Khi lo lắng về tình trạng ô nhiễm hoặc cảm thấy stress, bạn có lẽ đã từng băn khoăn tự hỏi liệu rời khỏi thành phố, thị trấn nơi bạn đang sống để về miền nông thôn liệu có giúp cải thiện được không chỉ niềm vui mà cả sức khỏe của mình hay không.
Nhưng việc nghiên cứu được rút ra dựa trên những bằng chứng cụ thể nhằm giúp ta xác định được các môi trường sống lành mạnh nhất lại cho kết quả khá là khiêm tốn.
Trong lúc bắt đầu tách dần các mối liên hệ giữa việc sống vui sống khỏe ra khỏi vấn đề môi trường, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có nhiều sự khó chịu [nuances] góp phần và làm giảm bớt những lợi ích mà một môi trường sống cụ thể có thể đem đến cho chúng ta, cho dù đó là ở thành thị tập trung cả triệu dân hay ở vùng biển vắng bóng người.
"Điều mà chúng tôi, một nhóm các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, đang thử làm là không cổ súy cho những thứ willy-nilly này, mà tìm ra những bằng chứng ủng hộ cũng như phản bác đối với việc làm sao các môi trường tự nhiên - và việc chúng ta ngày càng xa rời các môi trường đó - có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và sự vui vẻ, thoải mái của chúng ta," Mathew White, nhà tâm lý học chuyên về môi trường từ Đại học Y Exeter, nói.
White và các nhà nghiên cứu khác đang cho thấy có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động tới việc môi trường xung quanh ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào. Những yếu tố này có thể bao gồm cả hoàn cảnh xuất thân và điều kiện sống của mỗi người chúng ta, chất lượng và thời gian chúng ta tiếp xúc với chúng, và các hoạt động được thực hiện trong môi trường đó.
Nói chung, các bằng chứng cho thấy những khoảng không gian xanh thì tốt cho những ai sống ở các khu đô thị. Những người sống gần công viên hoặc ở gần nhà có nhiều cây cối thường được hưởng bầu không khí ít ô nhiễm hơn, ít tiếng ồn hơn, và có cảm giác mát mẻ hơn (là điều ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh khí hậu toàn cầu ngày càng ấm nóng lên).
Những khoảng không tự nhiên ảnh hưởng có lợi tới các hoạt động thể lực và xã hội của chúng ta - và cả hai loại hoạt động này đều gắn với vô số các lợi ích khác.
Có thời gian sống trong tự nhiên từ trước tới nay được gắn với việc giúp giảm bớt căng thẳng. Khi chúng ta bước ra ngoài đi dạo hoặc chỉ cần ngồi bên dưới hàng cây, nhịp tim và huyết áp của chúng ta có xu hướng giảm bớt. Chúng ta cũng tạo ra nhiều 'tế bào sát thủ' tự nhiên hơn: là lymphocytes chạy trong khắp cơ thể chúng ta, săn lùng các tế bào ung thư và các tế bào nhiễm virus.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm cách xác định tại sao điều đó lại xảy ra, tuy họ đã đưa ra một số giả thuyết.
"Một lý thuyết chiếm ưu thế là các không gian tự nhiên đóng vai trò như một bối cảnh yên bình với những kích thích bận rộn của thành phố", Amber Pearson, một nhà địa lý y tế tại Đại học bang Michigan cho biết. "Từ góc nhìn tiến hóa, chúng tôi cũng kết hợp những thứ tự nhiên như là nguồn lực quan trọng cho sự sống còn, vì vậy chúng tôi ủng hộ chúng".
Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là tất cả cư dân đô thị nên di chuyển đến vùng nông thôn.
Cư dân thành phố có xu hướng bị bệnh hen suyễn, dị ứng và trầm cảm cao hơn. Nhưng họ cũng có xu hướng ít béo phì hơn, có nguy cơ tự sát thấp hơn và ít có khả năng thiệt mạng do bị tai nạn. Họ sống hạnh phúc hơn và nhìn chung là sống thọ hơn.
Mặc dù chúng ta có khuynh hướng liên hệ các thành phố với tình trạng ô nhiễm, tội phạm và căng thẳng, nhưng việc sống ở vùng nông thôn cũng đòi hỏi phải có những hy sinh nhất định. Chẳng hạn như các loài côn trùng và nhện mang bệnh có thể làm giảm mức độ lành mạnh ở các căn nhà gỗ ở vùng thôn quê thơ mộng Maine.
Trong các trường hợp khác, tình trạng ô nhiễm ở nông thôn tạo ra một mối đe dọa lớn. Tại Ấn Độ, ô nhiễm không khí góp phần vào cái chết của 1,1 triệu người hồi 2015, trong đó người dân sống ở vùng nông thôn chứ không phải thành thị chiếm tới chiếm 75% số nạn nhân. Điều này chủ yếu là do người dân nông thôn phải hít thở không khí bị ô nhiễm phát sinh từ việc đốt ruộng, củi hoặc phân bò (được dùng để đun nấu và sưởi ấm).
Tập quán chặt cây đốt rẫy ở Indonesia cũng tạo ra những thảm khói độc kéo dài nhiều tháng, đôi khi còn tác động cả tới các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, khói ô nhiễm từ các đám cháy ở Nam Mỹ và Nam Phi đã lan ra toàn bộ vùng nam bán cầu. (Tuy nhiên, phải nói rằng bầu không khí ở nam bán cầu nhìn chung là trong lành hơn so với bắc bán cầu, đơn giản là vì có ít người sống ở đó hơn).
Câu chuyện không chỉ ở các nước đang phát triển: cháy rừng ở miền tây nước Mỹ đang tàn phá chất lượng không khí, trong lúc ô nhiễm từ việc sử dụng phân bón hóa học tại trang trại đang làm giảm chất lượng không khí ở châu Âu, Nga, Trung cộng và Mỹ.
Vậy ý tưởng lấy không khí trong lành từ các vùng núi cao thì sao? Đúng là tỷ lệ khí cacbon độc hại và các hạt vật chất ô nhiễm trong không khí có xu hướng thấp hơn ở các khu vực trên cao. Nhưng việc tìm cách đưa không khí từ trên cao xuống có thể lại gây ra các vấn đề khác.
Trong khi những người sống ở những nơi có độ cao từ 2.500m trở lên có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư thấp hơn, nhưng dữ liệu cho thấy họ dường như có nguy cơ cao tử vong do phổi mãn tính do nhiễm trùng đường hô hấp.
Điều này một phần có thể là vì xe hơi và các loại xe khác hoạt động kém hiệu quả hơn ở những nơi có độ cao cao, xả ra nhiều hơn lượng khí hydrocacbon và carbon monoxide - điều này thậm chí còn gây hại nhiều hơn do bức xạ mặt trời tăng ở những nơi như vậy. Do đó, sống ở độ cao trung bình 1.500 đến 2.500 mét có lẽ sẽ là trong lành nhất.
Mặt khác, có một lập luận mạnh mẽ về việc sống gần biển, hoặc ít nhất là gần nơi nào đó có nguồn nước.
Ví dụ, những người ở Anh sống gần biển hơn có xu hướng ít phải chi trả tiền chữa bệnh hơn so với những người sống trong đất liền, kể cả khi đã tính đến các yếu tố tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội.
Điều này có thể do nhiều lý do, White nói, trong đó bao gồm cả thực tế là sự tiến hóa khiến chúng ta bị hấp dẫn bởi những mức độ đa dang sinh học cao tồn tại ở đó (trước đây thì vấn đề này là một chỉ dấu hữu ích về nguồn thực phẩm) và những bãi biển khiến chúng ta có nhiều cơ hội để tập thể dục hàng ngày hơn, và có thêm nhiều vitamin D.
Tiếp đến là những lợi ích tâm lý. Một nghiên cứu hồi 2016 do Pearson và các đồng nghiệp của bà thực hiện tại Wellington, New Zealand cho thấy những người được nhìn thấy biển hàng ngày thì có ít căng thẳng thần kinh hơn.
Cứ với mỗi 10% khoảng không màu xanh nước biển mà người ta nhìn thấy nhiều hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy sẽ làm giảm một phần ba điểm trung bình trong thang điểm về mức độ căng thẳng tâm lý Kessler (được dùng để ước đoán mức lo lắng và rối loạn tâm lý) độc lập với tình trạng kinh tế xã hội.
Dựa trên kết quả đó, Pearson nói, "Người ta có thể hy vọng rằng mức tăng 20-30% về khả năng nhìn thấy biển có thể giúp một người chuyển từ trạng thái suy sụp tinh thần ở mức trung bình sang mức nhẹ hơn."
Pearson tìm thấy kết quả tương tự trong một nghiên cứu tiếp theo được tiến hành gần Great Lakes ở Mỹ (hiện đang được xem xét), cũng như White trong một nghiên cứu đang tiến hành về cư dân Hồng Kông.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chuyển tới sống ở bờ biển.
Do đó, Simon Bell, chủ tịch kiến trúc cảnh quan tại Đại học Khoa học Đời sống Estonia và là phó giám đốc Trung tâm OPENspace tại Đại học Edinburgh, cùng các đồng nghiệp đang thử nghiệm xem liệu việc khôi phục các nguồn nước bị lãng quên trên khắp châu Âu có thể tạo tác động tích cực nào không.
Họ phỏng vấn các cư dân trước và sau khi phục hồi, bao gồm cả một bãi biển xuống cấp ở ngoại vi Tallinn, Estonia, và một con kênh công nghiệp gần khu phức hợp căn hộ kiểu Xô-viết ở Tartu, Estonia, cùng các nơi khác ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Anh.
Lần phân tích thứ hai đối với gần 200 địa điểm nguồn nước được tái phát triển trong thời gian gần đây sẽ cho phép họ tìm hiểu các yếu tố như khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm, mùi, tính thời vụ, an toàn và an ninh, khả năng tiếp cận và nhiều yếu tố khác nữa.
Mục tiêu cuối cùng, Bell nói, là nhằm tìm ra xem "điều gì tạo ra một không gian xanh dương tuyệt vời." Khi có kết quả, ông và các cộng sự sẽ phát triển một công cụ đánh giá chất lượng giúp tìm cách khôi phục hiệu quả nhất các kênh đô thị, các ao hồ bị khai thác không đúng cách, các bến đậu thuyền, các con sông và những không gian xanh khác bị bỏ quên, nhằm làm cho cuộc sống của cư dân tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, khi nói đến hạnh phúc, các nhà nghiên cứu không biết rằng hồ so sánh với đại dương hoặc sông so sánh với biển thì sẽ ra sao. Họ cũng không so sánh các bãi biển ở Iceland với những bãi biển của Florida.
Điều mà họ biết là các yếu tố phức tạp, bao gồm chất lượng không khí và nước, sự đông đúc, nhiệt độ và thậm chí cả việc thủy triều lên xuống cũng ảnh hưởng đến những chúng ta không khác gì một chuyến đi ra biển.
"Có thể có hàng triệu thứ quan trọng khác, bên cạnh thời tiết và ánh sáng ban ngày, ảnh hưởng đến ai đó ở Hawaii hay Phần Lan," White nói.
Về mặt y tế, dữ liệu cũng cho thấy rằng, ngược lại, những người thỉnh thoảng thay vì là thường xuyên sống ở những nơi chan hòa ánh nắng - ví dụ như Vermont và Minnesota ở Mỹ, hay Đan Mạch và Pháp - có xu hướng có tỷ lệ ung thư da cao hơn. Điều này nhiều khả năng là vì họ không có thói quen sử dụng kem chống nắng hàng ngày.
Cũng giống như việc có thêm không gian xanh lá và xanh dương có thể đem lại lợi ích hơn so với các màu khác, các nhà nghiên cứu cũng đang nhận ra rằng ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe không được phân phối đồng đều.
Những người sống trong điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn có khuynh hướng được hưởng lợi nhiều hơn từ các không gian tự nhiên so với những người giàu có, White nói.
Điều này có thể là do những người giàu thì được hưởng các đặc quyền cải thiện sức khỏe khác, như có các kỳ đi nghỉ và có cuộc sống nhìn chung là ít căng thẳng hơn - một phát hiện có ý nghĩa quan trọng trong đời thực. "Tại Anh, chính quyền địa phương có nghĩa vụ pháp lý trong việc phải giảm bớt sự bất bình đẳng về sức khỏe. Một cách để làm điều đó là cải thiện hệ thống công viên, "White nói. "Người nghèo nhất sẽ được hưởng lợi nhiều nhất."
Điều quan trọng cần lưu ý là việc di chuyển đến một bờ biển hoặc rừng tương đối hoang sơ sẽ không giúp giải quyết được vấn đề. Các hoàn cảnh khác sống - như là bị mất việc làm, xin được công việc mới, kết hôn hoặc ly dị -đều có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Như White nói, cho dù bạn sống ở bất kỳ môi trường nào thì "Có nhà để ở vẫn quan trọng hơn nhiều so với việc sống cảnh vô gia cư vô gia cư trong công viên."
Bell nói thêm rằng sự gần gũi với thiên nhiên thực ra có xu hướng bị xếp hạng thấp trong danh sách những yếu tố quan trọng nhất mà mọi người quan tâm đến khi chọn nơi sinh sống, sau những thứ như an toàn, yên tĩnh và gần gũi với những địa điểm quan trọng như trường học và nơi làm việc.
Thế nhưng những người sống trong những thành phố sạch sẽ bên bờ biển và luôn có thể đến với đời sống thiên nhiên, chẳng hạn như Sydney hay Wellington, thì hẳn đã như trúng số độc đắc khi được sống trong những nơi trong lành nhất cho sức khỏe.
Rachel Nuwer
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.