Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động , khiến tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng:
Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao, chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home for rent bao giờ.
Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi , Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi.
Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi , Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi.
Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let ‘s go home.
Nhà của tôi lâu rồi đã là House……, đôi khi có đôi khi sau khi lai rai chén rượu giang hồ phiêu lảng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi- Let’s go home, …ước gì…
Đêm khuya nghe gọi : Mình ơi
Dậy em nhờ tí, Mình ơi , Mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già
Nằm im mắt nhắm cho qua
Bên tai thỏ thẻ Mình à , Mình ơi
Còn bao năm nữa trên đời
Vui xuân kẻo hết Mình ơi , Mình à
Người ta bảo lúc về già
Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi
Con lớn chúng đã xa rời
Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à
Sao không bắt chước người ta
Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi
Bàn son có sẵn đang phơi
Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à
Ráng cho vui cửa vui nhà
Em thương Mình lắm Mình à , Mình ơi
Dậy em nhờ tí, Mình ơi , Mình à
Giật mình như thể gặp ma
Mồ hôi nó toát như là tắm mưa
Bài thì mới trả buổi trưa
Giờ mà trả nữa te tua tuổi già
Nằm im mắt nhắm cho qua
Bên tai thỏ thẻ Mình à , Mình ơi
Còn bao năm nữa trên đời
Vui xuân kẻo hết Mình ơi , Mình à
Người ta bảo lúc về già
Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi
Con lớn chúng đã xa rời
Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à
Sao không bắt chước người ta
Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi
Bàn son có sẵn đang phơi
Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à
Ráng cho vui cửa vui nhà
Em thương Mình lắm Mình à , Mình ơi
Mình Ơi … Mình À
« Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai »
Nhưng mình có tật nói dai
Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi
Ta mình « hai đứa » một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành « hai đứa » lại cười
Xáp vào lại hoá hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng « Mình ơi ! »
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi bật cười xoà
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi « mình ơi, mình à ! »
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ « mình à, mình ơi ! »
Khi nào thấy vắng bóng tôi
Thì mình lại gọi : Mình ơi, mình à
Khi nào tôi thấy vắng bà
Thì tôi lại gọi : mình à, mình ơi !
Gọi nhau cho trọn cuộc đời ...
Tú Lắc
Cách xưng hô vợ chồng của người việt:
Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "Anh anh em em" âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Những cặp vợ chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi nhau bằng “bố’ hoặc “mẹ”, “bố” và mẹ là gọi thay cho con, cũng như khi về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu.
Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùngvới hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên "trống không" cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm"... Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì thì gọi ra làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to "Ai ơi! Về nhà ăn cơm". Từ "ai" ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là "chồng tôi ơi".
Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là "nhà tôi". Từ "nhà tôi" thật là đậm đà gắn bó, "mình" và "tôi" tuy hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".
Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"...
Thế đấy! Ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và “phức tạp” lắm!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.