Nhận các chất dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch nghe có vẻ không hấp dẫn lắm, nhưng đó là một cách tuyệt vời để có được những gì cơ thể cần.
Chúng ta đang sống trong một thế giới cạn kiệt chất dinh dưỡng. Mặc dù chúng ta đã cố gắng hết sức tạo ra các lựa chọn giúp nâng cao sức khỏe, nhưng rất khó để đạt được mức tối ưu về vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Thật không may, chúng ta đang sống trong thời đại của căng thẳng mãn tính, bên cạnh sự tồn tại phổ biến của các chất độc từ môi trường, cũng như đất và thực phẩm cạn kiệt chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến các triệu chứng dai dẳng và tình trạng sức khỏe mãn tính. Nhưng may mắn thay, liệu pháp tĩnh mạch có thể cung cấp các chất dinh dưỡng trực tiếp vào máu cho từng người.
Gần đây, liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch đã trở thành một chủ đề trò chuyện trong giới y tế và sức khỏe, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám y học tích hợp và chức năng.
Vào những năm 1960, Tiến sĩ John Myers đã hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng vitamin và khoáng chất qua đường tĩnh mạch. Ông nổi tiếng với món “cocktail Myers” mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích về sức khỏe. Kể từ thời điểm đó, nhiều bác sĩ đã sử dụng các công thức biến đổi của loại cocktail này trong thực hành lâm sàng.
Có lẽ bạn đang tự hỏi liệu bạn có thể hưởng lợi từ liệu pháp tĩnh mạch hay không và những kết quả sức khỏe bạn có thể nhận được là gì? Tôi hy vọng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn trong bài viết này.
Liệu pháp bổ sung vitamin qua đường tĩnh mạch là gì?
Việc tiêu thụ một chế độ giàu chất dinh dưỡng, chống viêm là rất hữu ích cho sức khỏe tổng thể, ngay từ cấp độ tế bào. Chúng tôi nhấn mạnh đến khả năng chữa bệnh, tác dụng y học của thực phẩm trong thực hành lâm sàng của chúng tôi. Khi chúng ta lựa chọn thực phẩm không tốt và tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, dễ gây viêm, cơ thể sẽ có thể bị viêm và suy kiệt.
Điều này gây cản trở hoạt động cơ thể ở cấp độ tế bào bằng cách làm cạn kiệt nguồn chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng tối ưu.
Sức sống và độ phì nhiêu của đất trồng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thực phẩm của chúng ta. Trong thế giới ngày nay, các phương pháp nông nghiệp hiện đại đã tàn phá và làm cạn kiệt [chất dinh dưỡng trong] đất. Các phương pháp xử lý công nghiệp đã làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin, khoáng chất và vi sinh vật trong đất.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thực phẩm chúng ta ăn, vì chúng không lấy được chất dinh dưỡng quý giá trong đất. Kết quả cuối cùng là cây trồng trở nên nghèo dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy rằng đất của chúng ta đã bị cạn kiệt nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
Ngoài ra, việc sử dụng ngày càng rộng rãi các sinh vật biến đổi gen, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ cho nguồn thực phẩm đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người tiêu thụ.
Một cách để bù đắp sự thiếu dinh dưỡng trong nguồn thực phẩm là bổ sung thực phẩm chức năng để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của chúng ta. Mặc dù các chất bổ sung mang lại nhiều lợi ích, nhưng đôi khi việc hấp thụ có thể bị cản trở. Các yếu tố khác nhau, bao gồm tính toàn vẹn của đường ruột, một số bệnh mãn tính, tuổi tác, chất bổ sung kém chất lượng và liều lượng của chất bổ sung đều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Ngược lại, với liệu pháp tĩnh mạch, chúng ta không cần quan tâm đến việc liệu cơ thể có hấp thụ được các chất dinh dưỡng hay không. Việc truyền tĩnh mạch không cần đến hoạt động của hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng có thể được đưa trực tiếp vào máu, cho phép cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều so với đường uống và chích vào bắp cơ. Liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch giúp bạn có được hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất trong máu để cung cấp cho các tế bào cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Lợi ích của liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch
Có rất nhiều lợi ích điều trị đi kèm với việc sử dụng các chất dinh dưỡng và hợp chất qua đường tĩnh mạch. Chúng ta có thể điều chỉnh [hàm lượng các chất] trong dịch truyền tĩnh mạch để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Cho dù bạn là một vận động viên muốn nâng cao thành tích, một người bị bệnh tự miễn hoặc bệnh mãn tính, hay đơn giản chỉ là một người muốn cải thiện sức khỏe, liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn.
Liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch có thể tăng mức năng lượng và chức năng miễn dịch, chống lại bệnh tự miễn dịch và mãn tính, cải thiện quá trình trao đổi chất, cân bằng chất điện giải, v.v. Kết quả đạt được có thể bao gồm từ việc giảm căng thẳng, làn da tươi sáng đến tinh thần minh mẫn và cảm giác khỏe mạnh tổng thể tốt hơn.
Các chất dinh dưỡng và hợp chất phổ biến được tìm thấy trong dinh dưỡng tĩnh mạch bao gồm acid alpha-lipoic (ALA), acid amin, biotin, canxi, keo bạc, đồng, EDTA, folate, glutathione, hydrogen peroxide, sắt, magiê, mangan, methylcobalamin, molybdenum, N- acetylcysteine, ozon, acid pantothenic, phosphatidylcholine, kali, pyridoxine và thiamine.
Có nhiều hợp chất và vô số cách kết hợp điều trị khác nhau có thể được sử dụng trong liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch. Trong bài viết này, chúng tôi muốn làm nổi bật 7 hợp chất dưới đây.
Vitamin C
Đã có quá nhiều tài liệu khoa học về các nghiên cứu ghi nhận lợi ích sức khỏe của vitamin C. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh và có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. Vitamin C được sử dụng cho bệnh động mạch vành, tình trạng tự miễn dịch, đau cơ xơ hóa, ung thư, giải độc, viêm tụy cấp cũng như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.
Vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, hữu ích cho nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm vai trò tạo ra các tế bào hồng cầu, chuyển hóa thức ăn, củng cố hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ chức năng thần kinh, kích thích cảm giác hạnh phúc, giảm lo lắng và trầm cảm, tăng mức năng lượng và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Các dạng vitamin B12 khác nhau có thể được sử dụng trong liệu pháp tĩnh mạch, bao gồm methylcobalamin, hydroxocobalamin, adenosylcobalamin và cyanocobalamin.
Glutathione
Là chất chống oxy hóa chính của cơ thể, glutathione đã được chứng minh là làm giảm các phản ứng oxy hóa và căng thẳng oxy hóa khác trong cơ thể. Glutathione cũng giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác, vitamin C và vitamin E. Glutathione có ích với vô số các vấn đề sức khỏe, bao gồm dị ứng, hen suyễn, tiểu đường, ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, hội chứng mệt mỏi mãn tính, hội chứng ruột kích thích, suy giảm chức năng gan, và nhiều tình trạng mãn tính khác. Glutathione cũng được đánh giá cao vì những lợi ích chống lão hóa.
NAD
NAD là tên viết tắt của nicotinamide adenine dinucleotide có nguồn gốc từ vitamin B3, hoặc niacin. NAD là một coenzyme thiết yếu của cơ thể, giúp kích hoạt chức năng của ty thể và duy trì khả năng phục hồi và sửa chữa của tế bào. Hàm lượng NAD thấp có liên quan đến một số tình trạng, bao gồm lo lắng, trầm cảm, bệnh Parkinson, chứng đau nửa đầu, đau cơ xơ hóa và nhiều bệnh khác.
Thật không may, nồng độ NAD suy giảm theo tuổi tác, vì vậy NAD thường được quảng cáo vì những lợi ích chống lão hóa. Loại coenzyme này cũng có khả năng mạnh mẽ trong việc phục hồi năng lượng tế bào, tăng mức năng lượng cho cơ thể, làm giảm các rối loạn tâm trạng, đau đớn và thậm chí là nghiện ngập.
Magiê
Hầu hết dân số của chúng ta đều thiếu magiê. Magiê được sử dụng trong nhiều liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch, và được phát hiện là đặc biệt hữu ích cho những người bị hen suyễn, rối loạn nhịp tim và đau nửa đầu.
Acid alpha-Lipoic
ALA là một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và căng thẳng oxy hóa. Đây là acid béo có trong ti thể, một cơ quan năng lượng của tế bào. ALA rất hữu ích trong các tình trạng như bệnh tim, bệnh gan, tiểu đường, đột quỵ và suy giảm thần kinh.
Hạt nano bạc
Các hạt nano bạc rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính khác nhau. Các hạt nano bạc đã được phát hiện có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế hơn 650 tác nhân, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng. Hạt nano bạc được sử dụng cho những người bị bệnh Lyme, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ hóa, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm nấm candida và ung thư.
Tiến sĩ Ashley Turner _ Tú Liên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.