Monday, November 25, 2024

Tên lửa Nga lần đầu tiên sử dụng tấn công Ukraine

 BM

Pavel Aksenov mổ xẻ các bằng chứng về loại tên lửa này và tín hiệu mà Vladimir Putin đang muốn phát đi cho cả Ukraine lẫn phương Tây.


Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng cuộc tấn công nhằm vào thành phố Dnipro ở miền đông Ukraine đã được tiến hành với "một tên lửa thông thường tầm trung mới" có tên gọi là Oreshkin.

BM

Mặc dù Ukraine đã phản bác thông tin này, cho rằng đây có thể là tên lửa Kedr(Cedar), nhưng vẫn không có nhiều bằng chứng cho thấy đó là loại vũ khí nào.


Một vụ phóng tên lửa đạn đạo với khoảng cách xa như vậy không thể không bị phát hiện, đặc biệt là tại một khu vực nằm dưới sự theo dõi chặt chẽ của nhiều cơ quan tình báo.


Có thể quan sát rõ tên lửa này trong quá trình bay, đặc biệt là lửa cháy từ động cơ, các hình ảnh có thể nhìn thấy từ vệ tinh và máy bay trinh sát.


Chúng ta có thể biết thêm nhiều thông tin khác thông qua khí thải của tên lửa - thường được nhìn thấy trong các cuộc thử nghiệm hoặc tập trận – và biết thêm được đặc điểm của các loại tên lửa khác nhau.


Thông qua nghiên cứu dữ liệu vụ phóng một tên lửa mới, các nhà phân tích có thể tìm ra được thêm nhiều manh mối.


Mặc dù các cơ quan tình báo phương Tây chưa công bố phát hiện của họ, nhưng có lẽ họ đã có thông tin khá chính xác về loại tên lửa đã được dùng.


Các bình luận viên báo chí và mạng xã hội, cũng như giới chuyên gia, đã đưa ra các giả định của riêng họ dựa trên các manh mối khác.


Nhận định phổ biến nhất hiện nay là Nga đã hiệu chỉnh tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Rubezh đang được thử nghiệm để thực hiện các cuộc tấn công tầm trung.


Chúng ta biết gì về Oreshkin?


BM

Trong tuyên bố ngày 21/11, Tổng thống Vladimir Putin cho biết tên lửa được trang bị "đầu đạn phi hạt nhân và có tốc độ bội siêu thanh" và các đầu đạn "tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 10 - tức là 2,5 đến 3 km/giây".


Chi tiết không mang đầu đạn hạt nhân là rõ ràng và vận tốc tên lửa đạn đạo thường là bội siêu thanh.


Trung tâm Kiểm soát và Không phổ biến vũ khí, một tổ chức phi chính phủ, đưa ra con số vận tốc thấp hơn trong tài liệu về tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân là 3.200 km/giờ, tức gần 900 m/giây.


Khả năng đánh chặn đầu đạn di chuyển với tốc độ như trên là rất khó.


Tên lửa này có đầu đạn tách rời và đây chính là điều gây ra nhầm lẫn nhiều nhất đối với các nhà bình luận.


Một video được quay tại thời điểm tên lửa rơi xuống thành phố Dnipro của Ukraine cho thấy có sáu nhóm vật thể rơi xuống đất. Mỗi nhóm chứa khoảng sáu điểm phát sáng.


Đây là một con số khá lớn cho một loại tên lửa như vậy. Tuy nhiên, không có vụ nổ nào có thể nhìn thấy tại đó, điều này cho thấy các điểm phát sáng có thể là đạn chùm được chế tạo theo công nghệ thủy khí điện.


Các loại đạn chùm này có kích thước khác nhau và về cơ bản là các đầu đạn kim loại có thể phá hủy mục tiêu bằng năng lượng thủy khí điện được phóng ra trong quá trình va chạm. Với vận tốc cao, năng lượng được phát ra sẽ rất lớn.


Nhiều nguồn tin cho biết tên lửa được phóng từ bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan của Nga.


Nếu đúng như vậy, tầm bắn của tên lửa trong vụ phóng này là khoảng 800 đến 850 km.


Vladimir Putin gọi Oreshkin là tên lửa tầm trung. Tầm bắn của những tên lửa như vậy thường từ 1.000 đến 5.500 km, nhưng đây chỉ là số liệu chính thức và tên lửa có thể được phóng với khoảng cách ngắn hơn.


BM

Ilya Kramnik, một chuyên gia quân sự người Nga, trả lời tờ báo thân chính phủ Izvestiya rằng có khả năng tên lửa mới này, vốn đang được bảo mật trong quá trình phát triển cho đến nay, được xếp vào nhóm trên của tên lửa tầm trung.


“Rất có thể chúng ta đang chứng kiến một thế hệ tên lửa tầm trung mới của Nga [có tầm bắn] từ 2.500-3.000 km và có khả năng bay xa tới 5.000 km, nhưng không phải tên lửa liên lục địa," ông nói.


Với tên lửa này, gần như toàn bộ châu Âu nằm trong tầm bắn, nhưng Mỹ thì không.


"Rõ ràng là tên lửa được trang bị các đầu đạn riêng biệt với các đơn vị dẫn đường riêng rẽ," ông Kramnik nói thêm.


Ông cho rằng loại tên lửa này có thể là phiên bản tiết giảm của tổ hợp tên lửa Yars-M, vốn là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).


Có thông tin rằng Nga đã bắt đầu sản xuất một phiên bản mới của loại tên lửa này vào năm ngoái, bao gồm nhiều đầu đạn độc lập mang tính di động hơn.


Một chuyên gia khác là ông Dmitry Kornev nói với tờ Izvestiya rằng Oreshnik có thể được tạo ra dựa trên loại tên lửa Iskander có tầm bắn ngắn hơn - vốn thường được sử dụng trong cuộc chiến tranh Ukraine - nhưng với một động cơ thế hệ mới.


Ông cho biết một tên lửa Iskander với động cơ lớn hơn đã được sử dụng tại bãi thử Kapustin Yar ở miền nam nước Nga hồi mùa xuân năm ngoái và nói thêm rằng đây có thể là Oreshkin.


Tên lửa hôm thứ Năm 21/11 được phóng vào Ukraine cũng từ bãi thử Kapustin Yar.


Tên lửa này được chế tạo ở đâu?


BM

Rất có thể tên lửa Oreshnik, mà ông Putin nói, đã được Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MIT) phát triển.


Ở Nga, có hai cơ quan phát triển tên lửa đạn đạo loại này, đó là Trung tâm Tên lửa Makeyev và Viện Công nghệ Nhiệt Moscow.


Trung tâm Tên lửa Makeyev tập trung phát triển tên lửa vận hành bằng nhiên liệu lỏng, được phóng từ các hầm silo, nặng và có tầm bắn rất xa.


Ví dụ, tầm bắn được công bố của tên lửa Sarmat lên tới 18.000 km.


Viện Công nghệ Nhiệt Moscow chuyên chế tạo các loại tên lửa nhỏ hơn, động cơ nhiên liệu rắn, được phóng từ bệ phóng di động.


Những tên lửa này nhẹ hơn, mang đầu đạn nhỏ hơn và có tầm bắn ngắn hơn. Ví dụ, tên lửa Yars có tầm bắn 12.000 km.


Một tên lửa tương tự như tên lửa đã dùng trong vụ tấn công Dnipro mới đây rất có thể đã được Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển.


Trước đây, họ đã tạo ra những tên lửa tương tự, chẳng hạn như tên lửa RSD-10 Pioneer được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 cho đến khi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bắt đầu có hiệu lực vào năm 1988.


Vào thời điểm đó, tất cả các tên lửa và bệ phóng tầm trung và tầm ngắn hơn ở Liên Xô và Mỹ đều bị phá hủy và cả hai nước đã đồng ý không tiến hành sản xuất, thử nghiệm hoặc sử dụng những tên lửa như vậy trong tương lai.


Tên lửa này được chế tạo khi nào?

 

BM

Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) chấm dứt vào năm 2019, do đó, việc phát triển các loại tên lửa như vậy, ít nhất xét về mặt áp dụng thực tiễn, chỉ có thể bắt đầu sau thời điểm đó.


Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã tuyên bố rằng Nga có ý định tạo ra một hệ thống tên lửa mặt đất tầm trung trước thời điểm năm 2020.


Chuyện này đã không xảy ra, nhưng quá trình chế tạo các loại tên lửa như vậy vẫn đang được tiến hành.


Một trong những sản phẩm mới nhất của Viện Công nghệ Nhiệt Moscow là RS-26 Rubezh, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.


Tầm bắn được công bố không chính thức của tên lửa này là từ 2.000 đến 6.000 km, do đó tên lửa này có tầm bắn nhỉnh hơn một chút so với tầm bắn giới hạn theo của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).


Viện Công nghệ Nhiệt Moscow đã phát triển loại tên lửa này ngay cả trước khi hiệp ước kết thúc.


Hãng thông tấn nhà nước TASS của nga cho biết Thượng tướng Sergey Karakayev, tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga, đã hé lộ một số đặc điểm của tên lửa này vào năm 2013.


"Nếu chúng ta nói về tên lửa Yars di động được phóng từ mặt đất [ý nói đến RS-26 Rubezh], thì xe bệ phóng nặng hơn 120 tấn. Với loại tên lửa được nâng cấp này, xe bệ phóng sẽ là... 80 tấn, nhẹ hơn nhiều," Thượng tướng Sergey Karakayev cho biết.


Nói cách khác, ban đầu Nga đang phát triển một tên lửa nhẹ hơn dựa trên Yars, vượt các giới hạn theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) chỉ 500 km.


Kết quả là nhiều nhà bình luận nhất trí rằng tên lửa Oreshkin mà Putin đề cập rất có thể là một hệ thống tên lửa có tầm bắn 800 km hoặc là phiên bản phát triển hơn của hệ thống đó, được thiết kế cho tầm bắn thậm chí ngắn hơn.


Tên lửa này hiệu quả tới đâu?


BM

Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với báo thân chính phủ Izvestiya rằng Oreshkin có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại đang có.


Ông nói rằng tên lửa này cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố ở độ sâu lớn mà không cần đến việc sử dụng đầu đạn hạt nhân, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các hạ tầng dưới lòng đất bị phá hủy tại nhà máy Dnipro.


Một nhà phân tích người Nga khác, Igor Korotchenko, nói với hãng thông tấn TASS rằng tên lửa này có nhiều đầu đạn dẫn đường độc lập, đồng thời nói thêm rằng việc "các đầu đạn đến đích gần như đồng thời" là cực kỳ hiệu quả.


Justin Crump, tổng giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập công ty tư vấn rủi ro Sibylline, nói rằng tên lửa này có thể thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống phòng không của Ukraine.


Ông cho rằng "các tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Nga là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Ukraine trong cuộc chiến tranh này".


"Các hệ thống nhanh hơn, hiện đại hơn sẽ nâng mức [đe dọa] lên một cấp độ cao hơn."


Tầm quan trọng của INF

 

BM

Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ra đời nhằm mục đích giảm căng thẳng ở châu Âu.


Ý tưởng về răn đe hạt nhân phát huy hiệu quả đối với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khi các vụ phóng có thể được phát hiện thông qua các hệ thống cảnh báo, từ đó giúp có đủ thời gian để phản công.


Điều này cũng tương tự đối với máy bay ném bom chiến lược.


Nhưng khả năng răn đe này trở nên vô tác dụng nếu thời gian bay của tên lửa chỉ là vài phút.


Tên lửa tầm ngắn và tầm trung là những yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn chặn khả năng răn đe hạt nhân chiến lược hiệu quả.


Có thể mang đầu đạn hạt nhân, gần như những tên lửa này này không thể bị đánh chặn hoặc phá hủy. Do đó, không có cơ hội để tiến hành các cuộc phản công trả đũa - do không có đủ thời gian.


Ngoài ra, các bệ phóng di động cho những loại tên lửa như vậy rất khó bị phát hiện và tiến hành phá hủy bằng đòn tấn công đầu tiên.


Sự hiện diện của tên lửa tầm ngắn và tầm trung gần biên giới có thể kích hoạt xung đột quân sự, vì chúng mang tính đe dọa về khả năng xảy ra các cuộc tấn công mà gần như việc chống trả là bất khả thi.


Từ đó có thể dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân mang tính phủ đầu.


Những lời cảnh báo


BM

Cuộc tấn công của Nga nhằm vào thành phố Dnipro là lần đầu tiên loại tên lửa loại này được sử dụng trong chiến tranh Ukraine.


Ông Putin tuyên bố rằng Nga sẽ đưa ra những lời cảnh báo về việc sử dụng các tên lửa như vậy.


"Ba mươi phút trước khi phóng tên lửa Oreshkin, Nga đã gửi cho Mỹ một thông báo tự động thông qua trung tâm giảm thiểu rủi ro hạt nhân," người phát ngôn của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, cho biết.


Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán của mình tại thủ đô Kiev của Ukraine, một ngày trước vụ phóng tên lửa với lý do "có thông tin cụ thể về khả năng xảy ra một cuộc không kích có quy mô đáng kể".


Các đại sứ quán của Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp cũng đóng cửa, trong khi các đại sứ quán Pháp và Đức vẫn mở cửa nhưng khuyến cáo công dân của họ thận trọng.


Các kênh Telegram của Ukraine đã nêu khả năng Nga sử dụng tên lửa Rubezh trong chiến tranh Ukraine ngay cả trước khi vụ phóng vừa rồi diễn ra.


BM

Đặc biệt, có thông tin cho biết tên lửa đã được triển khai tới bãi thử Kapustin Yar.


Tuy nhiên, khả năng sử dụng một vũ khí mới đã được Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin công bố trước đó.


"Không loại trừ khả năng Nga sử dụng các hệ thống vũ khí mới chưa từng được sử dụng trên lãnh thổ Ukraine," ông Vyacheslav Volodin nêu vào ngày 18/11.


https://baomai.blogspot.com/

Buôn người xuyên châu Âu quảng cáo dịch vụ kiểu Tripadvisor sa lưới
Cuộc tấn công của Nga vào Dnipro, Ukraine
Cử tri chọn bảo thủ, ứng viên gốc Việt ai thắng ai thua?
Hàng loạt khách du lịch tử vong nghi 'ngộ độc rượu' ở Lào
Nga bắn thử một phi đạn tầm trung mới vào Ukraine
Chông Chênh Phận Người
Năng lượng hạt nhân đang hồi sinh?
Musk và Ramaswamy vạch ra tầm nhìn về DOGE
Mùa Đông nguyên tử… Đang đến gần nhân loại?
Tên lửa Anh-Pháp được bắn vào Nga
Nhóm phụ nữ Việt Nam điều hành 2 động mại dâm
Học sinh ngoại quốc lo lắng về hạn mức thị thực của Úc
Bộ Tư pháp không truy tố Merrick Garland
Du thuyền 'trốn chạy' nhiệm kỳ Donald Trump
Vì sao Trung cộng liên tục xảy ra những vụ tàn sát hàng loạt?
Waymo đưa taxi robot tự lái ra phục vụ công chúng ở Los Angeles
Nước Mỹ trao quyền lực từ tổng thống này sang tổng thống kia ra sao?
Việt Nam nên từ bỏ ‘xây dựng con người xã hội chủ nghĩa’
Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD
Thông điệp của Dân Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.