Friday, December 7, 2012

Sự thật về thông tin 'tàu dầu khí Việt Nam' bị chìm ở Biển Đông

Trong 2 ngày, 7 và 8-12-2012, một số trang mạng có đưa tin về sự kiện “tàu dầu khí Việt Nam” bị chìm ở Biển Đông gây xôn xao dư luận.

image

Cũng từ thông tin này, cộng đồng mạng đã xuất hiện nhiều suy diễn không đáng có.

Petrotimes xác minh thông tin từ Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), đơn vị cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí, trong đó có các đội tàu kỹ thuật và vận tải. PTSC cũng là đơn vị chủ quản của con tàu nổi tiếng Bình Minh 02.

PTSC đã xác nhận không có tàu nào của ngành dầu khí Việt Nam gặp sự cố như trên.
Tàu Bình Minh 02 sau khi xảy ra sự cố bị tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tham dò địa chấn đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào chiều ngày 5/12.
Ngày 6-12, nhóm phóng viên Petrotimes cũng đã có mặt tại cảng Tiên Sa và ghi lại hình ảnh con tàu tại cảng.
Như vậy, có thể nói, thông tin “tàu dầu khí Việt Nam” bị chìm trên biển là thông tin sai sự thật.

Ảnh con tàu đang chìm mà một số trang mạng suy diễn là “tàu dầu khí Việt Nam” về thực chất là tàu chiến của hải quân Mỹ (tàu khu trục Spruance Class Destroyer U.S.S. JOHN YOUNG DD-973).

Con tàu này sau khi hết hạn sử dụng đã bị loại bỏ và được dùng để cho hải quân Úc huấn luyện, tập phóng ngư lôi. Hải quân Úc đã đánh chìm chiếc Spruance Class Destroyer U.S.S. JOHN YOUNG DD-973 vào năm 2004.


image
Bức ảnh này của hãng thông tấn AP.

Một số bài viết còn đăng ảnh và chú thích “tàu dầu khí Việt Nam” đang cháy, thực chất là cảnh cháy giàn khoan The Deepwater Horizon ngoài khơi vịnh Mexico, Hoa Kỳ năm 2010.


Theo H.T petrotimes.vn

Nhà cầm quyền Hà nội đang bưng bít thông tin về tàu dầu khí bị Trung quốc bắn chìm?

Trên mạng xã hội đang loan tin về vụ việc chấn động Thế giới: Trung quốc đăng báo về vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt nam. Nhiều ảnh được phát tán trên facebook một cách nhanh chóng và các bình luận gây cháy nghẽn mạng từ 8 giờ sáng nay.
Những ảnh chụp liên tiếp được đăng trên báo Trung quốc được cộng đồng mạng lao vào chia sẻ và dịch từ tiếng Trung quốc để làm rõ:

image

image

image

image

image
Cảnh cuối trước khi tàu dầu khí Việt nam chìm xuống biển.

image

image

Chắc chắn chỉ một tiếng đồng hồ sau đây là mọi thứ đều được làm rõ, các blogger, facebooker đang cùng nhau làm rõ trước khi các báo lề phải chờ xin  lệnh để được …lấy thông tin.
Không phải ngẫu nhiên mà cách đây vài hôm, Ấn độ tuyên bố đưa hải quân đến Biển đông để kiên quyết bảo vệ tàu thăm dò dầu khí đang liên doanh với Việt nam. Đó chắc chắn  là một động thái của Ấn độ sau khi Trung quốc đã sử dụng vũ lực để tấn công, phá hoại hoặc bắn chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt nam hoặc Ấn độ như trong ảnh do báo Trung quốc đăng. Việc thông tin bị nhà cầm quyền Việt nam dấu nhẹm hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên cái kim dấu trong bọc rồi sẽ lòi ra, tác dụng ngược của chuyện bưng bít thông tin sẽ mang lại hậu quả lớn đối với những nhóm mafia chính trị đang nắm quyền.


Thêm kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc

image
Trên các mạng xã hội Việt Nam tiếp tục có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ nhật 9/12, lần này ở TP Hồ Chí Minh.

Một nhóm 42 nhân sỹ, trí thức TP HCM hôm thứ Sáu 7/12 gửi ra thông báo "Về việc tổ chức mít tinh phản đối những hành động gây hấn những ngày gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc".

Thông báo có chữ ký của các vị như Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng và GS Tương Lai... nói rõ họ sẽ "tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày Chủ nhật 9/12/2012 để biểu thị ý chí và thái độ của nhân dân Thành phố trước những hành động gây hấn ngang ngược, phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc".
Thông báo này cũng kêu gọi "đồng bào, nhân sĩ, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh hưởng ứng và tham gia hoạt động được tổ chức sáng 9/12/2012 để phản đối những hành động gây hấn, khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc".
Những người tổ chức cho hay trong cuộc mít tinh họ sẽ sử dụng các khẩu hiệu: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Cực lực phản đối những hành động gây hấn gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc" và "Cần có những biện pháp hiệu quả bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo Việt Nam".
Họ cũng yêu cầu chính quyền TP HCM có biện pháp hỗ trợ an ninh cho điều mà họ gọi là hoạt động yêu nước này.

Ngăn chặn biểu tình

Sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 năm 2011, ở TP HCM cũng đã có biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên khác với Hà Nội, nơi trong suốt mùa hè 2011 diễn ra nhiều cuộc tuần hành, ở đô thị lớn nhất Việt Nam chỉ có hai cuộc.
Cuộc đầu tiên hôm 5/6/2011 có sự tham gia của hàng nghìn người, nhưng con số người tham gia hoạt động hôm 12/6 giảm đáng kể sau khi giới chức có biện pháp ngăn cản.

image
Đã có nỗ lực ngăn chặn biểu tình

Một người tham gia tuần hành ở TP HCM lúc đó nói với BBC rằng cơ quan công an đã "chia cắt" đoàn biểu tình làm nhiều nhóm nhỏ. Sau khi bị phân tán,đến khoảng sau 11 giờ hoạt động cũng chấm dứt.
Lực lượng an ninh ở TP HCM bị cáo buộc đã bắt đi một số người.
Sau lần đó, không có thêm tuần hành phản đối Trung Quốc ở TP HCM.
Sau khi các lời kêu gọi được tung ra trên mạng lần này, những người tự gọi là 'biểu tình viên' cũng cảnh báo nhau về các phương thức ngăn cản biểu tình của an ninh Việt Nam.
Một trong những người tham gia nhiều cuộc tuần hành, Nguyễn Lân Thắng, viết trên trang Facebook cá nhân: "Mỗi khi có lời kêu gọi biểu tình, việc đầu tiên là các hồng vệ binh ào ạt đánh phá, bôi nhọ bằng các thủ thuật nguỵ biện tinh xảo..."
"Bước 2, cảnh sát khu vực, tổ trưởng dân phố lùng sục khắp các hang cùng ngõ hẻm để lôi bọn tích cực biểu tình ra giáo dục... Bước 3, các chốt dân phòng được thiết lập nhằm ngăn chặn từ xa... Bước 4, đài báo loan tin là mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát, mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo..."
"Mình dự báo kịch bản vẫn theo các bước như thế..."

Ấn Độ ủng hộ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông



image

Trước cảnh báo mới đây của Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng hoạt động tự ý thăm dò dầu khí ở Biển Đông, Ấn Độ một lần nữa nhấn mạnh ủng hộ quyền tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên tại vùng biển có tranh chấp này.

Bản tin IANS ngày 6/12 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Syed Akbaruddin, rằng Ấn hiểu rõ chủ quyền nhiều khu vực trên Biển Đông đang bị tranh chấp và đã nhiều lần nêu rõ lập trường của mình.

Vẫn theo lời ông, dù Ấn không có tranh chấp tại đây, nhưng New Dehli ủng hộ quyền tự do hàng hải, quyền tự do đi lại và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Theo IANS News, điểm nhấn quan trọng là ‘quyền tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên’ giữa lúc Ấn Độ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vẫn kiên quyết khẳng định rằng ba hợp đồng hợp tác thăm dò khai thác dầu khí của Ấn với Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế.

Cùng ngày 6/12, Trung Quốc lên tiếng đòi Việt Nam ngưng ngay lập tức các hoạt động thăm dò dầu khí ‘đơn phương’ tại các vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.

Phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói thêm rằng Việt Nam phải chấm dứt quấy nhiễu các tàu cá Trung Quốc để mang lại bầu không khí xây dựng cho các cuộc thảo luận liên quan.

Trước đó, Bắc Kinh cũng đã phản ứng mạnh mẽ về loan báo của Ấn Độ rằng hải quân Ấn sẵn sàng bố trí lực lượng tới Biển Đông để bảo vệ lợi ích của mình.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu các nước ngoài khu vực chớ can thiệp vào chuyện Biển Đông cũng như từng khuyến cáo Nga và Ấn không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam tại đây.


Bài thương ca biu dương tình yêu nước

image

T khp mi no đường
Các anh ch em v đây t hi
Gió Hoàng Sa, Trường Sa tri nhc reo mng
Anh t rng min trung ti
Ch người Hà Ni
Em mit vườn Cái Nước Cà Mâu
Tng bước chân lng l theo nhau
Đi gia lòng quê tc tưởi bun đau
Pht tay cao biu dương chng quân thù bành trướng

Chúng ta có th đói ăn vì bàn tay cường quyn bo lc
Chúng ta có th b kit sc vì ma vương tra kho
Chúng ta được qu bt phi thành người câm
Chúng ta không thể ngi im
Đng lõa tp đoàn phn quc
Đ chúng t lo
Bin đo đt lin dn dà lt vào tay gic bc

Chúng ta có lch s t hào bn nghìn năm
Chúng ta mang trái tim
Con m Âu Cơ nóng bng
Chúng ta 90 triu khi óc sáng ngi cht lượng trí khôn
Gic s t đào m chôn
Tay sai s mt ch da sng còn
Dân tc ny mãi mãi trường tn vĩnh cu
Gi tiếng gi quê hương đã đim
Chúng ta phi đng lên kim đim s phn tương lai
Triu trái tim chung cùng nhp đp
T do không t nhiên mà có
Đc lp nào thoát khi xương máu hy sinh
Dân ch không thể thành hình
Nếu vĩnh vin co mình cho đc tài hành h

Chúng ta mang dòng máu Lc Hng
Tiêm nhim khí phách Hưng Đo Vương
Yêu quê hương đm đc c khi lòng
Nht đnh không th ngi không nhìn gic cướp
B lũ bán nước
B quân cõng rn cn gà nhà
Chúng bay sinh đâu ra
Ci ngun Vit Nam ti sao làm tay sai phương bc
B nhng lũ bi đình ni tc
Còn chút tình nào ghi khc vi giang san
Đt nước ny không th dung dưỡng k gian

Các anh ch em ơi!
Tôi thy trong đôi mt tr thơ sáng ngi
Tôi thy nhng bà m hé n n cười
Nhìn nhng bước chân đi
Biu dương tình yêu nước

Trong nhà tù nh
Tôi thy người ngi tù ngng mt nhìn ra song st
Hát câu “Vit Nam còn hay đã mt
Mà gic Tàu ngang tàng trên quê hương ta”(1)

Tôi thy lp lp bão táp phong ba
Cung cun trong lòng người nơi nhà tù ln:
“Xin hi anh là ai
Không cho tôi xung đường đ t bày
Tình yêu quê hương này, dân tc này đã quá nhiu đng cay” (1)

Các anh ch em ơi!
Thương quá Vit Nam thôi!


Lê Hi Lăng





1 comment:

  1. Thưa Blogger Bảo Mai,

    Xin phép được góp ý về bản tin nhạy cảm "Trung cộng bắn chìm tàu thăm dò dầu hỏa của Việt Nam".

    Lời chú thích "Cảnh cuối trước khi tàu dầu khí Việt nam chìm xuống biển" ở dưới tấm hình số 5 không đúng sự thật.

    Người đưa tin đầu tiên (original sender) có dụng ý chính trị tốt là công kích CSVN khiếp nhược trước Tàu Cộng; rất tiếc vị này thiếu kiến thức về Hải Quân nên đã đưa ra một bản tin gây hoang mang không ít cho người đọc.

    Nếu nhận dạng kỹ mục tiêu bị bắn gẫy đôi (hình số 2) thì chiếc này có hình thù của một chiến hạm loại destroyer hay cruiser chứ không phải là một tàu dân sự.
    PĐSan
    ----------
    TB: Có thể những hình ảnh trong bản tin thu được từ một cuộc thực tập hải pháo của hải quân Tàu cộng.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.