Sunday, March 13, 2022

Đức mẹ Mary bên thi hài Chúa Jesus

 BM


Ít ai biết rằng, Pietà – Tác phẩm miêu tả Đức mẹ Mary bên thi hài chúa Jesus có tới ba phiên bản được thực hiện bởi ba nghệ sĩ tài danh sống ở những thời kỳ khác nhau.

 

Pietà là một chủ đề phổ biến xuyên suốt lịch sử của nghệ thuật Tây phương, là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm nghệ thuật sau này khắc họa hình tượng Đức mẹ đồng trinh Mary và Chúa Jesus sau khi ngài bị hành quyết. Từ Pietà được tạm dịch là “thương hại” hoặc “từ bi”, và cũng là từ thường dùng để đề cập đến tình yêu của Đức mẹ dành cho người con trai – Chúa Jesus.

 

Phiên bản Pietà của nhà điêu khắc Michelangelo


BM


Phiên bản Pietà nổi tiếng nhất chính là tác phẩm điêu khắc của một nghệ sĩ thời phục hưng – Michelangelo. Ở tuổi 24, Michelangelo đã hoàn thành tác phẩm The Pietà dành cho một nhà nguyện tại Thánh đường Old St. Peter’s Basilica, ở Rome. Ở phiên bản này, Đức mẹ Mary đang giữ thi thể của Chúa Jesus trong lòng. Bà cảm thương vì sự thống khổ của con trai, nhưng bà chấp nhận số phận. Đôi lông mày hơi nhướng lên diễn tả một nỗi buồn thoáng trên gương mặt của người mẹ trẻ.

 

Vì đã khắc họa Đức mẹ Mary với vẻ ngoài trẻ như con trai của người – Chúa Jesus, Michelangelo đã nhận không ít chỉ trích. Đáp lại những nhận xét trái chiều, Michelangelo chỉ ra rằng những người phụ nữ có thể giữ tròn tiết hạnh xứng đáng có được nhan sắc và sự trẻ trung. Cơ thể Đức mẹ Mary được Michelangelo miêu tả có phần lớn hơn cả cơ thể của Chúa Jesus, chi tiết này, rất có thể, là để cung cấp một điểm tựa bề mặt vững chãi bên dưới thi thể của Chúa Jesus. Vì thế, cơ thể của Đức mẹ Mary cần phải lớn hơn để có thể giữ chắc thi thể của Chúa. Đức mẹ và Chúa Jesus, theo tạo hình của Michelangelo, được dựng theo khối tam giác, là một khối hình khá phổ biến trong những sáng tác của nghệ thuật thời Phục Hưng.


BM


Pietà là tác phẩm nghệ thuật duy nhất có chữ ký của Michelangelo. Có ý kiến cho rằng, Michelangelo sau khi biết có những khán giả thưởng tranh lầm tưởng tác phẩm Pietà (của ông) được sáng tác bởi một nghệ sĩ khác, ông đã khắc tên mình trên chi tiết dây đai quấn chéo từ vai qua ngực của Đức Mẹ. Thoạt nhìn, dòng chữ này là Michelangelo Buonarroti, Florentine, made this – Michelangelo Buonarroti, Florentine sáng tác. Tuy nhiên, theo Carl Smith trong cuốn sách mang tên What’s in a Name? Michelangelo and the Art of Signature – Bí ẩn đằng sau chữ ký của Michelangelo, chữ ký đó bao gồm các chấm và những biểu tượng kỳ lạ, và tất cả có thể là, “Florentine Michelangelo Buonarroti, một sứ giả của Thiên Chúa, đã thực hiện tác phẩm này.”


BM

Tác phẩm Pietà được thực hiện bởi William Adolphe Bouguereau, 1876.


Phiên bản Pietà của họa sĩ Anthony van Dyck

 

Anthony van Dyck, một nghệ sĩ theo phong cách Baroque Flemish sống ở thế kỷ 17, cũng đã thực hiện một “phiên bản” Pietà của riêng ông. Mary Magdalene (1) và Thánh John (2) đều được xuất hiện gồm trong bức tranh này. Cơ thể của Chúa Jesus được bao bọc trong vải trắng bất động dựa vào một tảng đá với Đức mẹ Mary ngồi phía sau. Mặc dù Chúa Jesus đã mất, hào quang của Ngài vẫn tỏa sáng, chi tiết này cho thấy thần lực trong linh hồn của Ngài vẫn còn tồn tại. Đức mẹ đồng trinh buồn bã lên hướng đến Thiên đàng, nỗi đau được nhìn thấy trên gương mặt của Đức mẹ khi người thể hiện lòng cảm thương dành cho con trai. Lòng bàn tay trái của Đức mẹ đang mở, và ngôn ngữ cơ thể của người như thể đưa tiễn Chúa về lại  Thiên đàng.


BM

Phiên bản Pietà được thực hiện bởi van Dyck, 1629. Sơn dầu trên vải  canvas. Museo de Prado. Tây Ban Nha

 

Mary Magdalene quỳ và hôn lên bàn tay Chúa Jesus (bên phải của Đức mẹ Mary và Chúa Jesus). Góc bên trái phía dưới của tác phẩm là chiếc vương miện gai, và một mảnh giấy được đính vào thập tự có nội dung “Jesus of Nazareth, King of Jews – Chúa Jesus của Nazareth, Vua của người Do Thái.” Ở phía này của tác phẩm cũng có một chậu nước và một miếng bùi nhùi.

 

Họa sĩ Van Dyck làm tăng độ kịch tính cho bố cục của tác phẩm khi áp dụng phương pháp phóng tác mang đậm dấu ấn của trường phái Baroque. Bố cục tam giác phổ biến trong các tác phẩm thời kỳ Phục hưng (đã được nhắc đến trong bài) thường đi kèm những đường cong, chuyển động và xúc cảm.

 

Phiên bản Pietà của nghệ sĩ William Bouguereau


BM


Gần 250 năm sau, William Bouguereau, một nghệ sĩ đại diện hàng đầu cho phong cách nghệ thuật hàn lâm Pháp, cũng thực hiện một phiên bản Pietà của riêng mình. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ sự qua đời của người con trai cả. Trong tranh, Đức mẹ Mary, với trang phục đen ở ngay trung tâm của bố cục, đang tiếc thương cho cái chết của con trai. Bà giữ chặt thi thể cứng đờ của Chúa Jesus, đôi mắt chằm chằm nhìn về hướng của khách thưởng tranh với vẻ mặt thống khổ. Cả hai (Đức mẹ và Chúa Jesus) đều có vầng hào quang vàng kim ngụ ý cho thần lực.

 

Ở góc phải của bố cục, một lần nữa, khán giả có thể thấy một vương miện gai và chậu nước dùng để tẩy tịnh thi thể của Chúa. Bao quanh hai nhân vật chính là chín Thiên thần trong trang phục lấp lánh ánh cầu vồng. Chiểu theo truyền thống Do Thái giáo, chi tiết này ngụ ý nói về lời hứa của Chúa về việc Canh tân Thế giới sau trận lụt trong câu chuyện của Noah; Và theo truyền thống của Kitô giáo, chi tiết này đại diện cho sự canh tân của linh hồn. 


BM


Họa sĩ Bouguereau đã đưa nỗi đau vì mất đi người con trai của mình vào biểu cảm trên gương mặt của Đức mẹ Mary. Sau sáu tháng kể từ khi người con ra đi, việc thực hiện tác phẩm này như một lối thoát giúp tinh thần của chính ông được canh tân. Màu sắc cầu vồng trên áo choàng của các thiên thần kết hợp với màu đen và trắng từ trang phục của Đức mẹ Mary và Chúa Jesus cũng đại diện cho đầy đủ màu sắc trong bảng màu được sử dụng trong tác phẩm. Nói cách khác, tất cả nhân vật được vẽ trong tranh là nhiều loại triển hiện của thần tích, điều giúp làm mới tinh thần và cả những sáng tạo nghệ thuật.

 

Khắc họa sự thuần khiết từ bi 


BM


Ba phiên bản Pietà nói lên và lòng cảm thương của một người mẹ trước sự thống khổ của con mình. Với phiên bản Pietà của Michelangelo, ông đã lý tưởng hóa hình tượng Đức mẹ đồng trinh Mary và Chúa Jesus với sự bình thản khi bà bình tâm chấp nhận nỗi đau này. 

 

Còn Van Dyck đã kịch tính hóa cảnh Đức mẹ giữ thi thể Chúa để đẩy cảm xúc của khán giả thưởng tranh lên cao trào. Trong khi đó, Bouguereau đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ bằng cách sử dụng nỗi đau của và cảm hứng của riêng ông. Tuy nhiên, cả ba đều có một điểm chung là sự xoáy sâu vào lòng trắc ẩn. 

 

Chúng ta có thể không có con, nhưng ai cũng đều có cho mình những người khiến ta để phải luôn đau đáu để tâm đến. Hoặc thậm chí có thể có những người trong chúng ta quan tâm đến an nguy cho toàn thể nhân loại. Trên thực tế, ai cũng đều trải qua những đau khổ bất giai cấp, bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội, bất kể sắc tộc và giới tính, v.v … Các phiên bản Pietà là những hình ảnh nói lên thông điệp rằng ta nên từ bi với những người xung quanh.

 

(1) Mary Magdalene được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngoại điển miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Jesus. Bà cũng được Công giáo Rome và Chính Thống giáo Đông phương xem là thánh với ngày lễ mừng vào 22/07.

(2) Thánh John hay theo Tân Ước là một trong mười hai tông đồ của Chúa Jesus.

(3) Pietà là một chủ đề trong nghệ thuật Kitô giáo, miêu tả Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Jesus sau khi hạ xác Ngài xuống khỏi cây thập giá.Eric Bess is a practicing representational artist and is a doctoral candidate at the Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts (IDSVA).

 

 

 

Eric Bess  _  Song Ngư


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.