Tiểu thuyết
thơ Ru của nữ nhà văn Canada gốc Việt - Kim Thúy là 1 trong 15 tác
phẩm được lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012.
Nhà văn Kim Thúy nhận giải
thưởng văn chương Canada
Governor General năm 2010
Đây là giải
văn học châu Á uy tín được tổ chức hằng năm với giá trị giải nhất lên tới
30.000 đô la Canada
(khoảng 634 triệu đồng). Danh sách chung khảo (5-6 tác phẩm) sẽ được công bố
vào ngày 9.1.2013 và người chiến thắng sẽ được mời tham gia bữa tiệc trao giải
vào ngày 14.3.2013 tại Hồng Kông.
Trong tiếng
Pháp, ru có nghĩa là dòng suối nhỏ, trong tiếng Việt là lời ru. Ru là
tác phẩm có tính chất tự truyện, gồm nhiều đoạn văn ngắn, với bút pháp miêu tả
tâm lý khá tinh tế, kể lại những biến cố trong cuộc đời tác giả. Nhật báo Le
Figaro(Pháp) đánh giá: “Văn của Kim Thúy chảy như những vần thơ - nó chuyên chở
và khuây khỏa; nó đầy sinh lực và bắt người đọc suy nghĩ”. Kim Thúy cũng nhận
được khá nhiều lời khen bởi một giọng văn đầy nữ tính, rung động mà thoát khỏi những
giới hạn của đời sống hằng ngày.
Ru từng
đoạt giải RTL-Lire 2010 ở Liên hoan sách Paris, giải thưởng văn chương danh giá
nhất của Canada (The Governor General’s Literary Awards) năm 2010, lọt vào
chung khảo giải Văn chương năm châu 2010 (Prix des 5 continents 2010) của các
nước nói tiếng Pháp, và vừa chung khảo giải văn học uy tín Canada Scotiabank
Giller 2012. Nhận xét về Ru, nhà văn Kim Thúy cho biết: “Cuốn sách nói về
những đặc ân của một vài người may mắn sống sót sau thời loạn và nhìn thấy được
cái đẹp theo những cách không mong muốn nhất”.
Ru được
in bản đầu tại Pháp năm 2009 và nhanh chóng được xuất bản ra nhiều thứ tiếng
tại 20 nước như Ba Lan, Ý, Đức, Thụy Điển... Chia sẻ về kế hoạch sáng tác sắp
tới, Kim Thúy tâm sự cô muốn xây dựng một câu chuyện về những người đã dạy cô
cách yêu thương.
Nhà văn Kim
Thúy sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Năm lên 10 tuổi, cô cùng gia đình định cư ở Canada , tốt
nghiệp khoa Luật, Ngôn ngữ và dịch thuật tại Đại học Montréal. Cô từng làm thợ
may, thông dịch viên, luật sư và chủ nhà hàng. Hiện cô dành toàn bộ thời gian
cho việc viết văn.
Ngọc Bi
Những
mảnh đời Việt Nam
Đời sống người Việt hải ngoại, buồn vui hội nhập và sau này thường có giai đoạn trở về nơi cội nguồn là đề tài đã được một số nhà văn gốc Việt ở hải ngoại viết lên. Có thể kể đến The Gangster We Are All Looking For của Le Thi Diem Thuy, We Should Never Met của Aimee Phan và Quiet As They Come của Angie Châu.
Riêng ở Canada, Kim Thúy có lẽ là nhà văn gốc Việt thứ hai với tác phẩm viết về Việt Nam thời hậu chiến, sau Nguyễn Ngọc Ngạn với The Will of Heaven xuất bản 30 năm trước đây.
RU chứa đựng hình ảnh ảm đạm quen thuộc ở miền
RU nguyên bản tiếng Pháp được nhà xuất bản Libre Expression cho in năm 2009. Bản tiếng Anh, do Sheila Fischman dịch và Random House Canada phát hành năm 2012. Sách không dày, chỉ 141 trang, là tác phẩm đầu tay của tác giả và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và cũng đã nhận được một số giải thưởng văn chương.
Gia đình Kim Thúy vượt biển. Sau bốn tháng ở trại tị nạn, được đi
Lối viết của Kim Thúy hay liên tưởng đến những sự việc và hình ảnh rồi nhảy từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác nên có lúc người đọc không nắm bắt được không gian, thời gian và tương quan nhân vật. Từ năm người con của bác sĩ Vinh được một linh mục ở Canada nuôi cho khôn lớn trong khi ông bị tù ở Việt Nam, tác giả nhắc đến người con trai Henri của mình có bệnh tự kỷ nên không nghe lời, không hiểu và tác giả cảm thấy như đã bị “đánh bại, bị lột trần, bị đánh tả tơi.”
Nội tâm của tác giả cũng là những xung đột của nhiều người trong gia đình. Những điều đã không thể nói ra và nay được kể lại. Từ hành vi dâm đãng của đứa con hư thân, bụi đời của dì kế Hai, đến chuyện dượng Hai, anh của mẹ tác giả, là một dân biểu đối lập có tiếng ở miền Nam, nhưng ông có vợ bé, có bồ nhí. Theo chi tiết mô tả, đó là hình ảnh của Dân biểu Nguyễn Hữu Chung, đã quá cố, thuộc thành phần thứ ba trong chính trường miền Nam được nhiều người cảm phục.
Những điều viết ra cho thấy tác giả có ảnh hưởng bởi những nhân vật ủng hộ Mặt trận Giải phóng miền
Còn có những ẩn dụ. Khi cờ Mặt Trận nền xanh đỏ bị biến thành toàn đỏ, tác giả coi như mất đi bầu trời, như cô thiếu nữ mất quyền đánh phấn xanh trên đôi mắt. Trong nhà ảnh Hồ Chí Minh phải được treo cao hơn cả ảnh tổ tiên. Áo dài nữ sinh không còn tung bay sân trường. Học đường trở thành nơi đào tạo anh hùng giết giặc qua những bài toán dạy đếm với con số máy bay bị bắn rớt, số lính bị giết, cán bộ bị tù. Tác giả đã một thời hãnh diện đeo khăn quàng đỏ nhưng chẳng bao giờ được làm “Cháu ngoan Bác Hồ” vì lý lịch và dù có là học sinh giỏi nhất lớp cũng không được làm “thiếu nhi đáng yêu của Đảng”. Cũng chuyện lá cờ, tác giả ghi lại sự kiện chồng của cô, một người da trắng, mặc áo thun với hình cờ đỏ sao vàng đi trên phố ở Montréal đã bị một người Việt quấy nhiễu khiến bố tác giả phải yêu cầu con rể thay áo.
RU với nét khác biệt văn hoá Việt và Canada, của tà áo dài, cách người Việt biểu lộ tình thương trong gia đình hay khen trẻ em, cách đặt tên cho con là ước vọng của cha mẹ. Nhưng trong tình yêu, giữa đông và tây là những tương đồng khi Kim Thúy viết về bản thân với những người tình, yêu thế nào cho vừa, bao nhiêu cho đủ. Như dượng Hai trong gia đình có nhiều bồ.
Khi có cơ hội trở về Việt Nam làm việc, nhìn bờ tường xưa, căn nhà cũ nay bị ngăn chia ra nhiều phòng làm tác giả bùi ngùi. Chuyện đòi lại nhà loé lên trong tâm tưởng.
Những hàng quán, người bán hàng rong gợi nhớ quãng đời niên thiếu, đặc biệt là những món ăn buổi sớm mà đời sống ở
Thấy một bé gái bán bánh mì bên đường, tác giả muốn giúp cho em có cơ hội học hành để làm việc văn phòng nhưng em từ chối. Ở quê nhà, Kim Thúy được nghe người thân kể chuyện phải đi bán dâm, dù tuổi mới lên mười, được gặp những cô gái điếm trong các quán, tác giả liên tưởng đến hình xâm trên thân thể của những cô gái Canada như là những lựa chọn của chính họ, còn với những thiếu nữ Việt dù trên thân thể không có vết xâm nhưng trong tâm hồn là những vết thương sâu kín. Với Kim Thúy, đôi vai phụ nữ Việt chịu những gánh nặng của lịch sử, thời chiến tranh với những cái chết của cha, của chồng. Thời nay là những tủi nhục xã hội.
Sau ba mươi năm, sự thành công của Sao Mai được tác giả so sánh như phượng hoàng tái sinh từ tro tàn, như Việt
Và một ngày nào đó, quê hương sẽ là những lời ru êm đềm. Một ước mơ đẹp của tác giả. Cho thế hệ tương lai.
Bùi Văn Phú
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.