Tuesday, July 26, 2011

Chiến sĩ công an: tự điển mới định nghĩa ác ôn.

Ngày còn nhỏ, những lần học văn, hay học lịch sử, mỗi lần nghe thầy, cô giáo nhắc đến hai từ “chiến sĩ”, là trong tâm trí tôi sáng lên niềm tự hào, yêu mến và biết ơn những con người đã vì tổ quốc mà chịu mất mát, đau thương. Rất nhiều người trong số họ đã gửi lại tuổi xanh của mình nơi chốn rừng núi hoang vu hay nơi biển đảo xa xôi, mà đến bây giờ, người thân của họ còn chưa tìm được phần mộ của một phần da thịt mình.

Mỗi lần đi qua một nghĩa trang liệt sĩ, tôi thường cúi đầu trong thinh lặng để tưởng nhớ những người lính đã đổ máu cho tôi và thế hệ sau được sống trong hòa bình.

Năm đầu tiên về làm ở một cơ quan nhà nước, có nhiều đồng nghiệp của mình làm việc không có hiệu quả nhưng cuối năm lại được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Tôi thật sự ngỡ ngàng, không phải vì bản thân cái hão của danh hiệu, mà bởi hai từ chiến sĩ đứng trước danh hiệu thi đua của họ.

Xưa nay, hễ nói đến chiến sĩ, là người ta nghĩ ngay đến những con người ngày đêm miệt mài trên chiến trường, hay nói ngắn gọn hơn, nhắc đến chiến sĩ là người ta nghĩ đến chuyện đánh nhau. Thế thì mấy ông nhà giáo đánh nhau với ai trên tỉnh mà nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh? Khi tôi hỏi các đồng nghiệp của mình câu đó, mọi người chỉ biết cười trừ mà thôi. Nhưng lòng tôi thật sự chua chát lắm.

Còn một thứ chiến sĩ nữa trong muôn vàn chiến sĩ tại xã hội lạm phát ngôn từ này đó là “chiến sĩ công an”!

Khi nghe nhắc đến những “chiến sĩ công an”... mọi người nghĩ ngay đến những hình ảnh đánh, giết người man rợ của họ mà nạn nhân là những người dân trong tay không có một tắc sắt.

Chỉ có một em nhỏ ở Huế lấy 3,1 triệu của cô mình mà công an đánh đánh em đến bầm dập cả hai mông. Mới đây, trên các trang báo của Vietnamnet, Lao động,... có đăng tải thông tin, một phụ xe là anh Nguyễn Văn Nam khi bị công an Nghệ An giữ xe lại “làm khó”, anh yêu cầu công an lập biên bản giữ xe thì nhận được câu trả lời bằng một vật nhọn đâm vào đầu khiến anh phải nhập viện ngay sau đó.

Công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng khi ông tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại. Công an dùng súng bắn vào đôi trai gái đang đi trên đường vì họ quên không đội mũ bão hiểm. Công an thuê côn đồ hành hung dân ở Nam Định. Công an xịt hơi cay vào một thanh niên đi đường và vu cho anh tàng trữ ma túy khi người dân đưa anh đến nhập viện trong tình trạng anh bị bất tỉnh và trên người chỉ có hai điện thoại di động...và mới đây nhất Công an đánh trọng thương và cưỡng bức hàng nghìn hộ dân ở Câu Hà, Điện Bàn, Quảng Nam và đập phá nhà cửa của họ, làm cho họ phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Càng ngày, với dùi cui, roi điện và súng ống trong tay, các “chiến sĩ” công an ngày một lập được nhiều thành tích đáng... sợ. Trong suốt 8 tuần vừa qua, khi những người yêu nước xuống đường biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, thì các “chiến sĩ” công an đã thi đua lập được nhiều thành tích bằng nhiều hình thức khác nhau: Đại úy Minh đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức khi anh bị bốn công an khiêng, quẳng  lên xe buýt như quẳng súc vật. Công an đánh đập, bắt bớ,  bóp cổ người biểu tình mà không chứng minh được họ phạm vào tội gì…

Chưa hết, công an còn gây khó khăn, trở ngại về chỗ ở, việc làm khi những người yêu nước thực thi quyền được lên tiếng của họ. Không thể kể hết các “thành tích” ghê tởm và nhục nhã của công an nhân dân ngày một dày lên trên các mặt báo cả lề trái và lề phải hiện nay.

Tôi thực sự không biết, trong các trường Đại học an ninh, công an được đào tạo thế nào để họ có thể lạnh lùng đánh đập dân mình một cách dã man đến thế? Mỗi lần ra đường nhìn các khẩu hiệu treo đầy trên cây, hay những lần đến trụ sở công an làm việc, tôi luôn nhìn thấy khẩu hiệu “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, hoặc đâu đó trên tường treo 6 điều Bác Hồ dạy công an, trong đó có điều 4 là lễ phép, kính trọng nhân dân. Điều gì đã làm cho công an ngày càng lộng quyền đến thế để mỗi lần nghe nhắc đến công an là người dân lại lắc đầu ngao ngán như một nỗi kinh hoàng, khiếp sợ?

Tôi còn nhớ rất rõ, ngày xưa, khi còn đi học, trong tiết học bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, có đoạn kể về tội ác của quân thù đến nỗi nước đông hải cũng không rửa sạch được tội của chúng đã gây ra cho nhân dân ta. Thế mà khi chúng “như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng, thì nhân dân ta đã tha chết và còn cấp lương thực và phương tiện cho về nước.

Còn ngày nay, nhân dân ta đã làm chi nên tội mà công an lại thẳng tay đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ đến thế? Sao dân mình khổ thế? Khổ mà không biết kêu ai. Ngư dân ra biển thì bị bọn Trung Quốc đánh đập, cướp hết sản phẩm lao động. Nông dân sống trên cạn thì bị bọn Trung Quốc xông vào đánh cả làng như ở Thanh Hóa. Sao những lúc đó, công an không xuất hiện cho nhanh để giải cứu nhân dân thoát khỏi tay bọn Trung Quốc?

Đi đâu cũng được nghe tuyên truyền rằng, Việt Nam tôn trọng nhân quyền, Việt Nam đang sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng không biết là họ sánh vai kiểu gì, khi hành động “công an trị” ngày càng bộc lộ tính man rợ, thậm chí kinh khủng hơn cả Mafia như ở Ý. Vì nhóm xã hội đen đó còn có luật là không được đụng đến trẻ em và phụ nữ.

Ông Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an Hà Nội mới đây đã trả lời trên báo Pháp luật rằng: “ phải xử thật nặng người chống đối công an thi hành công vụ”. Ông nêu lên chuyện cô gái tát công an và ông “hết sức bức xúc về những hành vi coi thường pháp luật này”.

Sau đó, trên tờ Dân trí, đăng tải thông tin, cô gái này bị khởi tố vì “chống đối người thi hành công vụ, bị phạt tiền gần 3 triệu, bị giữ xe 10 ngày, và cô gái đó và gia đình đã xin lỗi công an.

Có một cô gái tát công an thì ngay lập tức cô bị khởi tố, bị phạt tiền, bị o ép đủ thứ. Thế mấy anh công an đạp vào mặt anh Đức khi anh bị bốn công an không chế, có hình anh rõ ràng trên mạng, sờ sờ ra đó, không ai chối cãi được, thì công an im lặng làm ngơ? Sao những người phụ nữ và trẻ em xuống đường biểu tình chống họa xâm lăng Trung Quốc thì công an bóp cổ, đánh đập họ? Sao không thấy có tòa án nào khởi tố những hành động man rợ đó của công an cho dân nhờ? Sao cô Kim Tiến kêu oan cho cha cô đến khản cả cổ, kiệt cả sức vì công an đánh chết cha cô, thì câu trả lời là sự im lặng hèn nhát, trơ trẽn của phía công an?

Sao ông Nhanh không cho khởi tố và bắt giam những hành động lộng quyền, đàn áp nhân dân của công an nhân dân mà ông là một thành viên? Hay ông chỉ nói lấp liếm cho qua chuyện với khẩu hiệu quen thuộc  “giáo dục chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ về thái độ, tác phong, tư thế, điều lệnh. Khi tiếp xúc với nhân dân, người sai phạm, công an phải có tính chuyên nghiệp trong xử lý, vừa bảo vệ được tính mạng của mình, vừa thi hành được công vụ, vừa làm cho kỷ cương luật pháp được nghiêm”.

Tôi cầu mong đừng bao giờ phải nghe thêm một lời nào như thế nữa từ phía công an.

Khi tôi viết những dòng này thì ngày 27.7 đang đến rất gần, ngày thương binh liệt sĩ. Ngày để mọi người vinh danh, biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc Việt Nam thân yêu. Ngày để mọi người nhớ lại công lao của các chiến sĩ hai miền đã chiến đấu anh dũng, đã ngã xuống trên đất này mà tôi thấy trong đoàn biểu tình hôm 24.7, có nhiều người đã nâng niu khi cầm trên tay tờ giấy có tên của các anh đã hi sinh.

Vì thế, làm ơn đừng đặt hai từ chiến sĩ trong sáng trước hai chữ công an không tương xứng. Chiến sĩ là người lính đánh nhau với giặc ngoại xâm. Còn chiến sĩ công an thì làm ngược lại: đánh đập nhân dân, thậm chí đánh đập đàn bà, trẻ em.

Vì thế, nếu gọi họ là chiến sĩ tôi sợ xúc phạm đến anh linh của các chiến sĩ thực sự đã chiến đấu, đã hi sinh cho tổ quốc, mà ngày mai, cả nước Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ đến họ trong niềm biết ơn sâu sắc.

canhco's blog

Bày tỏ thái độ


1. MỸ: muốn đánh thằng nào, là đánh thằng đó

2. ANH: Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó

3. PHÁP: thằng nào đánh tao, tao đánh thằng đó

4. NGA: thằng nào chửi tao, tao đánh thằng đó

5. DO THÁI: trong bụng thằng nào muốn đánh tao, tao đánh thằng đó

6. NHẬT: thằng nào đánh tao, tao xin MỸ đánh thằng đó

7. TRUNG CỘNG: thằng nào đánh tao, tao chửi thằng đó

8. NAM HÀN: thằng nào đánh tao, tao sẽ diễn tập với MỸ

9. BẮC HÀN: thằng nào chọc tao bực, tao đánh thằng Nam Hàn                      

10. CHXHCN VIỆT NAM: thằng nào giết dân của tao, chiếm đất, chiếm biển của tao, tao gọi thằng đó là “đồng chí”.

image
Đây là người chỉ huy của tên đại úy Minh. Người đã đạp vào mặt vào công dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm lược. Ông này có thể là thượng tá Canh, Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm.

image

image

image

image

Trên là một bầy âm binh đang chuẩn bị sứ mạng làm vừa lòng Thiên triều và các Thái thú. Sau đây là những hình ảnh rọi đèn vào từng khuôn mặt Việt gian:

image

image

image

image

image

image




'Mâu thuẫn' trong giải thích của công an Hà Nội

Cập nhật: 14:14 GMT - thứ tư, 3 tháng 8, 2011

Đại úy Minh bị cáo buộc đã dẫm vào mặt người tham gia cuộc biểu tình 17/07
Ông Nguyễn Chí Đức, người được dư luận quan tâm sau khi có video clip quay cảnh ông bị công an đạp vào mặt hôm Chủ nhật 17/07, đã cho BBC biết phản ứng sau cuộc họp báo giải thích của công an.

Ngày 2/08, công an Hà Nội tổ chức họp báo tại Hà Nội, trong đó công bố kết luận điều tra là không có căn cứ để kết luận nhân viên an ninh đánh đập hay đạp vào mặt người biểu tình như cáo buộc.
Trước đó, trên các trang mạng lưu truyền một đoạn video ngắn, được cho là hình an ninh Việt Nam mặc thường phục dẫm vào mặt người biểu tình ở Hà Nội hôm 17/07.
Ông Nguyễn Chí Đức nói với BBC rằng ông đặc biệt "buồn, thất vọng" vì tường thuật trên tờ Hà Nội Mới về cuộc họp báo, vì đây là cơ quan của Thành Ủy Đảng cộng sản Việt Nam - Thành phố Hà Nội.

Tờ Hà Nội Mới, giống như nhiều tờ báo trong nước, đã tường thuật lại lời Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh rằng "không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình".

Ông Đức nói với BBC: "Tôi chỉ buồn và phẫn nộ sau khi đọc báo Hà Nội Mới Online mà thôi. Còn bất kì báo nào, bất kì ai kể cả công an thành phố có kết luận, bình luận gì về tôi đều không làm tôi bận tâm. Với tôi là vô nghĩa!"
"Còn tại sao báo Hà Nội Mới Online làm tôi buồn và phẫn nộ thì bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc."
"Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc nhưng mà bây giờ họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh."

Ông nói thêm: "Tôi chỉ quan tâm tới người thật việc thật, những ai sống làm việc gắn bó với tôi, đặc biệt là những người đi biểu tình trong hai tháng qua. Tôn trân trọng và quí mến họ và những kỉ niệm này tôi nghĩ sẽ theo mãi suốt cuộc đời tôi."

Dư luận
Mặc dù bác bỏ cáo buộc, nhưng công an thành phố Hà Nội cũng tạm đình chỉ công tác của Đại úy Phạm Hải Minh từ quận Hoàn Kiếm.
Nhà văn và blogger Phạm Viết Đào, sống ở Hà Nội, nói với BBC rằng ông cảm thấy có "mâu thuẫn từ phía công an Hà Nội".
"Một mặt, họ nói không có chuyện anh Minh đạp vào mặt anh Đức, nhưng họ lại đình chỉ công tác anh Minh."
Ông Phạm Viết Đào nói bản thân ông và nhiều người ở Hà Nội cũng không biết video clip đưa lên mạng là giả hay thật.
"Dư luận ở Hà Nội bàn nhiều, nhưng người bình thường họ cũng chả biết đúng hay sai, vì thông tin bây giờ thật giả lẫn lộn."

"Cơ quan chức năng Hà Nội phải làm rõ vấn đề. Hoặc họ xác minh clip đó ngụy tạo và phải tìm ra ai đã làm giả, và minh oan cho ông Minh."
"Chứ bây giờ lại đình chỉ, làm người ta chỉ nghi ngờ thêm," nhà văn kết luận.

Cùng sống ở Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang nói đây là câu chuyện "đau lòng".
"Làm sao lại có chuyện dã man, mông muội đến như thế, đạp lên mặt, căng chân căng tay người ta ra."
"Bây giờ lại chối tội, thì không ổn. Đấy chính là tội rất nặng, phải trừng phạt để làm gương cho công an và cho người Việt Nam, là không được đối xử tàn bạo với nhau."

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng Đảng Cộng sản và chính quyền sẽ được lòng dân nếu làm rõ vụ việc.
"Chứ xử lý kiểu như thế này thì không ra cái gì cả, chỉ chứng tỏ họ lúng túng."
"Tôi nghĩ video clip ấy không thể dựng lên được. Cho nên anh có nói mấy đi nữa, cũng phải trên 90% người ta tin video."
"Bây giờ lại bao che thì làm sao được nhân dân tán thưởng," ông Giang nhận xét.

Trong khi đó, nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc hôm nay công bố một bài viết trên mạng, nhận định vụ Nguyễn Chí Đức "không hề nhỏ".
Ở một góc độ nhất định, tác giả cho rằng vụ Nguyễn Chí Đức "quan trọng không kém" vụ án Cù Huy Hà Vũ.
"Qua tất cả vụ việc, qua những ứng xử của Nguyễn Chí Đức từ khi tên anh được nhắc đến, ta có thể thấy rõ đó là một con người hết sức bình thường, rất an phận, không hề không muốn làm bất cứ điều gì để khác dù chỉ một chút những người chung quanh, một công dân lẫm lũi và tội nghiệp, ngay cả khi bị hại nặng nề cũng sẵn sàng cho qua, quên đi."
"Một người tuyệt đối trung thành và tin tưởng ở Đảng, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả lúc bị hại khi mình đấu tranh vì Đảng, vì nước [...] con người tội nghiệp ấy bây giờ sau tuyên bố bình thản của ông Nguyễn Đức Nhanh, đã phải đau đớn nói rằng anh đã bị đẩy đến đường cùng."
Nhà văn Nguyên Ngọc kết luận: "Nhưng khi những người ở tận đáy xã hội, nhỏ bé nhất trong xã hội, suốt đời chỉ mong được yên phận như Nguyễn Chí Đức và bố mẹ anh đã thấy bị đẩy đến đường cùng, đã thấy xã hội này là không còn sống được đối với họ nữa, thì là chuyện khác hẳn rồi đấy. Là báo động đỏ!"

Cuộc họp báo của công an thành phố Hà Nội ngày 3/08 là lần đầu tiên vụ việc được nhắc đến trên báo chí nhà nước, mặc dù sự việc đã gây ồn ào qua mạng internet và trong câu chuyện hàng ngày của người dân.

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.