Tuesday, April 26, 2011

Con Mắt Còn Lại


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một hiện tượng. Dù là một Nhạc sĩ đầy "Cá tính & Tầm vóc", Nhạc & con người Ông đến sau hơn 10 năm đã mất, vẫn không được yên thân. Khen cũng có mà chê cũng nhiều. Một con người đứng giữa 2 lằn đạn. Bị đày đi vùng Kinh tế mới & gỡ mìn ở Trị Thiên sau 1975 chỉ vì không vừa ý Trần Bạch Đằng: " Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của Mẹ (Vietnam) là bồ xương khô.." bị bắt bẻ "Sao lại là nội chiến? Cuộc Chiến tranh giải phóng chứ?..". May nhờ cựu TT Võ Văn Kiệt (mến tài) đưa về Saigon chứ không thì "chết chắc". Cũng như ngày nào Đại tá Lưu Kim Cương (Không quân, QL/VNCH) đã che chở Ông ở hậu phương, vì: "Anh cầm bút có hiệu quả hơn là cầm súng".

Nhưng thương thay cho "Thân phận và cái Nghiệp" của người Nghệ sĩ tài hoa này, "Nghĩa tử là nghĩa tận" mà đến khi đã chết Trịnh Công Sơn vẫn không được thật sự yên nghỉ. Một số đông người Quốc gia thì vẫn "xầm xì" cho Ông là  "phản chiến, đi với phía bên kia...".
NNS thuộc lớp sau Chiến Tranh, chả biết gì nhiều, chỉ nhìn Ông qua hình ảnh một Nhạc sĩ tài ba như Văn Cao, Phạm Duy, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Nguyễn Văn Đông, Lam Phương...và biết ơn Ông đã để lại hàng trăm bản Nhạc tô hồng thêm nền Văn học Nghệ thuật nước nhà, vậy thôi...
Thật sự Ông có phản chiến hay không, thì đây hãy nghe người trực tiếp trong cuộc trần tình:

image

"Ông Bùi Đức Lạc, cựu trung tá tiểu đoàn trưởng pháo binh Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là tác giả của Cơn uất Hạ Lào (2007) viết về Hành quân Lam Sơn 719 và những kỷ niệm đời quân ngũ. Ông hiện sống ở San Jose, California và là chủ bút Đặc san Mũ Đỏ.

image

Bùi Văn Phú: Thưa ông, bài hát nào của Trịnh Công Sơn là bài hát mà ông đã được nghe lần đầu và còn nhớ?

Vào khoảng thập niên 1960 lần đầu tiên tôi được nghe bản “Diễm Xưa”. Quả thật đây là một bản nhạc hay, lúc đầu tôi không biết bản nhạc này là của ai. Nhưng sau tôi biết đó là bản nhạc do Trịnh Công Sơn sáng tác. Thế thôi. Lúc đó đơn vị tôi mới thành lập, đang lo huấn luyện nên tôi không có thì giờ nghe nhiều để biết về Trịnh Công Sơn. Năm 1967 tôi có dịp gặp mặt Trịnh Công Sơn tại Huế mà không biết. Lần gặp này trong một quán bên lề, lúc đó có cả Thiếu úy Hồng Hữu Dưỡng, sau đi tù cải tạo, và Chuẩn úy Lý Văn Quân đã chết ở Hạ Lào. Khi ra khỏi quán có người cho tôi biết người tôi vừa gặp là Trịnh Công Sơn. Đây là lần gặp đầu và cũng là lần gặp cuối.

BVP: Tuy không biết, nhưng ông có nhận xét gì không?

Bề ngoài, tôi thấy anh chàng này giống dân bụi đời, tóc dài, râu ria lồm xồm.

BVP: Có người cho rằng nhạc viết về thân phận quê hương của Trịnh Công Sơn làm nản lòng chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà. Là một sĩ quan Nhảy dù, ông thấy nhận xét đó có đúng không?

Tôi nghĩ rằng nhạc Trịnh Công Sơn có thể có ảnh hưởng đến dăm ba anh yếm thế, trốn lính chứ làm sao mà có sức làm nản lòng anh em chúng tôi được. Đến như những lời ca:
“Ngày mai đi nhn xác chng. Say đi đ thy mình không là mình…”
[Tưởng như còn người yêu. Thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc]

còn không ảnh hưởng gì tới chúng tôi và gia đình, huống chi dăm ba bài hát của Trịnh Công Sơn có nghĩa lý gì. Nó chỉ làm nản lòng hay khủng hoảng một số ít người, như những anh chàng ăn chơi, phè phỡn tại hậu phương, hoặc các thành phần con ông cháu cha mà thôi. Chưa thấy lời nhạc nào có tác dụng đến chúng tôi.

BVP: Còn những binh lính do ông chỉ huy có bị ảnh hưởng nhiều bởi nhạc Trịnh Công Sơn?

Tôi thấy có một lần khi nghe nhạc, anh em dưới quyền họ chửi thề. Đó là trong trận Hạ Lào tức Lam Sơn 719, trong lúc hằng ngày phải lãnh hàng ngàn trái pháo và các trận tấn công của địch, mà phải nghe:

“Anh tr v dang d đi em! Anh tr v trên chiếc băng ca, trên trc thăng sơn mu tang trng…”
[Kỷ vật cho em. Thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc]

thì cũng đau thật và cảm thấy bất nhân, bạc bẽo, đểu cáng!  Còn nhạc Trịnh Công Sơn nghe không được vui, nhưng không thể làm nản lòng những người đang trực diện với quân thù như chúng tôi. Anh em Nhảy dù họ lúc nào cũng vui và tếu, mọi việc bên ngoài ít khi anh em để ý đến. Ngoài chiến trường cũng như sau này lúc trong tù anh em rất hồn nhiên.

Tôi muốn kể câu chuyện về Đại úy Hồng Hữu Dưỡng. Khi bị bọn cai tù hành hạ, anh nói thầm: “thằng cà chớn”. Dù nói nhỏ nhưng không may cai tù nghe được, quay lại sừng sộ, hỏi với giọng gay gắt: Anh vừa nói gì? Dưỡng bình tĩnh trả lời: Chả là trong Nam chúng tôi quen gọi cà chớn. Cai tù hằn học: Thế anh gọi cà chớn là có ý gì? Dưỡng nhanh nhẹn đáp: Chẳng hạn như Bác Thiệu, Bác Kỳ chúng tôi gọi là cà chớn. Cai tù vênh váo đáp: Bác Hồ, Bác Duẫn và các đồng chí trong Bộ chính trị còn cà chớn hơn Bác Thiệu, Bác Kỳ cuả các anh nhiều.
Câu chuyện cho thấy người lính Nhảy dù họ hồn nhiên như vậy đó. Nên họ rất dễ tha thứ, rất mau quên. Dù đó là trò đâm sau lưng chiến sĩ.

Thời gian trước năm 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn:

Mt ngàn năm nô l gic tàu
mt trăm năm đô h gic tây
hai mươi năm ni chiến tng ngày
Gia tài ca m đ li cho con
gia tài ca m là nước Vit bun…

BVP: Là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà, ông nghĩ gì hay có lý giải gì về những lời nhạc trên?

Tôi thấy đây chỉ là tâm sự của muôn nghìn người dân một nước nhược tiểu mà thôi, không có gì đáng nói cả..."
Thế đấy.
Gần đây nhất, giữa những “ồn ào” mà người ta đang cố “làm ầm” lên chỉ sau  ngày kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rằng ông đã "đạo" bài The Syncopated Clock để viết nên nhạc phẩm Con Mắt Còn Lại, một nhạc phẩm được ông sáng tác vào năm 1992 có giai điệu - đặc biệt phần đầu - giống như tác phẩm The Syncopated Clock do nhạc sĩ Leroy Anderson viết năm 1945...Thoáng một chút suy tư, ngồi lắng lòng mình, bật lại những ca khúc của ông trong Gia Tài Âm Nhạc Việt, để mà chiêm nghiệm...

Quả thật, Trịnh Công Sơn ký âm đời sống bằng một loại ngôn ngữ rất riêng. Thứ ngôn ngữ được chắt chiu từ những âm thanh của cuộc sống, của xã hội, của quê hương, và của chính nội tâm ông. Thứ ngôn ngữ ấy đã đi vào tận sâu trong tâm cảm của ông, nơi mà mọi ngôn ngữ bình thường khác dường như bị bất lực. Nó giúp ông bình thản sống trước mọi biến động "lúc lên cao, lúc xuống thấp", cho ông sự bình an tự tại sau bao biến cố của "đêm tối tăm", và đưa ông đến trạng thái bao dung "nhẹ nhàng, từ tâm" trước mọi toan tính, mọi cơ hội vây bọc quanh ông. Người nhạc sĩ có biết tất cả những điều đó hay chăng? Tất nhiên, là một người minh triết như ông, tất cả những ngổn ngang của cuộc đời lớn ngoài kia, mà cuộc đời riêng lẻ của ông bị cuốn trôi, bị hòa tan, bị vồ vập, ông đều biết, bởi vẫn còn "con mắt còn lại" để nhìn đời. Nhưng ông không tìm cách để ngăn lại, để phản bác, hoặc để biện minh. Cái cách của ông là chia sẻ con người ông với đám đông bằng chính Âm Nhạc của mình. Ông chấp nhận mọi cảm nhận của đám đông, chấp nhận họ chia sẻ những suy nghĩ của họ với suy nghĩ của riêng ông. Cõi lòng của ông luôn mở ra để đón nhận đám đông dù đám đông đó có vẽ hình hài của ông ra "mục đồng", hoặc "ngựa hồng", hoặc "đêm", hoặc "ngày", hoặc thế nào đi chăng nữa. Dường như đám đông đã nghiễm nhiên trở thành một phần lớn không thể thiếu trong đời sống của ông, nó giống như lục phủ ngũ tạng mà mình không có cách chi từ bỏ hoặc tách rời ra được...

Và chính sự chấp nhận bao dung ấy của một bậc hiền nhân như ông, đám đông đã tiếp nhận Âm Nhạc Trịnh Công Sơn một cách nồng hậu, và nâng niu, gìn giữ, thỉnh thoảng tìm gặp những ủi an nơi đó như chính mình tạo ra. Và người ta đã yêu cái giọng người nhu mì ấy của ông, yêu cái tình yêu của ông với người đời, tình yêu ấy như là "viên ngọc để Dã Tràng nghe và cảm thông được tiếng của muôn loài". Điều này lý giải sức thu hút và sức sống lâu dài của Âm Nhạc Trịnh Công Sơn...

Nhạc sĩ đã rời xa cái thế giới nhộn nhịp và bất an của chúng ta 10 năm và để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đồ sộ gần 600 bản nhạc. Vậy hãy nghe những Người bạn của ông chia sẻ với Âm Nhạc của ông:

image

Nhạc sĩ Văn Cao nói về "Vẻ quyến rũ của Âm Nhạc Trịnh Công Sơn"

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa ...

image

Tác giả Khương Duy trong bài viết :Trịnh Công Sơn: giữa trùng vây ...thập diện mai phục"

Đừng cố tìm kiếm trong ca từ của ông những vết tích để chứng minh rằng ông là sản phẩm của chế độ này hay chế độ khác, mà nên hỏi “vì sao nhiều ca khúc của ông, khi thì bị bên này, khi thì bị bên kia hoặc cả hai bên cùng... khai tử?” Vì đó chính là sản phẩm tổng hợp của cả yếu tố thời đại, nhân văn và lịch sử, là tiếng nói chung của những người bị lôi vào vòng xoáy chiến tranh và mong muốn hòa bình, nên nó hoàn toàn không thể phù hợp với tiếng nói của những người đang lèo lái cuộc chiến ấy theo ý đồ của riêng mình. Đó là những yếu tố nội tại quan trọng mà, cả hai bên trong cuộc chiến, không bên nào đạt được trọn vẹn.

Hãy giúp ông được “làm mây trôi” ở chính tại nơi ông đã từng cả đời uống chén đắng để được là... chính mình, nơi ông đã từng “dành trong bao la con đường thật nhỏ”: con đường ấy chính là quỹ tích của những toạ độ quan sát từ giữa trùng vây thập diện mai phục, con đường len lỏi giữa hai chiến tuyến mà ông đã chọn cho cả cuộc đời mình, và cũng chính con đường định mệnh ấy, khởi đi từ cõi đời thường, đã và đang dẫn ông đi vào cõi vô thường!

...Và cũng sau 10 năm tròn, người ta lại đi giải mã Âm Nhạc Trịnh Công Sơn chỉ từ việc giống ba nốt nhạc trong một nhạc phẩm cổ điển nước ngoài, làm dậy lên một làn sống bất bình của những người yêu mến Âm Nhạc của ông.

 image

Nhạc sĩ Hoài Sa - người hòa âm, đạo diễn âm nhạc cho nhiều chương trình nhạc Trịnh - cho rằng, sự so sánh này không có căn cứ và "vô cùng nhảm nhí". Anh giải thích: "Đây là nhạc country, tất cả ca khúc thuộc dòng nhạc này đều giống nhau về nhịp, phách, tốc độ và hòa âm... Đây cũng được xem là cái chuẩn để các nhạc sĩ sáng tác ra các tác phẩm thuộc dòng nhạc này".
Nhạc sĩ còn cho biết, dòng nhạc country có nguồn gốc từ Mỹ, nên nhiều ca khúc nhạc nhẹ Việt Nam có đôi chút nét giống là điều không tránh khỏi. "Nhưng không vì thế mà đặt ra nghi vấn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 'đạo nhạc'. Tôi có thể kiếm ra trên dưới 50 ca khúc có bản phối tương tự bản phối của The Syncopated Clock của Leroy Anderson", Hoài Sa nhận xét.

 image

Bất bình cũng là cảm giác của nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn ngay khi nghe được thông tin này. Theo anh, những người đưa ra nghi vấn này không phải là những người làm nhạc. Sau khi nghe qua 2 bản phối mà blogger dẫn chứng, Trần Mạnh Tuấn cho biết, giữa hai ca khúc The Syncopated Clock và Con mắt còn lại hoàn toàn khác nhau, chỉ giống nhau ở 3 nốt đầu.

Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng, Ủy viên BCH Hội Âm nhạc TPHCM, sau khi nghe hai nhạc phẩm trên đã khẳng định: “Con Mắt Còn Lại chẳng có gì giống với The syncopated clock. Leroy Anderson viết The syncopated clock bằng điệu swing-fox thuộc gam trưởng, theo thể loại nhạc đồng quê Mỹ với cách hòa âm không phức tạp, chỉ sử dụng bậc 2, 4 và 5.

image

Bài "Con Mắt Còn Lại" của Trịnh Công Sơn cũng viết ở gam trưởng, điệu swing medium. Đây là điểm khá đặc biệt vì đa số các ca khúc Trịnh Công Sơn thường được viết ở gam thứ. Tuy nhiên, về giai điệu thì hai ca khúc này không có điểm nào giống nhau”....
Nếu Thân Hữu muốn biết thêm về Trịnh Công Sơn có đạo Nhạc của Leroy Anderson hay không cứ viết mail hỏi thẳng các Nhạc sĩ tài hoa & kinh nghiệm như Phạm Duy, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Lê Mộng Nguyên..mà địa chỉ mail ở trên đấy..thì đáng tin hơn..

Thôi thì, một nén tâm hương cho người nhạc sĩ quá cố ở nơi tuyền đài , một nhân cách lớn, một nghệ sĩ tài hoa. Khói thơm gửi đời, tro tàn xin gửi đất. Chắc chắn ở nơi này ông cũng chỉ mỉm cười và lướt qua cuộc đời nhẹ nhàng như cung cách vốn có của ông. Như ông đã từng chia sẻ. Tôi muốn viết sai câu thơ của Nguyễn Du cho riêng mình:
"Trăm năm trong cõi người ta. Ch tài ch mnh cùng là b dâu"

Mi lý thuyết đu màu xám
Và cây đi vĩnh vin xanh tươi
(Goethe)

Hôm nay NNS xin chia sẻ cùng Thân Hữu bản Nhạc gây tranh cãi: Con Mắt Còn Lại. Hãy nghe bằng nhịp đập trái tim và bằng "Con Mắt" nghệ thuật. Bỏ qua những phiền toái, tranh luận này nọ. NNS nhớ hồi nhỏ đọc đâu đó câu chuyện khi Phật Thích Ca giảng Đạo, (hình như) Tu Bồ Đề, một Đệ tử còn "ấm ức" xích gần hỏi: "Thưa Thầy, Niết Bàn ở nơi đâu?". Phật Thích Ca nhỏ nhẹ: 'Ngươi đang bệnh Ta cho người thuốc uống, thì hãy uống đi, hỏi gốc ngọn làm chi". Nhạc hay thì nghe, miễn là không dối mình lừa người, nhân danh Chủ nghĩa này nọ thì thôi...
NNS là một nhà Khoa học, chữ nghĩa Văn học chỉ "tàm tạm", xin Thân Hữu bao dung.

 image

Con Mắt Còn Lại

Tình Thân,
Kính.
NNS

 image

Những Gì Còn lại

http://www.youtube.com/watch?v=7rvq_QQvOYg

Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay trái tim,
và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ,
và này em hỡi đến lúc đó con người sẽ sống ,
sẽ thương và sẽ nhớ qua con tim xa la,
và lúc đó con người sẽ nói cười trong trí nhớ không quen....

Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay mắt môi,
và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay quá khứ,
và này em hỡi đến lúc đó con người sẽ sống,
sẽ thương và sẽ nhớ qua dung nhan xa lạ,
và lúc đó con người sẽ đi về trong quá khứ không quen.....

Ta hãy yêu nhau khi vẫn còn con tim chân thật,
ta hãy yêu nhau khi vẫn còn quá khứ thân quen,
và hãy yêu nhau khi vẫn còn mái tóc, làn môi,
ánh mắt nụ cười, hãy yêu nhau khi vẫn còn những gì của chúng ta…

Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay mắt môi,
và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay quá khứ,
và này em hỡi đến lúc đó con người sẽ sống,
sẽ thương và sẽ nhớ qua dung nhan xa lạ,
và lúc đó con người sẽ đi về trong quá khứ không quen.....

Ta hãy yêu nhau khi vẫn còn con tim chân thật,
ta hãy yêu nhau khi vẫn còn quá khứ thân quen,
và hãy yêu nhau khi vẫn còn mái tóc, làn môi,
ánh mắt nụ cười, hãy yêu nhau khi vẫn còn những gì của chúng ta…

và hãy yêu nhau khi vn còn mái tóc, làn môi,
ánh mt n cười, hãy yêu nhau khi vn còn nhng gì ca chúng ta…

image

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, để lại cho ai
gia tài của mẹ, là nước Việt này?

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một đàn tham - ô
gia tài của mẹ, một cái nhà mồ

Dạy cho dân tiếng nói lọc lừa
dạy cho dân chόng quên màu da
dân chόng quên màu da, nước Việt xưa
cộng trung hoa đưa rước vào nhà
cộng mong dân lũ dân nghèo ngu
ôi lũ dân nghèo ngu, quên giặc thù

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, ruộng thành sân gôn
gia tài của mẹ, làng xόm bùi ngùi

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một bọn buôn dân
gia tài của mẹ, một lũ "+" hèn.

Hát ngọng zọng "nà-hội"
na ná na na ná na na na ná na nà nà........"Fầu -Tù"

http://baomai.blogspot.com/
BaoMai



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.