Tôi không biết là người chết có “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang” hay không, nhưng những người thân còn sống thì phải lo làm đám tang sốt vó, đứng ngồi ngủ không yên, gần thấy… “thấy bóng ông bà ông vải.”
Khi gia đình có người thân qua đời thì phải lo chuyện an táng chứ không thể để lâu ở nhà hay nhà xác được. Đó là lẽ tự nhiên.
Trong thời buổi gạo châu củi quế, dịch Covid-19 hoành hành, tỉ lệ thất nghiệp cao chưa từng thấy (ở California, tỉ lệ thất nghiệp là 11.4%) việc an táng chẳng những là một gánh nặng tài chánh mà còn là chuyện nhức đầu chứ không phải như hồi trước lúc còn thong thả cứ tà tà cho là “đâu còn có đó…” Thiệt hết biết!
Dân Việt Nam và các dân tộc trên thế giới tùy theo ảnh hưởng môi trường của nơi cư trú, văn hóa tập tục truyền từ đời này qua đời khác, cách sinh sống, tôn giáo khác nhau, họ có các hình thức mai táng khác biệt riêng mà tôi xin dần dà trình bày ra đây để gọi là góp thêm chút ý kiến với quý vị:
1_ Địa Táng
Nói cho văn hoa chứ Địa táng chỉ có nghĩa là “an táng trong nghĩa địa.” Đây là cách mai táng phổ biến hơn cả. Việc Địa táng được lựa chọn cũng vì thân nhân muốn người quá vãng có “mồ yên mả đẹp.” Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với văn hóa Á đông. Phần lớn dân Á đông tin là “Cát – Hung” của đất chôn (huyệt địa) có ảnh hưởng sâu xa đến sức khoẻ và sự nghiệp của cả gia đình người sống (!) Trời đất! Chuyện to tát như thế thì không quan trọng sao đặng!
Nhiều nghĩa địa nằm xen lẫn khu dân cư đông đúc… người sống và người chết sát cánh chia sẻ sự thay đổi bốn mùa mưa nắng và bầu trời. Cũng có nhiều nghĩa địa nằm trải rộng biệt lập trên đồi xanh, khuôn viên u tịch và trang trọng, đôi khi trở thành các thắng cảnh, điểm thăm viếng du lịch (?)
Mộ của người Mỹ thì xây đơn giản bằng phẳng mặt đất cho tiện cho máy cắt cỏ chạy hàng tuần; Mộ người Việt thì xây thành các kiến trúc cầu kỳ hơn, là nấm mộ nằm cao hẳn bên trên mặt đất. Có cả một “văn hóa nghĩa trang” người ta dùng để viết trên các bia mộ. Bia mộ của người Mỹ thì hành văn theo thể loại tự do, nghĩa là có “vô cùng thương tiếc,” có đau thương; nhưng cũng có hài hước, không câu nệ hình thức (đủ các hình dạng và kích thước – “all shapes and sizes”) và không dị đoan. Tôi xin ghi lại một thí dụ điển hình về lời ghi trên một mộ bia khi tôi có dịp thăm một nghĩa địa Mỹ ở California:
Không có gì đúng và thực tế hơn.
Trong khi mộ bia của người Việt đậm chất “hàn lâm,” trang trọng nhưng lại có vẻ theo rập các khuôn thước có sẵn (kiểu bổn cũ soạn lại!), thiếu nét sáng tạo (?)
Tình trạng chung hiện nay, với kinh tế cam go, giá địa ốc lên cao từng ngày một cách chóng mặt (Location, Location and Location!?) thì việc mai táng ở nghĩa địa (Địa táng) dường như không còn là sự lựa chọn tự nhiên nữa (?) Còn có sẵn nhiều phương cách để giải quyết việc chôn cất người chết. Kể cũng may, bỗng nhiên các vấn đề tâm linh, nhân quả phức tạp liên quan đến “phong thủy mộ phần” (âm trạch), việc “động mồ động mả” không còn là chuyện đáng phải quan tâm… Cuộc sống cũng đỡ căng thẳng một chút (!)
2_ Hỏa Táng
Hỏa táng, còn được gọi là “hỏa thiêu” hay ngắn là “thiêu,” là hình thức an táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là “Tiểu.”
Tùy theo từng tôn giáo, tro sau khi hoả táng được chôn cất hoặc đem về thờ tại nhà hoặc gửi vào các nơi thờ phượng (chùa, nhà thờ, đình, miếu…) Cũng có nơi người nhà sẽ đem rải tro ra biển, sông, hồ, đồi, núi theo nguyện ước của người quá cố.
Ở Việt Nam, trước đây trong dân gian, tục Hỏa táng không phổ biến cho lắm; phần lớn chỉ có một thiểu số người Chàm theo đạo Hồi, hay Miên (Khmer) theo đạo Phật làm mà thôi. Mỗi phum, sóc người Miên đều có nơi hỏa táng riêng. Vật liệu chính là củi khô. Trước khi hỏa táng, họ tiến hành những nghi thức tôn giáo trang nghiêm nhằm đưa hồn người chết về thế giới bên kia.
Hiện nay một số nơi ở nước ta như Hà Nội, Sài gòn… dân Việt đã bắt đầu áp dụng phương thức hỏa táng vì thấy có vẻ mau chóng và đơn giản hơn. Tuy nhiên, người Việt (cũng như người Tây phương) thực hiện sự hỏa thiêu bằng lò kín đáo và sạch sẽ ở một nơi riêng, xa sự sống và sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, hiện nay, còn một số nước khác trên thế giới như Nepal và Ấn Độ… vẫn sử dụng cách thiêu ngoài trời (“open-air cremation”): Xác chết được đốt thoải mái trên một đống củi cháy đì đùng, khói và mùi thịt cháy bay mù mịt y như khi quý vị đi ngang qua một tiệm “Hamburger In-N-Out” trong giờ ăn trưa (lunch) vậy!
3_ Thủy Táng (còn gọi là “Ngư Táng” – “Cho cá ăn?”)
Trước đây chúng ta vẫn thấy, qua phim ảnh và tài liệu các trận thế chiến, sau các trận hải chiến đẫm máu, quân sĩ tử trận trên tàu chiến được làm lễ rồi thả thẳng xuống biển để tránh việc bảo quản các xác chết quá lâu trên tàu ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ.
Riêng ở Ấn Độ, người theo Ấn Độ giáo (Hinduism) có cách mai táng khác thường. Người quá cố được thủy táng bằng cách thả thi thể xuống dòng sông Hằng (Ganga / Ganges) theo một nghi lễ linh thiêng. Sông Hằng (Ganga – tên một vị nữ thần trong đạo Hinduism) không chỉ gắn liền với tôn giáo của phần lớn dân số Ấn Độ mà còn là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho 40% dân số quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới này.
Dù đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống người dân Ấn Độ nhưng sông Hằng đang bị chính những tập tục lạc hậu cùng sự gia tăng mau chóng của dân số Ấn Độ tiêu hủy dần. Việc thủy táng người quá cố khiến cho dòng nước vốn đã bị ô nhiễm bởi nước thải qua sinh hoạt của người dân trở nên đáng sợ hơn bất kể dòng sông nào khác trên thế giới. Thật buồn!
Những người theo đạo Ấn Độ Giáo tin rằng, con người sẽ không bao giờ được hoàn thiện nếu chưa một lần được ngụp lặn bơi dưới dòng nước sông Hằng. Cùng với đó, việc yên nghỉ trong dòng nước thiêng liêng mang tên vị nữ thần “Hindu” là mong nước của rất nhiều người dân Ấn Độ với hy vọng linh hồn họ được tắm mát và được thần thánh che chở.
Đối với những người được thủy táng theo truyền thống, thi thể họ chỉ được bọc bên trong vài tấm vải liệm mỏng manh trước khi được thả xuống sông Hằng và trôi lững thững theo dòng nước đi về “cuối trời thênh thang.” Đôi khi sự thủy táng còn kết hợp với một thủ tục hỏa táng, sau đó mới thả xác đã bị đốt (hầu không được đốt trọn vẹn) tà tà trôi trên dòng sông ô nhiễm, nước đục đen thui.
Đáng sợ hơn, những xác người bị thả xuống sông Hằng sẽ nhanh chóng bị phân hủy, trương phình và trôi nổi lập lờ trên dòng nước thiêng; để mặc cho mưa nắng, rồi kên kên, cá lớn cá bé, cá sấu… ăn tỉa xác người quá cố như là một bữa tiệc “All-You-Can-Eat Sushi?!” miễn phí. Sự Thủy táng của người Ấn Độ Giáo không chỉ khiến du khách khiếp đảm, những thi thể này còn tiềm ẩn mầm mống bệnh tật. Trong bối cảnh mai táng như vậy, người dân Ấn Độ vẫn thản nhiên sinh hoạt hàng ngày bên dòng nước sông Hằng như không có gì xảy ra (!). Nguy cơ lây bệnh từ những xác chết cho người còn sống là điều không thể tránh được. Kinh thật!
Chú ý: Từ cuối thập niên 1980’s cho đến năm 1990, chính phủ Ấn Độ đã chi 32 triệu đô-la và thả 25,000 con rùa – loại rùa ăn thịt sống (Flesh-Eating Turtles) – để hy vọng rùa sẽ xơi tái các xác chết vô chủ trôi lênh đênh trên sông Hằng… Nhưng thật tiếc là dự án này hoàn toàn thất bại vì dân Ấn Độ đã vớt nguyên con 25,000 con rùa này lên nấu cà-ri nị ?!
(Xem link: https://www.
4_ Thiên Táng (Còn gọi là “Điểu táng” – Cho chim ăn?)
Thiên táng hay còn gọi với cái tên khác là Điểu táng, là một hình thức mai táng người chết của người Tây Tạng vẫn được duy trì tới ngày nay. Điểu táng là một trong những nghi thức mai táng đáng sợ nhất trên hành tinh.
Người Tây Tạng còn có tục đem xác chết bỏ trơ trụi trên núi cho kên kên ăn (gọi là tục “Jhator?”) Như vậy, ở Tây Tạng, những con kên kên mới là “Nhân vật chính” hay “Chủ táng” trong lễ Điểu táng.
Theo đó, thi thể của người chết sau khi qua đời được gia đình đem lên ngọn núi cao nhất ở quanh làng. Điều này cũng một phần giải thích cho cái tên Thiên táng – Ý là đưa xác lên gần đến trời nhất. Tại nơi thực hiện tang lễ, người ta sẽ thực hiện việc róc thịt, đập nát xương và cơ của thi thể người chết (!) Làm như vậy là để thu hút đàn kên kên núi sà xuống ăn xác của người đã chết cho mau chóng (giải thích cái tên “Điểu tang” hay “Đểu Táng?!”). Trong khi đó thân nhân của người chết sẽ ngồi xung quanh ở một chỗ gần nơi thực hiện tang lễ để đọc kinh cầu nguyện.
Ngày nay, tục mai táng độc đáo này của người Tây Tạng đã chính thức được công nhận và bảo vệ nhưng nó cũng gặp phải những ý kiến trái chiều. Chính phủ Trung cộng và Mông Cổ lên án nó là một “tục/hoạt động mê tín.” Trung cộng đã ban lệnh cấm hình thức mai táng này từ cuối những năm 1960.
5_ Huyền Táng (Treo quan tài trên cây cao hay vách núi cao?)
Ngoài các hình thức an táng người chết như: Địa táng (chôn trên đất), Hỏa táng (thiêu), Thủy táng (chôn dưới nước), hay Thiên táng (để xác trên đỉnh núi)… còn có một trong những hình thức mai táng cổ xưa rất kỳ bí là treo quan tài lủng lẳng trên núi.
Chữ “Huyền” (悬 – Theo Từ điển phổ thông nghĩa là “treo lên“; Theo Từ điển Trần Văn Chánh nghĩa là “Treo, treo lủng lẳng, lơ lửng“). Trong Huyền táng, quan tài của người chết được đem treo tòng teng dọc trên các vách núi dựng đứng. Huyền táng là một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung hoa và một số quốc gia khác.
Theo quan niệm của người xưa thì nơi từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian, đó là ý nghĩa của Huyền táng… Vì vậy, một số địa phương Trung hoa chỉ còn gọi nơi Huyền táng là “Tiên hàm,” “Tiên thất,” hay “Tiên đài…”
Người ta đặt quan tài trên chạc ba của một cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây; hoặc đặt quan tài dưới vòm mái đá hay trong hang đá ở lưng chừng núi; có khi đặt nằm sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn thận; Hang là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.
Cũng có khi họ dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi…
6_ Thiền Táng (hay “Tượng Táng”)
Thiền Táng là hình thức táng trong tư thế ngồi thiền (xác biến thành như xác ướp/”mummy” Ai Cập!). Tượng Táng là hình thức làm thành tượng để tang (xác để nằm ẩn trong tượng; nhìn ở phía ngoài chúng ta tưởng chỉ là 1 pho tượng!)
Đây là một hình thức mai táng rất hiếm trên thế giới. Hiện nay chỉ được tìm thấy ở Nhật, Trung Hoa và Việt Nam, và đặc biệt chỉ thấy ở những nhà sư Phật Giáo. Các tượng nhà sư vẫn còn nguyên vẹn xương cốt, nội tạng… được đặt trong tư thế thiền định. Các bản chụp “X-ray” các tượng Phật này cho thấy toàn bộ xương cốt các vị sư Phật giáo ngồi an vị bên trong bức tượng Phật. Đây là một hình thức mai táng vẫn còn đang được nghiên cứu vì sự đặc biệt của nó.
Riêng ở Việt Nam có hai trường hợp Thiền Táng nổi tiếng là của nhà hai Sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, tức Thành Đạo Tự, thuộc làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Theo truyền thuyết trong dân gian có nói rằng là hai Thiền sư khi gần viên tịch có dặn đệ tử là:
“Ta vào nhập thất 100 ngày, có gõ mõ niệm Phật. Hết 100 ngày thì toàn thân sẽ khô đi, thơm tho. Nếu thực sự như thế thì để nguyên còn nếu có mùi như mọi người thì đem chôn…”
Đến nay di hài của hai nhà sư vẫn còn được lưu giữ theo thế ngồi thiền.
Lời cuối
Qua bài biên khảo ngắn này, mong giúp quý vị phần nào biết thêm các hình thức mai táng của các nước và Việt Nam mà nhiều quý vị không (chưa) hề nghĩ tới.
Hiển nhiên “Chết” chưa phải là hết… Và “Chết” có phải là sự “Bắt đầu” của một cuộc hành trình mới hay không (?) còn tùy vào lòng tin của mỗi người trong chúng ta.
Chết là “Hết” (the End) hay “Bắt đầu” (the Beginning) thì như Cố Thủ tướng Anh, ông Winston S. Churchill đã có nói rằng:
(nguyên văn – Không cần thiết phải dịch ra Việt ngữ)
Vài lời thô thiển, múa rìu qua mắt thợ.
Tham khảo
1.Wikipedia.
2.https://langmodaninhbinh.
4.http://www.daidoanket.vn/
5.http://giacngo.vn/lichsu/
6.http://vtc.vn/huyen-tang–
Trần Văn Giang
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.