Saturday, November 30, 2024

Gọi cảnh sát nhờ làm toán

 BM

Hồi chạy tị nạn qua Thành phố Montreal, Canada năm 1975, buổi tối đầu tiên đến căn hộ mới thuê, con trai út của chúng tôi té dập môi, chảy máu, vết cắt chỉ dài một xăng ti mét. Không biết kêu ai, tôi gọi điện thoại cho Cảnh sát. Bốn, năm phút sau hai cảnh sát viên đến, chở cháu vào nhà thương. Bác sĩ khâu kín vết cắt; họ bảo, nếu để ở nhà, chỉ bôi thuốc và băng kín lại, thì đứa trẻ có thể mang thẹo suốt đời. Nhờ cảnh sát Montréal, con trai tôi giờ 50 tuổi, không mang vết thẹo nào.


Đó là kỷ niệm đẹp đầu tiên về đời sống trong ở một nước tự do dân chủ. Cảnh sát không phải chỉ lo hỏi giấy tờ, biên phạt và còng tay, mà còn lo giúp đỡ người dân khi cần thiết. Qua sống ở California, nước Mỹ, tôi còn nhờ cậy cảnh sát Thị xã Fountain Valley nhiều lần khác. Mỗi lần cả gia đình đi du lịch, tôi lại tới sở Cảnh sát viết tờ giấy “gửi nhà” cho họ coi chừng – mẫu giấy đã in sẵn. Ngày trở về, có ông cảnh sát già tới trao cho tôi tờ giấy kê khai tên các cảnh sát viên đã tới ngó chừng căn nhà, ngày giờ nào, với nhận xét: “Không có gì khả nghi.” Một ông còn ghi thêm lời khuyên: “Nên bỏ sợi dây kẽm mắc qua lối đi. Nguy hiểm!” Tôi nghe lời, đổi sợi dây phơi quần áo qua chỗ khác.


Khi qua ở căn nhà mới, một buổi sáng tôi mở garage thấy một chiếc xe đậu ngay trước cửa. Một anh cảnh sát trẻ đang đứng phía sau, ghi số xe. Theo luật ở đây, xe đậu ngăn trước garage đều bị phạt, dù là xe của chủ nhà. Người cảnh sát viên hỏi: Có phải xe ông không? Tôi đáp: Không. Lại hỏi: Ông muốn tôi biên phạt không? Tôi lắc đầu: Thôi, tha cho nó, chắc xe của người hàng xóm nào vội vã. Ông đồng ý, nói sẽ chỉ gắn giấy cảnh cáo. Đang nói chuyện thì một cô gái chạy tới, xin lỗi rối rít rồi lái xe đi.


BM

Tôi đã gặp những cảnh sát viên tốt bụng, nhưng chưa có thể so sánh với một chú bé ở tiểu bang Wisconsin mới được bản tin ABC News kể chuyện, ngày Thứ Sáu, 22 tháng 11 năm 2024 vừa rồi. Trước đó một tuần, ngày 15 tháng 11, có người gọi vào hệ thống “điện thoại cấp cứu, 911” ở quận Shawano. Cô Kim Krause đang phụ trách, cầm máy nghe, người gọi là một cậu học sinh 10 tuổi, lúng túng xin lỗi:

“Đây không phải là một vụ cấp cứu. Cháu chỉ cần có người giúp giải một bài toán cho về nhà làm. Bài toán lớp 8. Cháu xin lỗi làm mất thời gian của cô.” Cảnh sát cuộc quận Shawano công bố bản ghi âm cuộc điện đàm như vậy.


Cô Krause đáp: “À, à, cô không giỏi toán lắm, cưng ơi, nhưng cô sẽ cố thử. Bài toán thế nào?” Cậu bé đọc cho cô Krause nghe câu hỏi trong đề toán: “Chia một số cho 10 thì cũng giống như tìm một phần mười của con số đó. Em hãy viết một câu tương tự như câu này, với các chữ ‘một phần mười của’ hay chữ ‘mười lần,’ áp dụng cho số 1,000.”


Nghe đọc đề toán xong, cô Krause chịu thua: “Oh! Cái vụ này thì cô ‘no good’!”


BM
Cô Krause nói để cô tìm coi có ai giúp cháu bé được không. Theo thông lệ khi có người gọi, hệ thống cấp cứu 911 thường chuyển qua cho sở cảnh sát hoặc sở cứu hỏa. Cô bèn chuyển cú điện thoại qua cho ông George Lenzner, cảnh sát trưởng quận Shawano với dân số 42,000 nằm trong vùng thôn quê, cách thị xã Green Bay 40 miles, hơn 60 cây số.


Ông Lenzner kể: “Bình thường, đây không phải là chuyện chúng tôi làm, nhưng lúc đó Mason đang ở gần đây và anh ta cũng không bận việc nào khác. Thế là anh ghé qua.” Cảnh sát viên Chase Mason có mặt, đúng lúc! Mason là cha dượng của con riêng của vợ, con riêng cỡ 10 tuổi, … cho nên anh sẵn sàng ngồi xuống giúp cậu bé giải bài toán.


“May mắn quá, mọi chuyện kết thúc tốt đẹp!” Ông Lenzner nói, ông rất hãnh diện vì ông Mason đã giúp được một học sinh. “Cảnh sát ở đây là để giúp bà con, nhất là các thanh thiếu niên,” ông Lenzner nói. “Tôi không muốn giới trẻ sợ các nhân viên công lực. Tôi muốn từ nay họ tiếp tục nghĩ rằng các cảnh sát viên có mặt để giúp họ.”


Ông Lenzner kể thêm rằng các cảnh sát và nhân viên của ông vẫn thường giúp mọi người, ngay cả trong những trường hợp không khẩn cấp, thí dụ như mùa Đông thì xúc tuyết dọn lối xe vào garage, có khi giúp bà con lắp, gắn cái hộp đựng thư trước cửa. Đầu tuần sau đó, sở Cảnh sát quận Shawano đã đưa cả câu chuyện lên trang Facebook của họ.


BM
Chắc những người từng sống ở Việt Nam, ở tuổi 60 đến 80, thấy câu chuyện này vui nhưng hơi tức cười. Chú bé 10 tuổi chắc đã hỏi cha, mẹ hay anh chị trong nhà mình, không ai “giải” được “bài toán” cho nên mới phải gọi “911” nhờ “cứu cấp!” Nhân viên hệ thống cấp cứu muốn giúp cậu bé nhưng không biết cách trả lời một câu hỏi rất giản dị, đành chuyển qua cho sở cảnh sát – chắc lúc đó là ban đêm nên không thể chuyển qua một trường học. Sở cảnh sát hãnh diện vì có ông cảnh sát viên giải được bài toán giúp cậu học trò lớp 8, đưa lên Facebook biểu dương thành tích. Các báo đài khắp nước Mỹ có thể đăng bản tin cho độc giả vui; đồng thời giúp mọi người thêm tin tưởng vào hệ thống công lực hữu ích và làm việc hữu hiệu!


Cảnh sát ở các nước tự do dân chủ như Canada và Mỹ, họ tử tế với dân như vậy.


Ở nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì khác. Nếu có ai vào Google viết mấy chữ “công an đánh chết người” rồi bấm “Enter” để hỏi, sẽ thấy xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan.


BM

Thử một lần, quý độc giả có thể đọc bản tin anh Vũ Minh Đức, 31 tuổi, ở Thành phố Biên Hoà, bị gọi lên “làm việc với công an huyện Long Thành, ngày 22 tháng 3 vừa qua.” Theo báo Pháp Luật, đến 3 giờ chiều, vợ anh Đức nghe công an gọi đến trụ sở ký giấy tờ. Gia đình anh được dẫn tới Bệnh viện Chợ Rẫy, chờ bên ngoài. Đến 10 giờ đêm họ báo tin anh đã chết. Thân nhân nhìn thấy thi thể anh Đức “có nhiều vết bầm tím trên ngực, hai bên đùi bị tím đen,” tờ báo thuật lại.


BM

Nhìn xuống dưới, quý vị có thể thấy bản tin trên báo Tuổi Trẻ, kể chuyện “tổ tuần tra” quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ “phát hiện” anh Nguyễn Chí Hiếu, 30 tuổi, “chạy xe trên đường Tôn Đức Thắng” từ Ô Môn Bình Thủy, “có biểu hiện say xỉn,” bèn tốp lại.


Theo lời cảnh sát, anh Hiếu không chịu cho cảnh sát đo độ rượu trong máu, cũng không chịu ký tên vào biên bản. Bản tin kể hai anh công an “Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh bực tức nhào đến đánh nhiều lần vào mặt, bụng của anh Hiếu.” Khi đưa đến Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, anh Hiếu qua đời.


Các cháu bé 10 tuổi ở nước ta chắc không bao giờ dám gọi tới sở công an nhờ làm giúp một bài toán. Điện thoại vào, có thể gọi trúng những vị như các ông Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh, bố mẹ các cháu sẽ mang tai họa.




Ngô Nhân Dụng

***

Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta

BM
“Nhưng trong một xã hội mà người dân sợ cảnh sát / công an là xã hội bất bình thường. Đáng lý ra công an / cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân, đảm bảo an ninh cho xã hội, mà người dân lại sợ? Có lẽ nhiệm vụ hàng đầu của họ không phải là bảo vệ dân, dù mang danh nghĩa là ‘công an nhân dân’.”

https://baomai.blogspot.com/2014/07/tan-man-canh-sat-tay-canh-sat-ta.html


BM
Vụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?
Cái Gía Phải Trả ...
Lưng Trời Gãy Cánh
Quân đội Trung cộng âm thầm vào Mỹ, bị ông Trump trục xuất hàng loạt
Người tạo ra vòng quay ngựa gỗ
Bột vỏ trứng tốt cho sức khỏe xương, da và răng
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại hơn 5 năm sau vụ hỏa hoạn
Vatican phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp
Cô Bé bán vé số chợ Phú Quốc
Đổi bằng lái xe
Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?
Những gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump
Matt Gaetz vạch trần giao dịch chứng khoán tại Quốc hội
Tâm sự của một cựu sinh viên Luật Khoa Sài Gòn
Những bản tin không mấy người dám tin. Nhưng càng không ai dám bịa
Quân đội thanh trừng sĩ quan phản quốc
Bên trong lưới điện siêu cao áp của Trung cộng
Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga
Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân

Vụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?

 BM

Trong Beatles '64, bộ phim tài liệu mới ghi lại tác động của chuyến lưu diễn đầu tiên của ban nhạc này tới Mỹ và việc tua diễn đã đưa họ lên hàng siêu sao toàn cầu như thế nào, Paul McCartney đưa ra một lý do tại sao họ đạt được nhiều thành tựu nhanh chóng như vậy.


"Khi chúng tôi đến, thời điểm đó chỉ không lâu sau khi Kennedy bị ám sát," ông nói.


"Có lẽ nước Mỹ cần một thứ gì đó giống như The Beatles để vượt qua nỗi đau buồn."


Các học giả về The Beatles và các nhà sử học văn hóa từ lâu đã nhận định về việc ban nhạc The Beatles đã mang lại sự lạc quan lớn lao cho một nước Mỹ đang trong thời kỳ tang tóc.


BM

Nhưng McCartney có đúng không? Sự trỗi dậy của ban nhạc nổi tiếng nhất thế giới có phải một phần là do vụ ám sát tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ không?


Có phải The Beatles chinh phục được nước Mỹ là do Kennedy bị ám sát?


'Sức mạnh không thể ngăn cản'


BM

Ngày 7/2/1964, The Beatles hạ cánh xuống sân bay quốc tế mới được đổi tên thành John F. Kennedy, chỉ 70 ngày sau khi đảng viên Dân chủ 46 tuổi này bị sát hại.


Kennedy bị bắn khi đoàn xe hộ tống của ông đi qua Dallas, Texas, vào ngày 22/11/1963.


Cái chết của ông đã khiến đất nước ông rơi vào thời kỳ tang tóc


BM

Tiến sĩ Patrick Andelic, phó giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Northumbria, nói rằng đó là khoảnh khắc làm rung chuyển cả nước, một phần là do chính hình tượng văn hóa đại chúng của JFK.


"Theo một nghĩa nào đó, Kennedy là tổng thống đầu tiên của truyền hình, một điều khá mới mẻ vào thời điểm đó," ông nói.


"Vào đầu những năm 60, 90% gia đình người Mỹ có ti vi, vì vậy cách thức tiếp nhận tin tức và phương tiện truyền thông đã thay đổi hoàn toàn."


BM

Ông đánh giá vị tổng thống, giống như The Beatles, "trẻ, đẹp trai, dí dỏm và tràn đầy năng lượng, điều này thực sự phù hợp với truyền hình".


"Ông ấy đã tận dụng truyền hình và rất hợp với nó," ông nói.


"Và điều đó khiến cú sốc và nỗi đau từ cái chết của ông trở nên sâu sắc hơn.

Đó là vụ ám sát một tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong vòng 60 năm."


BM

Dĩ nhiên, chính truyền hình cũng đã góp phần giúp The Beatles trở thành một hiện tượng ở quê nhà của họ.


Khi chốt đội hình cuối cùng gồm Paul McCartney, John Lennon, George Harrison và Ringo Starr vào năm 1962, bộ tứ Liverpool đã gặt hái được hai album quán quân vào năm 1963 với Please Please Me và With The Beatles.


Khi thành công đó được kết hợp với màn trình diễn nổi tiếng Royal Variety

Performance năm 1963, nơi Lennon yêu cầu “những khán giả ở nhàng ghế rẻ hơn hãy vỗ tay” và mời những người còn lại “lắc trang sức của mình,” họ đã trở thành một hiện tượng quốc gia.


Tiến sĩ Holly Tessler, giảng viên cao cấp về ngành công nghiệp âm nhạc tại Đại học Liverpool, đánh giá chính buổi diễn đó đã “biến họ thành ngôi sao chỉ sau một đêm.”


“Vào thời điểm này, The Beatles là một hiện tượng bất khả chiến bại tại Vương quốc Anh,” bà nói.


Sợ thất bại


BM

Sự sôi nổi trẻ trung của The Beatles là yếu tố then chốt trong thành công của họ, đồng điệu với hàng loạt thanh thiếu niên Anh đã bắt đầu hâm mộ họ.


Tiến sĩ Andelic nói rằng ở Mỹ, JFK cũng có sức hút tương tự.


“Kennedy thể hiện sự trẻ trung và năng lượng dồi dào, và trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông đã nói về việc ngọn đuốc được trao cho một thế hệ người Mỹ mới,” ông nói.


“Cái chết của ông đã chấm dứt điều đó theo một cách đầy sửng sốt.”


BM

Ông Andelic nói thêm rằng, sau biến cố này, cả nước bắt đầu “tìm kiếm những điều tích cực hơn, sự ổn định và cảm giác được an ủi.”


“Khi The Beatles đến, tôi nghĩ họ đã đại diện cho điều đó.


“Họ cũng trẻ trung, tràn đầy sức sống, và [trong những cảnh quay] khi họ bước xuống máy bay, họ tỏ ra ngớ ngẩn và vui nhộn.


“Vì vậy, đối với một quốc gia bị tổn thương bởi nỗi đau, The Beatles đã mang đến cơ hội để cười và tận hưởng niềm vui một lần nữa.”


BM

Chinh phục một phần giới trẻ Mỹ là một chuyện, nhưng thành công trên thị trường toàn quốc lại là chuyện khác.


Nhiều nghệ sĩ người Anh đã cố gắng và thất bại trong việc sao chép sức hút xuyên Đại Tây Dương của các đồng nghiệp Mỹ, những người đã đạt được thành công lớn trên các bảng xếp hạng ở Anh, và chiếm lĩnh thị trường Mỹ.


Trước The Beatles, những nghệ sĩ này chỉ đạt được thành công hạn chế.


Lonnie Donegan, "Vị vua của Skiffle", đã có hai bài hát lọt vào top 10, trong khi Cliff Richard, lúc bấy giờ là nghệ sĩ lớn nhất ở Anh, chỉ một lần duy nhất lọt vào top 40 tại Mỹ.


Spencer Leigh, tác giả của nhiều cuốn sách về The Beatles, cho biết xu hướng các nghệ sĩ Anh không thể "đột phá" tại Mỹ đã khiến Capitol, một trong những công ty đĩa nhạc lớn nhất của Mỹ, thậm chí từ chối phân phối âm nhạc của The Beatles vì sợ sẽ có kết quả tương tự.


“Các nghệ sĩ từ Anh không bán chạy ở Mỹ và có vẻ như Capitol đã coi thường các sản phẩm âm nhạc của Anh,” ông nói.


BM

Mối lo ngại của Capitol là hoàn toàn dễ hiểu. Các đĩa đơn Please Please Me, From Me To You và She Loves You phát hành tại Mỹ năm 1963 chỉ đạt được thành công hạn chế.


Vì vậy họ do dự khi phát hành I Want To Hold Your Hand.


image

Quản lý của ban nhạc, Brian Epstein, và công ty mẹ của Capitol là EMI đã thuyết phục hãng đĩa thay đổi quyết định, và vào ngày Boxing Day năm 1963, khoảng một tháng sau vụ ám sát Kennedy, đĩa đơn này đã có mặt tại các cửa hàng của Mỹ.


Tác động của nó là vô cùng lớn và đến tuần đầu tiên của tháng Hai, bài hát đứng đầu bảng xếp hạng ở Mỹ, một vị trí mà ban nhạc The Beatles giữ vững trong bảy tuần liền.


Sự thành công này khiến hơn 3.000 người hâm mộ và nhiều nhà báo của các hãng truyền thông lớn đã có mặt tại sân bay khi ban nhạc đáp xuống.


Đối với Spencer Leigh, điều quan trọng không phải là những gì đã xảy ra trước đó, mà là những gì đã xảy ra tiếp theo đã dẫn đến thành công toàn cầu của họ.


“Quan điểm của tôi là những người hét tên The Beatles tại sân bay đều là giới trẻ và không biết nhiều về chính trị,” ông nói.


“Đối với tôi, bước ngoặt là Ed Sullivan Show.”


'Chỉ thoáng qua'


BM

Vào 20 giờ ngày 9/2/1964, The Beatles đã xuất hiện lần đầu tiên trong ba buổi của The Ed Sullivan Show, một trong những chương trình truyền hình tạp kỹ được yêu thích nhất ở Mỹ.


Kênh truyền hình CBS được cho là đã nhận hơn 50.000 yêu cầu đặt chỗ tại trường quay 700 ghế trước chuyến lưu diễn của ban nhạc, và những ai không thể có được vé đã tụ tập đầy phấn khích quanh những chiếc ti vi tại nhà.


“Hơn 70 triệu người đã xem buổi biểu diễn đầu tiên của The Beatles và họ đã biểu diễn rất tuyệt vời,” Leigh nói.


Ông cho biết một trong những khoảnh khắc thật sự thu hút sự chú ý của khán giả là khi camera lướt qua từng thành viên trong ban nhạc, hiển thị tên của họ trên màn hình.


“Họ đã đăng một dòng chú thích khi camera lướt tới John Lennon với dòng chữ ‘Xin lỗi các cô gái, anh ấy đã kết hôn’,” ông nói.


“Tôi không chắc ban nhạc có đánh giá cao điều đó hay không.”


BM

Khoảng một tháng sau ba buổi biểu diễn đầu tiên nói trên, The Beatles đã tạo nên lịch sử trong bảng xếp hạng của Hoa Kỳ khi trở thành nghệ sĩ đầu tiên nắm giữ năm vị trí top đầu cùng một lúc.


Beatlemania giờ đã lan rộng ra toàn cầu và phần còn lại đã trở thành lịch sử.


Đối với Tiến sĩ Tessler, quan niệm rằng nước Mỹ đã suy sụp sau cái chết của JFK và hồi phục với sự xuất hiện của The Beatles là quá đơn giản.


Đối với bà, chính những lần xuất hiện trong chương trình The Ed Sullivan Show, chứ không phải hậu quả của vụ ám sát, đã đưa The Beatles vào con đường bất tử của nhạc pop.


"Tôi thực sự khó chấp nhận quan niệm cho rằng The Beatles thành công tại Hoa Kỳ là nhờ vụ ám sát JFK," bà nói.


BM

"Người quản lý của họ, Brian Epstein, đã đến Hoa Kỳ và thực hiện thỏa thuận để đưa họ vào chương trình The Ed Sullivan Show vài tuần trước khi Kennedy bị ám sát, và có rất nhiều sự phấn khích và mong đợi xung quanh việc The Beatles đến Mỹ, trước khi họ thực sự xuất hiện."


"Nước Mỹ có thể muốn xóa đi cảm giác 'tiếp theo sẽ là gì' sau vụ ám sát, nhưng The Beatles đã trở thành câu chuyện chính quá nhanh đến nỗi mối liên hệ giữa họ với cái chết của JFK chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua."




Dan Wareing


https://baomai.blogspot.com/
Cái Gía Phải Trả ...
Lưng Trời Gãy Cánh
Quân đội Trung cộng âm thầm vào Mỹ, bị ông Trump trục xuất hàng loạt
Người tạo ra vòng quay ngựa gỗ
Bột vỏ trứng tốt cho sức khỏe xương, da và răng
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại hơn 5 năm sau vụ hỏa hoạn
Vatican phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp
Cô Bé bán vé số chợ Phú Quốc
Đổi bằng lái xe
Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?
Những gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump
Matt Gaetz vạch trần giao dịch chứng khoán tại Quốc hội
Tâm sự của một cựu sinh viên Luật Khoa Sài Gòn
Những bản tin không mấy người dám tin. Nhưng càng không ai dám bịa
Quân đội thanh trừng sĩ quan phản quốc
Bên trong lưới điện siêu cao áp của Trung cộng
Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga
Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân
Donald Trump đề cử làm lãnh đạo Bộ Tư pháp

Cái Gía Phải Trả ...

 BM

Bởi có mấy ai muốn tìm hiểu sự thật? Bởi đa số, nếu không muốn nói là đại đa số người Việt ở trong nước, cũng như người Việt ở hải ngoại, đều chỉ muốn nhìn "sự thật" qua 2 miếng da che mắt mà người xà ích dùng cho con ngựa.


Trên mạng những năm gần đây, tin tặc xuất hiện khắp nơi, nhỏ thì đã có các trang Facebook, Youtube và Tiktok, lớn hơn nữa phải kể đến đài đảng như Fox News và sau này là X (hậu thân của Twitter) được Elon Musk xử dụng như những cái loa phường với mục đích duy nhất là tuyên truyền và nhồi sọ. Kỹ thuật tân tiến của “Thuật Toán – Algorithm” còn khéo léo dẫn dắt những chú cừu ngây thơ đến những cánh đồng cỏ ảo tưởng xanh rì như mạ non nữa k
ìa. Elon Musk đầu tư 44 tỷ vào cái đài đảng này phải nói là không uổng 1 xu.


Đến giờ này, cho dù đã cố gắng hết sức, thì cũng đành phải cúi đầu chấp nhận một sự thật không thể chối cãi rằng, cuộc chiến đó phải nói là vô vọng vì “không thể thắng”. Người ta không thắng bằng những cố gắng, bằng sự kiên trì đấu tranh nhưng người ta thắng bằng tiền tỷ, tỷ đô cộng với cái độ mê muội của người dân Mỹ, những người không muốn tìm Sự Thật.

BM

Nếu chỉ sống ở Mỹ và chỉ thấy về sự kiện Cuồng Donald Trump của người Việt trên Facebook, thì người ta cũng mới chỉ thấy được cái bề nổi của tảng băng khổng lồ trôi trên biển. Về Việt Nam, thì mới thấy rõ sự kiện Cuồng Donald Trump nó kinh khủng đến cỡ nào. Cứ leo lên xe Grab, xe SM Xanh, sau khi các bác tài xế nhận biết ra được mình là Việt Kiều Mỹ, thì họ liền hồ hởi và phấn khởi chia vui với mình về sự thắng trận vẻ vang của Donald Trump ngay và luôn. Làm như họ sợ quãng đường quá ngắn, niềm vui chưa được trọn vẹn thì đã đến nơi hay gì. Cái kết quả là 100 người như 1 … tôi chưa hề gặp được 1 anh tài xế nào chia sẻ cái gì khác ngoài sự vui mừng chiến thắng vinh quang của ông Trump.

Nếu đem con số 64% người Mỹ gốc Việt tự hào có đủ kiến thức trong tổng số hơn 2 triệu người già trẻ lớn bé ở Mỹ si mê Donald Trump ra để so sánh với tỷ lệ người Việt ở trong nước Cuồng ông ta, thì mới thấy, đó chỉ là con số bé téo tẻo tèo teo, như con rắn mối so với con kỳ đà Komodo Dragon khổng lồ. Nếu tôi nói rằng phải có đến 95% người Việt ở trong nước, "đầy đủ kiến thức" say mê Donald Trump, thì thực là không ngoa tí nào. Nhất là những người trước đây tưởng là trí thức, tưởng là hiểu biết, tưởng là đại diện cho giới đấu tranh, khai trí dẫn dắt người trẻ, thì những người này còn si mê Donald Trump hơn mê… tứ đổ tường nữa kia. Đúng thật là hỏng, hỏng không còn chỗ cứu vãn.

BM

Kinh hoàng nhất, là sau cái thời điểm những người Cuồng Trump ở Mỹ tung lên mạng những sự kiện tào lao về việc “Donald Trump đánh kinh tế để tiêu diệt Cộng Sản Trung cộng” thì cái sự si mê ông Trump kia, đã biến dạng và chuyển qua thành một cuộc Lên Đồng Tập Thể Lớn Nhất Lịch Sử Nước Nhà Tính Từ Đời Vua Hùng Vương Thứ 18 Đến Nay… Người Việt giờ chỉ nhìn thấy và tập trung vào vài sự kiện giới hạn đầy phấn son và không hề có thật, mà bất kỳ sự kiện nào liên quan đến Donald Trump, cũng đều được họ quy về một mối, đó là mang lại lợi ích vô tiền khoáng hậu cho nhân dân ta và cho nước nhà.

Điều ngoạn mục hơn cả là qua cái nhìn về chính trị của người dân Việt, thì Ông Trump có phang thằng Tàu kiểu nào đi chăng nữa, thì dân ta cũng được lợi. Phang nó chết, thì nó hết cơ hội hiếp đáp dân mình, mất luôn cả những hòn đảo đã bỏ ra biết bao công lao xây dựng. Chính quyền Trung cộng có tả tơi thì chính quyền Việt Nam mới tơi tả. Khỏi cần đánh, tự chúng nó sẽ sụp đổ, bất chiến tự nhiên thành. Họ làm như, gần 100 năm qua, Đảng Cộng Sản Trung cộng và Đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng cơ đồ của họ trên cát, chỉ cần Donald Trump phồng mang trợn mắt thổi một cái là bay về cõi hư vô.

Bằng nếu đánh mà thằng Tàu không chết, chỉ cần sứt được cái móng tay của nó thôi, là kể như cái công lao ấy của ông, sẽ được khắc lên đá, nâng lên hàng … Tổ Quốc Ghi Ơn. Vì chẳng phải là nhờ đó, dân Việt tha hồ được hít thở ... không khí … Độc Lập, Tự Do, Ấm No, Hạnh Phúc? Bảo sao không chết mê chết mệt cho được?

Thế thì còn khai dân trí làm cái con mẹ gì được nữa cho nó mệt deet. Cứ nhìn cái cảnh các Cha Cụ, các Mục Sư, các Thượng Tọa, các Luật Gia, các Kinh Tế Gia, và ngay cả các Tranh Đấu Gia tên tuổi, có số má, ở cả trong nước và ở hải ngoại, chổng đít lên như súng phòng không trong thời bắn máy bay Mỹ năm 1972 ngoài Hà Nội là đủ chóng mặt. Họ thi đua ca tụng những nước cờ bí hiểm và cao siêu của ông Trump, chỉ cần nghe đến thôi, đã đủ khiến tay chân thiên hạ rụng rời. Báo đảng viết bằng tiếng Việt họ đọc còn chưa xong, chẳng lẽ họ đọc được báo … tiếng Anh và những thứ thông tin phải lục và phải tìm mới thấy?

BM

Mà cứ thủng thẳng nhìn lại suốt thời gian mấy tháng vừa qua thì đủ biết, người Việt Yêu Trump trong và ngoài nước càng ngày càng hăng hái, xăng xái và lên cơn như uống lộn thuốc lắc. Lòng mong đợi và chú tâm theo dõi nhất cử nhất động của ông Trump trong thời gian qua, đã khiến cho cái cần cổ của họ, dài ra như cổ cò mất rồi.

Sau 3 năm đánh Trung cộng từ 2018 đến 2021, chẳng thấy bọn Tàu mất đi cái chó gì, chỉ thấy dân Mỹ lè lưỡi cong đít ra trả cho cái mà ông Trump mụ mị gọi là “Thuế Quan – Tariff”. Vậy mà ông vẫn hò lơ hó lơ … đứng ra thay mặt nước Mỹ, thay mặt dân chúng Mỹ vay thêm hơn 8 ngàn tỷ thẩy vô cái nợ công của quốc gia trong vỏn vẹn 4 năm, cho con cháu chúng bay è cổ ra trả đến 18 đời kế tiếp ... Kệ tía chúng bay!

BM

Tôi cứ tưởng, với những cái kết quả chình ình ra đó, hẳn đã làm tan biến đi cái Ảo Vọng Không Bến Bờ Trong Lòng Người Dân Việt, ai dè ....

Người Việt mình không chỉ ước mong cho Donald Trump khỏe mạnh mãi để cai trị nước Mỹ và để thống trị loài người, mà người ta còn van nài và liên lỉ van xin cùng Thượng Đế, khấn xin cùng Trời Phật, và khẩn cầu cùng Thiên Chúa ngày đêm ở khắp các trang mạng. Rồi như thể những lời van xin đó, đến được tai của Thượng Đế, nên ngài cho ông ta tái đắc cử vẻ vang. Chưa dừng lại đó, từ ngày đó đến nay, họ còn cầu khẩn Thiên Đình ban cho ông ta sức khỏe, sống lâu, sống mãi để đưa nước Mỹ đến đỉnh điểm của sự vĩ đại, để mang lại sức mạnh cho nước Mỹ, giàu sang phú quý cho dân Mỹ, dẹp loạn và giữ lại nền hòa bình cho thế giới loài người, qua việc đánh thuế quan Trung cộng và đuổi hết bọn di dân “về nơi họ đã ra đi – Go Back To Your Country”. À thì ra, mấy chục năm nay mình chổng đít lên cày và đóng thuế, nhưng số phận vẫn chỉ là thân tầm gửi …

Thôi thì cho dù ông Trump có trở thành một nhà độc tài như Tập như Puttin chăng nữa, và cho dù ông có cắt đis and cắt đáts, thì cái đám Mỹ gốc Việt chúng ta, không lẽ lại khổ hơn dân ở Việt Nam? Thôi thì, chính trị nó phải thế, ngày 20 tháng 1 tới đây, chắc chắn sẽ có triệu người vui đồng thời cũng có triệu người buồn như cái thuở rất xa xưa đó. Nhưng thôi, cứ để họ mở tiệc ăn mừng … chiến thắng bởi cái gì thì tôi không dám bảo đảm, chứ cái chiến thắng của Donald Trump, nó sẽ mở mắt được dân Việt mình chỉ trong năm 2025 sắp tới mà thôi, cần gì 4 năm …

Người ta thường nói, nếu lỡ dẫm phải đống cứt 1 lần, thì hễ thấy cái đống gì vàng vàng là phải tránh né ngay. Lại nữa, có những lỗi lầm như đạp phải cứt, chỉ cần bịt mũi đem giày dép về rửa rồi phơi khô, nó sẽ sạch boong trở lại. Cùng một lúc, có những lầm lỡ, sẽ đem lại cái kết đau lòng cả … nửa thế kỷ và vẫn còn chưa biết đến bao giờ mới thôi …

Thế mới thấy cái giá trị của câu nói:

BM



Giao Thanh Phạm

***

Ơn đời chứa chan

BMTuổi già, buổi sáng thức dậy, nghe gân cốt đau rêm mà mừng, vì biết mình còn sống.  Đại ý viết như vậy, trong một cuốn sách Mỹ mà ông Tư đọc được, làm ông thấm thía cái hạnh phúc lâng lâng của từng sớm mai khi vừa tỉnh giấc.


BM
Lưng Trời Gãy Cánh
Quân đội Trung cộng âm thầm vào Mỹ, bị ông Trump trục xuất hàng loạt
Người tạo ra vòng quay ngựa gỗ
Bột vỏ trứng tốt cho sức khỏe xương, da và răng
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại hơn 5 năm sau vụ hỏa hoạn
Vatican phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp
Cô Bé bán vé số chợ Phú Quốc
Đổi bằng lái xe
Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?
Những gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump
Matt Gaetz vạch trần giao dịch chứng khoán tại Quốc hội
Tâm sự của một cựu sinh viên Luật Khoa Sài Gòn
Những bản tin không mấy người dám tin. Nhưng càng không ai dám bịa
Quân đội thanh trừng sĩ quan phản quốc
Bên trong lưới điện siêu cao áp của Trung cộng
Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga
Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân
Donald Trump đề cử làm lãnh đạo Bộ Tư pháp
Bluesky có thách thức được X của Elon Musk?