Monday, March 5, 2012

Gặp mặt ở Washington vì nhân quyền

image

Cộng đồng người Việt tại Mỹ đòi nhân quyền cho Việt Nam đang có mặt ở thủ đô Washington DC chuẩn bị cho hai cuộc gặp với ngành hành pháp và lập pháp Mỹ.

Các cơ quan truyền thông của người Việt ở Mỹ nói có đến gần 700 người từ nhiều tiểu bang kéo về Washington DC chờ dự cuộc gặp ở Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai và tại Quốc hội hôm thứ Ba.

Bấm Thỉnh nguyện thư vận động chính phủ và Quốc Hội Mỹ gây sức ép với chính phủ cộng sản ở Việt Nam đã thu hút hơn 130,000 chữ ký tại trang nhà của Tòa Bạch Ốc tính đến sáng 5/03.

image
Cộng đồng Việt chuẩn bị tại Khách sạn Marriott hôm trước hai cuộc gặp lịch sử.

Ban đầu, một số người Việt ở Mỹ nói đích thân Tổng thống Barack Obama sẽ ra gặp cộng đồng.

Nhưng tin cho hay sẽ chỉ có một quan chức đại diện cho chính quyền Mỹ tham dự sự kiện sáng thứ Hai giờ địa phương.

Các báo Mỹ cho hay hôm nay ông Obama có cuộc gặp riêng quan trọng trong Tòa Bạch Ốc với Thủ tướng Israel để bàn về Iran.

image

Các bản tin của truyền thông người Việt tại Hoa Kỳ cho hay trong lúc cuộc gặp dự kiến diễn ra bên trong Tòa Bạch Ốc, hàng nghìn người gốc Việt sẽ biểu tình ở công viên Lafeyette từ 11 giờ 30 đến 14 giờ 30 để ủng hộ cho cuộc gặp.

Nơi tổ chức chiến dịch, Bấm đài truyền hình Việt ngữ SBTN, nói: "Tác dụng trước mắt là Tòa Bạch Ốc đã lắng nghe tiếng nói của cộng đồng người Việt ở hải ngoại."

"Về lâu dài, đây là một thành công rất quan trọng, một khởi sự thuận lợi cho các công cuộc đấu tranh sắp tới của cộng đồng người Việt."

Theo những người tổ chức, sẽ có khoảng 100 người được dự cuộc gặp "lịch sử" ở Tòa Bạch Ốc, trong khi một số lượng đông hơn sẽ tiếp kiến các nghị sĩ Hoa Kỳ vào hôm sau.

"Hôm nay, tôi sẽ mang lá thơ của các anh Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và Lê Quốc Quân viết chung cho Chính phủ Mỹ"

image
Ông Nguyễn Ngọc Bích

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, từ Nghị hội người Việt tại Hoa Kỳ cho BBC hay trong số 100 người vào chỉ có bốn người sẽ được phát biểu tại cuộc họp trong Tòa Bạch Ốc ngày thứ Hai.

Ông Bích nói: "Thực sự tất cả phong trào thỉnh nguyện thư này bắt đầu từ một sự bực bội rằng không có bao nhiêu tiến triển về nhân quyền. Ngay cả sau chuyến thăm của ông Lieberman và ông John McCain, nói một cách một cách minh bạch ở cuộc họp báo ở Hà Nội, liên kết vấn đề nhân quyền với vấn đề vũ khí nếu Hà Nội muốn có từ Mỹ... nhưng cuối cùng chúng ta không thấy có những biến đổi gì ghê gớm,"

"Chính vì l‎ý do này, hôm nay, tôi sẽ mang lá thư của các anh Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và Lê Quốc Quân viết chung cho Chính phủ Mỹ, (họ) là ba người mà phái đoàn hôm trước của các ông Lieberman và John McCain đã gặp ở Hà Nội, nhấn mạnh là chính quyền Mỹ phải làm mạnh hơn để có hiệu quả."

Sang ngày thứ Ba, theo BBC được nghe, phái đoàn người Việt sẽ được các nhân vật thuộc lưỡng viện Quốc hội như hai dân biểu Hạ viện Ileana Ros-Lehtinen , Howard Berman và hai thượng nghị sĩ John Kerry và John McCain đón để bàn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Chiến dịch ký tên từ hải ngoại ban đầu chỉ có mục đích kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một nhạc sĩ trẻ, Việt Khang ở Mỹ Tho, và một số người tù chính trị.

GS Nguyễn Ngọc Bích nói 'chính quyền Mỹ phải làm mạnh hơn để có hiệu quả' về nhân quyền cho Việt Nam

Đài SBTN tự nhận họ chỉ nhắm đến con số 25,000 chữ ký trên mục Thỉnh Nguyện của trang mạng Tòa Bạch Ốc.

Tuy vậy, số người ký tên mau chóng gia tăng và ban tổ chức cho rằng thành công của họ còn là làm giới trẻ hải ngoại, bị cho là không quan tâm chính trị Việt Nam, chú ý.

Đài SBTN tuyên bố: "Ngoài thỉnh nguyện thư này, giới trẻ Việt Nam ở miền Nam bang California cũng ký tên ủng hộ nghị quyết 484, kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam."

"Sau những chiến dịch này, trong những ngày tới giới trẻ hải ngoại sẽ dùng cách thức vận động đó đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam," đài này nói.

image

Hai con số?

Chưa rõ hai cuộc gặp tuần này sẽ có tác động nào đến chính sách của Mỹ với Việt Nam, trong bối cảnh Washington và Hà Nội ngày càng tăng cường các cuộc giao lưu cao cấp.

Nhưng với nhiều người Việt trong và ngoài nước quan tâm tới chính trị, việc nhiều người ký tên trên mạng đã là một diễn biến đổi khác.

Không khí "phấn khởi, nô nức" của nhiều người Việt hải ngoại mấy ngày nay khiến Bấm nữ văn sĩ Phạm Thị Hoài, đang sống ở Đức, phải so sánh về thái độ của người trong và ngoài nước.

Bà cho hay ở Việt Nam, từ ngày 14/02 có Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng.

Mặc dù vụ nổ súng ở Tiên Lãng được xem là "quả bom chính trị", nhưng Kiến nghị chỉ thu được 1361 chữ ký, thật ít ỏi so với chiến dịch ký tên cùng diễn ra tại hải ngoại.

Bà nhận định: "Sự chia rẽ và phức tạp của cộng đồng người Việt ở Mỹ là có thật và là đề tài mà nhiều nhóm tọa độ chính trị khác nhau ưa khai thác."

image

"Chính vì thế mà gần 125 ngàn chữ kí vào Thỉnh nguyện thư Nhân quyền càng đáng chú ý."

Nhà đối kháng Bấm Nguyễn Chính Kết, một đại diện Khối 8406 tại hải ngoại, cũng chia sẻ nhận xét về sự chia rẽ của các giới phản đối Hà Nội lâu nay.

"Rất nhiều người Việt hiện nay, tuy sống trong những quốc gia tự do dân chủ, nhưng chưa chịu sống tinh thần dân chủ."

Ông cho rằng chiến dịch ký tên tại trang web Tòa Bạch Ốc là diễn biến mới, chứng tỏ "số đông người đồng tâm nhắm vào một mục đích duy nhất đã tạo nên sức mạnh".

Từ phía chính quyền Việt Nam, các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước luôn bác bỏ những phê phán từ Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt hải ngoại về nhân quyền.

Theo Bấm báo chí chính thống trong nước, "Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên cao cho cải cách luật pháp, hành chính và tư pháp nhằm đảm bảo tăng cường hơn nữa quyền của người dân cả trong luật pháp và thực tiễn".

Chính phủ Việt Nam còn vừa tuyên bố Bấm ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.