Sách
Bên Thắng Cuộc gây nhiều tranh luận
Tác
giả Bên Thắng Cuộc, nói ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam đọc sách để 'đưa dân tộc Việt Nam đi
đúng con đường dân chủ'.
Nhà
báo Huy Đức viết trên trang Facebook lập ra cho cuốn sách:
"Tôi
mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách
như thế nào.
"Nhận
ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát
triển” là mong ước của chúng ta.
Tàu
fù Huy Đức "răng hô mã tấu"
"Nhưng
tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ
trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Ý
kiến này của tác giả nằm trong phần trả lời mười câu hỏi của độc giả về cuốn
sách hôm 19/12.
Ông
Huy Đức đặt trên cho phần trả lời của ông là 'Không thể cứ trú ngụ
trong sự sợ hãi'.
Trả
lời câu hỏi về chuyện ông có 'sợ' những điều không hay xảy ra với ông vì 'vi
phạm các quy định của Đảng và Nhà nước,' tác giả viết:
"Tôi
không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức
được những gì mình đang làm.
"Sự
thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết
thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai
lầm mới.
"Không
ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi
thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ."
Ông
cũng lấy nhà văn Dương Thu Hương, tác giả của cuốn 'Đỉnh cao chói lọi', để dẫn
chứng rằng người Việt Nam "có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu
chúng ta không sợ hãi."
Ông
cũng nói ông sẽ quay về Việt Nam
sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu một năm ở Đại học Harvard.
'Phi
nhân, phi nghĩa'
Cuốn
sách của ông Huy Đức vẫn đang tiếp tục là đề tài của nhiều bài viết và bình
luận từ trong và ngoài Việt Nam .
Trong
bài viết đăng hồi đầu tuần, một tiến sỹ ở thành phố "Hồ", đã kể lại câu
chuyện của người tự nhận mình là 'bên thua cuộc' và viết:
"Nói
thẳng thừng ra, thì chúng tôi còn sống sót đã là may, vì chúng tôi là bên thua
cuộc," Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook.
Là
con của một viên chức của chế độ Sài Gòn, bà Phương Anh kể lại những khó khăn
của gia đình với những lần đi vượt biên hụt và viết:
"Không
ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại
được một người từ bên thắng cuộc viết ra.
"Những
dòng chữ trong cuốn sách của Huy Đức được tác giả viết bằng giọng văn rất bình
thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng
tôi, những người đã thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ
mới đối với những người anh em thua cuộc của họ.
"Nhưng
cũng chính vì giọng văn bình thản đó mà những sự vô lý đến không thể tưởng
tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải
phóng" mới càng lộ rõ.
"Những
thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chắc chắn các chi tiết mà
tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ
làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc
mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi
nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?"
Bà
Phương Anh cũng nói nếu chính quyền hiện nay không "chân thành nhận lỗi,
thì sẽ không bao giờ có hòa giải thực sự."
Biểu
tình
Bên
Thắng Cuộc nhận được nhiều lời khen ngợi và thậm chí có học giả nhận xét đây là
"quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975" mà ông đọc, nhưng
cũng có những tiếng nói chỉ trích.
Cây
bút chống Cộng tại Mỹ, Ngô Kỷ, ra lời kêu gọi biểu tình.
Lời
kêu gọi này về mặt chính thức là để phản đối báo Người Việt làm theo "chỉ
thị của cộng sản Việt Nam" nhưng cũng còn vì lý do báo này "tuyên
truyền cho cộng sản qua quyển sách "Bên Thắng Cuộc" của tác giả Việt
cộng Huy Đức được báo Người Việt ra sức quảng cáo."
Trong
khi đó, từ một lập trường chính trị ngược lại, một số độc giả ủng hộ chính
quyền trong nước cáo buộc tác giả là "bồi bút" và "bóp méo"
lịch sử.
Cũng
có người như Thiếu tá Lê Quang Liễn, người xuất hiện trong sách qua trích dẫn
của nhà báo Phan Xuân Huy, nói ông Phan Xuân Huy đã nói không đúng rằng ông
Liễn và nhiều lính thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.
Ông
nói những binh lính này trên thực tế bị bắt và ông chỉ được ra tù vào đầu năm
1988 "sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên
giam" còng tay, chân, bị đánh gãy xương sườn..."
Vị
cựu quân nhân viết tiếp: "Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của
tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như
trách nhiệm của người viết."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.