days To Remember: An Account of the Bombings of Hiroshima and Nagasaki
- D Day
(1) Cấp Tướng của quân-đội Mỹ được mang 5 sao trong thời chiến ở các chức vụ cao để chỉ-huy (các tướng 4 sao khác). Trong Lục quân gọi là General of the Army, Không quân gọi là General of the Air Force (Thống Tướng), trong Hải quân gọi là Fleet Admiral (Thủy Sư Đô Đốc). Khi chiến cuộc chấm dứt, họ trở về mang lại 4 sao. Trong quân đội Mỹ, cấp bậc Thống tướng xuất hiện từ năm 1866, khi đó, có 3 vị Tướng được phong là Ulysses S. Grant, William T. Sherman và Philip H. Sheridan. Tuy nhiên,cấp bậc của họ lúc đó vẫn chỉ là 4 sao. Đến năm 1944, cấp bậc Thống tướng 5 sao được thành hình để tương ứng với cấp bậc Thống chế (Field Marshall) của quân đội Hoàng gia Anh. Đến năm 1946 được chính thức công nhận vĩnh viễn trong quân sử Mỹ, đến ngày nay.
(2) Biên đội (còn gọi là đội hình): hình dạng của đoàn tàu khi di chuyển (hàng ngang, hàng dọc, quả trám, vòng tròn…
(3) Từ ngữ “Sĩ quan thâm niện hiện diện” rất quan trọng trong Hải Quân. Nó thể hiện cái “uy quyền” và sự tin tưởng vào khả năng của cấp chỉ huy với thâm niên công vụ, thâm niên cấp bực so với người đang đảm nhận trách nhiệm.
(4) USS Hornet: Chiếc HKMH Hornet nói trong bài nầy là chiếc USS Hornet 2. Chiếc USS Hornet 1 (1805-1829) là chiếc CV-8, được võ trang tháng 10-1805 tạiBaltimore , Maryland . Trong trận chiến ở Santa Cruz, khi rời Tampico, Mexico vào 29-9-1829, chiếc Hornet bị gãy cốt buồm chính trong một trận bão và bị chìm, mang theo trọn vẹn thủy thủ đoàn. Đến tháng 10-1942, Hải-quân Mỹ đổi tên chiếc CV-12, trọng tải 27.100 tấn, dài 872 feet, vận-tốc 33 hải-lý/giờ thành tên USS Hornet. USS Hornet do Newport News Shipbuilding & Dry Dock Co., ở Newport News , Virginia đóng. Mẹ đỡ đầu là Bà Bộ trưởng Hải quân Frank M. Knox. Hiện nay, chiếc nầy đã “về hưu”, hiện nay neo tại hải cảng Alameda , Bắc California .
- Google.
- Ask.com
- WW2
- Atomic Bomb history
- Days To Remember: An Account of the Bombings of Hiroshima and Nagasaki
- D Day
(1) Cấp Tướng của quân-đội Mỹ được mang 5 sao trong thời chiến ở các chức vụ cao để chỉ-huy (các tướng 4 sao khác). Trong Lục quân gọi là General of the Army, Không quân gọi là General of the Air Force (Thống Tướng), trong Hải quân gọi là Fleet Admiral (Thủy Sư Đô Đốc). Khi chiến cuộc chấm dứt, họ trở về mang lại 4 sao. Trong quân đội Mỹ, cấp bậc Thống tướng xuất hiện từ năm 1866, khi đó, có 3 vị Tướng được phong là Ulysses S. Grant, William T. Sherman và Philip H. Sheridan. Tuy nhiên,cấp bậc của họ lúc đó vẫn chỉ là 4 sao. Đến năm 1944, cấp bậc Thống tướng 5 sao được thành hình để tương ứng với cấp bậc Thống chế (Field Marshall) của quân đội Hoàng gia Anh. Đến năm 1946 được chính thức công nhận vĩnh viễn trong quân sử Mỹ, đến ngày nay.
(2) Biên đội (còn gọi là đội hình): hình dạng của đoàn tàu khi di chuyển (hàng ngang, hàng dọc, quả trám, vòng tròn…
(3) Từ ngữ “Sĩ quan thâm niện hiện diện” rất quan trọng trong Hải Quân. Nó thể hiện cái “uy quyền” và sự tin tưởng vào khả năng của cấp chỉ huy với thâm niên công vụ, thâm niên cấp bực so với người đang đảm nhận trách nhiệm.
(4) USS Hornet: Chiếc HKMH Hornet nói trong bài nầy là chiếc USS Hornet 2. Chiếc USS Hornet 1 (1805-1829) là chiếc CV-8, được võ trang tháng 10-1805 tại
(5) Nhật đã chế tạo 2 pháo hạm cùng cỡ lớn nhất là chiếc Yamato (Đại Hòa) và Musashi (Vũ Tàng), là bí mật quốc phòng vì về khả năng, nó có thể tấn công pháo hạm địch từ khoảng cách an toàn, cũng là niềm hãnh diện của hải quân Nhật. Mỗi chiếc trọng tải cỡ 72.800 tấn, dài 263 mét, trang bị 9 đại pháo 460 ly với đạn nặng 1,5 tấn, có thể bắn xa hơn 42 km (trong khi pháo hạm của Hoa Kỳ chỉ có loại pháo 406 ly, bắn xa 38 km) cùng mấy chục ổ súng phòng không tối tân, sàn có chỗ thép dày đến 410 ly. Về trọng tải và đại pháo đều thuộc loại lớn nhất thế giới khi đó.
Pháo hạm loại này quá cồng kềnh, dễ bị phát hiện và không phát huy được khả năng. Điển hình là chuyện chiếc Yamato bị đánh đắm.
Chiếc Yamato được chỉ định làm soái hạm, rời căn cứ Hashirajima (Trụ Đảo) thuộc Yamaguchi (Sơn Khẩu) để cùng hạm đội Nhật tấn công vào Midway, ở phía đông Nhật Bản. Thời gian đó, tàu của Hải quân Nhật đã bị đánh đắm quá nhiều nên thiếu tàu. Lúc 8 giờ 15 phút sáng 7-4-1945, phi cơ Hoa Kỳ phát giác chiếc Yamato ở phíaNam đảo Kyushu . Đến 12 giờ trưa, khoảng 100 máy bay Hoa Kỳ, như đàn diều hâu bay tới tấn công con mồi. Chiếc Yamato hầu như chiến đấu đơn độc: vừa chiến đấu cầm cự vừa chày vòng vèo để tránh hỏa lực địch, đã bị hầu như cùng lúc 6 ngư lôi thả từ máy bay Mỹ trúng vào hông trái. Nước tràn vào, khiến tàu bị nghiêng 20 độ, hông phải đã hút nước vào để lấy lại thăng bằng (vì vậy được mệnh danh là "bất trầm chiến hạm": (chiến hạm không chìm) vì phần chìm dưới nước ở hai bên hông tàu có hệ thống cho nước vào và bơm nước ra) nhưng nhiều nơi bị bom phá vỡ nên thiệt hại rất trầm trọng. Sau đó, tàu bị thêm 2 ngư lôi vào hông trái và 1 vào hông phải. Cuối cùng là 1 ngư lôi trúng vào hông trái ngay phần giữa, tàu nổ tung và chìm dần, lúc 2 giờ 23 phút, đem theo khoảng 3.000 sinh mạng. Việc chế tạo pháo hạm khổng lồ là một sai lầm lớn nhất về chiến lược của Hải Quân Nhật.
(6) Vụ phục-kích Yamamoto: Theo công-ước Genève sau nầy và quy định từ thời xa xưa là không được tổ chức ám sát, sát hại cấp chỉ huy, giả mạo quân phục đối phương. Thế nhưng do khối Trục đã vi phạm công ước nầy trước đó nên Đồng Minh cũng không tuân thủ. Tướng Eisenhower,Roosevelt của Mỹ, Thủ Tướng của Anh là Churchill đều bị khối Trục tổ chức ám sát nhưng thất bại. Cuộc phục kích tướng Yamamoto đã được nói rõ trong bài trước, ở đây, xin kể lại chuyện Hitler chỉ thị cho Đô đốc Hải quân Đức Canaris thực hiện kế hoạch bắt cóc Thủ tướng Anh Churchill làm dẫn chứng cho việc khối Trục vi phạm lệnh trên.
Khi được lệnh của Hitler, Đô đốc Canaris hạ lệnh cho thuộc hạ là Trung Tá Otto Rader khởi thảo kế hoạch hành động bắt cóc Chuchill.
Trước đó, năm 1943, quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicilia, ở Ý nổ ra cuộc bạo loạn. Ngày 3/9, Ý tuyên bố đầu hàng, ký Hiệp định đình chiến với Đồng minh. Mussolini bị phe nổi dậy bắt giam nhưng Hitler chưa chịu thất bại. Hitler cử một đội biệt động giải cứu thành công “chiến hữu ruột” Mussolini. Do vậy, Hitler “ăn quen” nên đã chỉ thị kế hoạch bắt Churchill.
Trong chỉ thị nầy, nếu bắt được Churchill mà không đem đi được mới sát hại. Sau khi thảo kế hoạch chi tiết, Canaris chỉ thị cho thuộc cấp là Trung tá quân Dù Hans Schtaninne thi hành công tác bắt cóc. Khi được tin tình báo từ báo cáo mật của nữ điệp viên Đức là Joranna Gra nằm vùng tại Anh cho hay là TT Churchill sẽ nghỉ cuối tuần tại trang trại của Herry Waytowpe, Tư lệnh Hải quân Anh đã về hưu, chỉ cách làng Sdelecon 8km, họ thi hành ý định.
Suốt trong cuộc bắt cóc, nhiều việc xảy ra rất kịch tính. Cuối cùng, cả 13 quân biệt kích Đức bị quân Mỹ hạ sát. Toán quân Mỹ nầy đóng trên đất Anh, có nhiệm vụ bảo vệ Churchill. Trưởng toán quân Đức, Trung tá Hans Schtaninne thoát được. Trong một tình cờ trên đường đào thoát, Schtaninne giết một quân nhân liên lạc Anh, cướp súng và bộ quân phục Anh mặc lên người. Khi lục giấy tờ quân nhân này mang theo, hắn thấy một bức mật thư gửi Trung Tá tá Biệt động Mỹ Satoff, người có trách nhiệm bảo vệ Churchill. Schtaninne vào được trại của Satoff vì quân Mỹ nhầm tưởng là lính liên lạc Anh. Schtaninne tìm được đến phòng nghỉ của Chuchill. Nghe tiếng động cửa, Churchill giật mình, quay lại, bình tĩnh hỏi:
-“Nếu tôi không nhầm thì anh là Trung tá quân dù Đức Quốc xã Hans Schtaninne?”.
Schtaninne nói rõ từng tiếng một:
-“Thưa ngài Churchill, tôi rất lấy làm tiếc vì chuyện xảy ra hôm nay, nhưng với tư cách là một người lính, tôi buộc lòng phải thi hành nhiệm vụ của mình”.
-“Vậy, anh còn chờ gì nữa?”, Thủ tướng Churchill cất giọng rất bình tĩnh.
Schtaninne nâng súng chĩa thẳng vào Churchill, đặt ngón tay đưa vào cò súng.
Đúng lúc ấy, Thiếu tá Caine, Chỉ huy phó của Trung Tá Satoff đạp cửa xông vào, lẩy cò súng, bắn liền một loạt đạn. Schtaninne gục xuống cùng tiếng nổ liên hồi.
Thủ tướng Anh không hề biểu lộ chút hoảng hốt, sợ hãi nào, nói giọng bình thản:
-“Thật kỳ lạ, hắn đã đặt ngón tay vào cò súng, tới tíc tắc cuối cùng, hắn lại do dự. Nói gì thì nói, anh ta vẫn là một người lính dũng cảm. Hãy mai táng cho anh ta thật đàng hoàng”.
Thế là, người ta chôn Schtaninne cùng 13 đội viên biệt kích Đức chung một ngôi mộ tại nghĩa trang ở ngôi làng hẻo lánh Sdelecon, với dòng chữ Đức: “Trung tá Đức Hans Schtaninne và 13 lính dù Đức yên nghỉ. Thời gian tử vong: 6/11/1943".
Nhưng thật mỉa mai với Cơ quan Tình báo Đức. Thật sự, TT. Churchill không hề đặt chân tới làng Sdelecon mà đang đáp chiếc soái hạm của Hải quân Hoàng gia Anh đi dự Hội nghị Teheran. Người đóng thế Churchill hôm đó là George Howard Forster. Cơ quan tình báo Đức đã hoàn toàn trúng kế đánh lừa của người Anh.
(6) Thần Phong: Kamikaze = Shinpu, nguyên là tên đặt cho một cơn gió bão nổi lên đánh chìm đoàn chiến thuyền thiện chiến của Mông Cổ khi xâm lăng Nhật Bản vào năm 1281. Nhật lấy tên nầy đặt cho Phi đoàn cảm tử của họ.
Ngay cả sau khi có lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, lúc 5 giờ chiều ngày 15/8/1945, một phi đội 21 chiếc Thần Phong còn được lệnh bay đi tấn công các đơn vị Hoa Kỳ chiếm đóng Okinawa đang ăn mừng chiến thắng. Tướng Anami, Bộ Trưởng Chiến Tranh và Trung Tướng Ryujiro Onishi, Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm "Thần Phong" đã mổ bụng tự sát.
Sách giáo khoa môn sử của Nhật ngày nay đã ghi lại một trong những bức thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong như một chứng tích của những “anh hùng dân-tộc”.
Chiếc Yamato được chỉ định làm soái hạm, rời căn cứ Hashirajima (Trụ Đảo) thuộc Yamaguchi (Sơn Khẩu) để cùng hạm đội Nhật tấn công vào Midway, ở phía đông Nhật Bản. Thời gian đó, tàu của Hải quân Nhật đã bị đánh đắm quá nhiều nên thiếu tàu. Lúc 8 giờ 15 phút sáng 7-4-1945, phi cơ Hoa Kỳ phát giác chiếc Yamato ở phía
(6) Vụ phục-kích Yamamoto: Theo công-ước Genève sau nầy và quy định từ thời xa xưa là không được tổ chức ám sát, sát hại cấp chỉ huy, giả mạo quân phục đối phương. Thế nhưng do khối Trục đã vi phạm công ước nầy trước đó nên Đồng Minh cũng không tuân thủ. Tướng Eisenhower,
Khi được lệnh của Hitler, Đô đốc Canaris hạ lệnh cho thuộc hạ là Trung Tá Otto Rader khởi thảo kế hoạch hành động bắt cóc Chuchill.
Trước đó, năm 1943, quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicilia, ở Ý nổ ra cuộc bạo loạn. Ngày 3/9, Ý tuyên bố đầu hàng, ký Hiệp định đình chiến với Đồng minh. Mussolini bị phe nổi dậy bắt giam nhưng Hitler chưa chịu thất bại. Hitler cử một đội biệt động giải cứu thành công “chiến hữu ruột” Mussolini. Do vậy, Hitler “ăn quen” nên đã chỉ thị kế hoạch bắt Churchill.
Trong chỉ thị nầy, nếu bắt được Churchill mà không đem đi được mới sát hại. Sau khi thảo kế hoạch chi tiết, Canaris chỉ thị cho thuộc cấp là Trung tá quân Dù Hans Schtaninne thi hành công tác bắt cóc. Khi được tin tình báo từ báo cáo mật của nữ điệp viên Đức là Joranna Gra nằm vùng tại Anh cho hay là TT Churchill sẽ nghỉ cuối tuần tại trang trại của Herry Waytowpe, Tư lệnh Hải quân Anh đã về hưu, chỉ cách làng Sdelecon 8km, họ thi hành ý định.
Suốt trong cuộc bắt cóc, nhiều việc xảy ra rất kịch tính. Cuối cùng, cả 13 quân biệt kích Đức bị quân Mỹ hạ sát. Toán quân Mỹ nầy đóng trên đất Anh, có nhiệm vụ bảo vệ Churchill. Trưởng toán quân Đức, Trung tá Hans Schtaninne thoát được. Trong một tình cờ trên đường đào thoát, Schtaninne giết một quân nhân liên lạc Anh, cướp súng và bộ quân phục Anh mặc lên người. Khi lục giấy tờ quân nhân này mang theo, hắn thấy một bức mật thư gửi Trung Tá tá Biệt động Mỹ Satoff, người có trách nhiệm bảo vệ Churchill. Schtaninne vào được trại của Satoff vì quân Mỹ nhầm tưởng là lính liên lạc Anh. Schtaninne tìm được đến phòng nghỉ của Chuchill. Nghe tiếng động cửa, Churchill giật mình, quay lại, bình tĩnh hỏi:
-“Nếu tôi không nhầm thì anh là Trung tá quân dù Đức Quốc xã Hans Schtaninne?”.
Schtaninne nói rõ từng tiếng một:
-“Thưa ngài Churchill, tôi rất lấy làm tiếc vì chuyện xảy ra hôm nay, nhưng với tư cách là một người lính, tôi buộc lòng phải thi hành nhiệm vụ của mình”.
-“Vậy, anh còn chờ gì nữa?”, Thủ tướng Churchill cất giọng rất bình tĩnh.
Schtaninne nâng súng chĩa thẳng vào Churchill, đặt ngón tay đưa vào cò súng.
Đúng lúc ấy, Thiếu tá Caine, Chỉ huy phó của Trung Tá Satoff đạp cửa xông vào, lẩy cò súng, bắn liền một loạt đạn. Schtaninne gục xuống cùng tiếng nổ liên hồi.
Thủ tướng Anh không hề biểu lộ chút hoảng hốt, sợ hãi nào, nói giọng bình thản:
-“Thật kỳ lạ, hắn đã đặt ngón tay vào cò súng, tới tíc tắc cuối cùng, hắn lại do dự. Nói gì thì nói, anh ta vẫn là một người lính dũng cảm. Hãy mai táng cho anh ta thật đàng hoàng”.
Thế là, người ta chôn Schtaninne cùng 13 đội viên biệt kích Đức chung một ngôi mộ tại nghĩa trang ở ngôi làng hẻo lánh Sdelecon, với dòng chữ Đức: “Trung tá Đức Hans Schtaninne và 13 lính dù Đức yên nghỉ. Thời gian tử vong: 6/11/1943".
Nhưng thật mỉa mai với Cơ quan Tình báo Đức. Thật sự, TT. Churchill không hề đặt chân tới làng Sdelecon mà đang đáp chiếc soái hạm của Hải quân Hoàng gia Anh đi dự Hội nghị Teheran. Người đóng thế Churchill hôm đó là George Howard Forster. Cơ quan tình báo Đức đã hoàn toàn trúng kế đánh lừa của người Anh.
(6) Thần Phong: Kamikaze = Shinpu, nguyên là tên đặt cho một cơn gió bão nổi lên đánh chìm đoàn chiến thuyền thiện chiến của Mông Cổ khi xâm lăng Nhật Bản vào năm 1281. Nhật lấy tên nầy đặt cho Phi đoàn cảm tử của họ.
Ngay cả sau khi có lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, lúc 5 giờ chiều ngày 15/8/1945, một phi đội 21 chiếc Thần Phong còn được lệnh bay đi tấn công các đơn vị Hoa Kỳ chiếm đóng Okinawa đang ăn mừng chiến thắng. Tướng Anami, Bộ Trưởng Chiến Tranh và Trung Tướng Ryujiro Onishi, Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm "Thần Phong" đã mổ bụng tự sát.
Sách giáo khoa môn sử của Nhật ngày nay đã ghi lại một trong những bức thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong như một chứng tích của những “anh hùng dân-tộc”.