Thursday, March 3, 2022

Các bà mẹ Mỹ đã giáo dục con trẻ như thế nào?

 BM

Phương thức giáo dục của các bà mẹ Mỹ: Chỉ cần đủ quyết tâm, thì sẽ bồi dưỡng được những thói quen tốt cho trẻ


Trung cộng có hai câu châm ngôn gọi là “Côn bổng chi hạ xuất hiếu tử” (Dưới lằn roi vọt mới tạo nên được người con hiếu thảo) và “Bất đả bất thành khí” (Không đánh không nên thân), về mặt phương pháp giáo dục dường như không thể rời khỏi chữ “đánh”. Ở Hoa Kỳ đánh chửi con cái nghiêm trọng đều thuộc về hành vi vi phạm pháp luật, điều này có thể sẽ khiến cho bạn mất quyền giám hộ, thậm chí có thể sẽ vào tù vì tội hành hạ trẻ nhỏ.


BM


Ở Hoa Kỳ, nếu như bạn bị người khác biết được đã tát con mình dưới cơn nóng giận, hoặc là đánh một trận vào mông con, thì ngày hôm sau bạn có thể sẽ mất đi quyền giám hộ đối với con cái, con bạn sẽ được đưa đến viện mồ côi để được nuôi dưỡng, còn bạn có thể sẽ bị đưa vào tù vì tội hành hạ trẻ nhỏ.

 

Thậm chí nếu như con của bạn ở nhà trẻ thuận miệng nói một câu kiểu như “Hôm qua cha cháu đánh cháu”, thì cảnh sát cũng sẽ lập tức tìm tới nhà ngay.


BM

Note: hình trong bài là minh họa

Ở trong các hẻm nhỏ ở Quảng Châu thường hay thấy cảnh tượng cha mẹ cầm chổi lông gà đánh con cái, ở nước Mỹ thì không có khả năng thấy được cảnh cha mẹ đánh con tại nơi công cộng.

 

Quả thực, trong quá trình trưởng thành của con trẻ, chắc chắn sẽ luôn có đủ kiểu đủ loại thời điểm khiến cho cha mẹ khó kìm nổi  tức giận, thậm chí là bất lực. Giáo dục con trẻ cần phải có khen thưởng và nghiêm phạt song hành, nghiêm phạt cũng là một loại phương pháp tất yếu trong giáo dục để cho con trẻ nhận thức sai lầm.


Trẻ nhỏ chơi đồ chơi phát triển trí tuệ


BM


Ở Hoa Kỳ không thể đánh đập trẻ em, vậy các bậc cha mẹ đã dùng phương pháp gì để nghiêm phạt mà lại có thể giáo dục trẻ?

 

Mấy năm qua khi tiếp xúc với rất nhiều bậc phụ huynh ở Hoa Kỳ và phương pháp giáo dục của họ, tôi đã tổng kết ra cách họ nghiêm phạt trẻ con, có thể đơn giản tóm lược lại thành hai phương pháp gọi là “Time Out” và “Time Limit”, cũng chính là “ở một mình” và “giới hạn thời gian”. Có thể tôi dịch ra không thể hiện đủ ý, vậy hãy để tôi phân tích hai phương pháp nghiêm phạt này một chút nhé.


BM


Có một khoảng thời gian tôi thường xuyên mang Khoan Khoan (con của tôi) đến nhà bạn thân của tôi là Melissa chơi. Melissa có ba đứa con, tuổi của các bé lần lượt là 4 tuổi, 2 tuổi rưỡi và 1 tuổi. Bé gái 2 tuổi rưỡi Hannah đang trong giai đoạn khủng hoảng thứ nhất, ở Mỹ người ta gọi là “Terrible Two” (Khủng hoảng tuổi lên 2), thường hay cáu kỉnh ném đồ vật, hoặc là hay cắn khi tranh đoạt đồ chơi với người khác.


BM


Có một lần khi mọi người đang chơi đùa với nhau, Hannah đã đẩy ngã em gái đang muốn đi qua chơi cùng, còn hung hăng cắn một cái lên cánh tay của em gái, em gái đau quá khóc ầm lên. Melissa nghe thấy từ phòng bếp đi ra, vừa nhìn thấy Hannah cắn em, cô bèn ôm Hannah đến đặt trên bậc cầu thang và nói: : “You need to time out!” (Con phải ở đây một mình/Con không được phép chơi nữa).


BM


Hannah ngồi ở trên bậc cầu thang, cũng lớn tiếng gào khóc. Kỳ thực, cô bé có thể tự mình đi xuống tiếp tục chơi, nhưng cô bé cũng không làm như vậy, mà vẫn ngồi ở đó khóc lóc, còn Melissa thì tiếp tục bận rộn ở phòng bếp, cũng không để ý tới Hannah đang khóc lớn. Khóc được khoảng chừng 10 phút, Hannah rốt cục không khóc nữa. Lúc này Melissa mới đi đến, hỏi Hannah có biết bản thân làm việc gì sai không, Hannah gật gật đầu nói rằng không nên cắn em gái. Melissa khen cô bé dũng cảm thừa nhận sai lầm, sau đó cô ấy giảng đạo lý cho Hannah một lúc, rồi ôm cô bé từ trên bậc cầu thang xuống và hôn cô bé, Hannah liền vui vẻ hớn hở đi chơi cùng với em gái.


BM


Nhà hàng xóm của tôi có một cậu bé 10 tuổi tên là Khải Đức, không chỉ dáng dấp tuấn tú, mà còn lịch sự lễ phép rất hiểu chuyện, cũng rất biết chăm sóc đối với những em bé nhỏ tuổi hơn cậu, cậu thường nắm tay của Khoan Khoan cùng đi chơi. Những lúc Khải Đức muốn bế Khoan Khoan, trước tiên cậu sẽ chạy tới hỏi tôi có cho phép cậu bế Khoan Khoan không, sau khi có được sự đồng ý của tôi, cậu mới bế Khoan Khoan chơi các loại trò chơi. Tôi rất thích Khải Đức, luôn muốn biết cha mẹ của cậu bé đã giáo dục cậu bé như thế nào mà tốt như vậy.

 

Có một lần đi bơi ở hồ bơi của khu dân cư, vừa khéo cha mẹ của Khải Đức cũng có mặt ở đó, tôi hỏi mẹ của Khải Đức rằng cô ấy giáo dục Khải Đức như thế nào. Cô ấy nói rằng, đối với trẻ nhỏ từ trước đến nay là “nói một, không nói hai lời”.


Lúc ấy, đúng lúc Khải Đức đang cùng nghịch nước với các bạn, do hưng phấn lên cậu liền từ khu vực không cho phép nhảy cầu mà trực tiếp nhảy xuống nước. Mẹ của Khải Đức nhìn thấy, nhắc nhở cậu một câu, kết quả vài phút sau Khải Đức lại phạm cùng lỗi đó. Mẹ của cậu nghiêm mặt, bảo Khải Đức lập tức lên bờ. Sau khi Khải Đức lên bờ, mẹ cậu chỉ vào một cái cây ở bên cạnh, yêu cầu cậu ngồi dưới tàng cây đó 10 phút không cho phép đi vào trong hồ bơi. Khải Đức tuy có chút không vui, nhưng cũng ngoan ngoãn đến ngồi dưới gốc cây, đợi 10 phút đi qua, mẹ của cậu mới cho phép cậu tiếp tục xuống hồ bơi, và Khải Đức cũng từ đó không tái phạm lỗi như vậy nữa.


BM


Trường hợp như vậy thường hay xảy ra ở các sân chơi cho trẻ em trong khu dân cư, bọn nhỏ thường sẽ chơi đùa rất cao hứng, đến lúc phải về nhà thì cũng không muốn về, bất kể cha mẹ có hối thúc thế nào cũng không chịu rời đi. Phần lớn các bà mẹ ở Mỹ sẽ không lải nhải thúc dục không ngừng, mà trực tiếp nói với con rằng: “Các con, chơi thêm 5 phút nữa thì về nhà nhé!” Thông thường lúc này các bạn nhỏ sẽ tranh thủ thời gian tìm trò chơi mà mình thích, 5 phút sau, mẹ ra lệnh một tiếng, thì tất cả đều ngoan ngoãn đi theo về nhà.

 

Tôi bắt đầu cảm thấy kinh ngạc, muốn biết những bà mẹ này là làm thế nào để các bạn nhỏ nghe lời như thế, bởi vì nhiều khi tôi bảo Khoan Khoan trở về nhà, thằng bé cũng sẽ đòi chơi tiếp mà không chịu đi về. Sau này tôi cũng sẽ thương lượng với Khoan Khoan rằng “chơi thêm 5 phút nữa rồi chúng ta về nhà nhé?”


BM


Khoan Khoan không có quan niệm về thời gian, thông thường thì miệng sẽ liên tục đồng ý. Nhưng đợi 5 phút sau, nó liền sẽ chơi xấu “Con vẫn còn muốn chơi”. Tôi muốn dạy thằng bé giữ lời thì đầu tiên bản thân tôi phải nói chuyện giữ lời, thế là mặc cho thằng bé khóc nháo thế nào tôi cũng nắm tay nó dắt đi, cho dù thằng bé đạp đá lung tung nước mắt bay loạn cũng không để ý. Kết quả sau hai ba lần như thế, về sau mỗi lần tôi cho Khoan Khoan làm chuyện gì đều ra thời hạn, như thời hạn cho tắm rửa nghịch nước, thời hạn nên đi ngủ…, cậu bé đều ngoan ngoãn hoàn thành trong thời gian tôi đã định ra, đồng thời từ đó không còn dùng nước mắt để đối kháng tôi nữa.

 

Chơi đùa là chuyện mà con trẻ thích nhất, tước đoạt quyền lợi chơi đùa để làm phương pháp nghiêm phạt, quả thực có thể đưa đến hiệu quả rất tốt, lần sau trẻ cũng sẽ dễ dàng rút ra bài học. Nhưng làm được như vậy cũng không dễ dàng, bởi vì trẻ luôn là sẽ đối kháng với người lớn, hơn nữa trẻ rất biết nhìn sắc mặt, nếu như đứa trẻ vừa khóc rống lên mà cha mẹ liền mềm lòng, hoặc là sợ phiền mà thỏa mãn đòi hỏi của trẻ, hoặc là vì đứa trẻ không để ý đến lời trách mắng của mình mà bỏ qua, mà phá bỏ quy tắc tự mình định ra, thì lần sau trẻ gặp chuyện sẽ lại dùng phương pháp giống vậy để đối phó với cha mẹ. Muốn thực hiện “Time Out” và “Time Limit” có hiệu quả, nhất định phải bắt đầu thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ.


BM


Rất nhiều bà mẹ ở Mỹ một mình đảm nhiệm việc chăm sóc con cái và làm việc nhà, rất nhiều gia đình còn thường là có đến mấy đứa con, nhưng tôi thấy các bà mẹ ở Mỹ chăm sóc con cái dường như thoải mái hơn so với các bà mẹ ở Trung cộng: đem trẻ đến đặt ở phòng chơi đồ chơi liền có thể an tâm làm việc nhà; đem trẻ đặt lên trên giường thì trẻ liền ngoan ngoãn ngủ cho đến sáng; cho trẻ ngồi vào ghế thì trẻ liền ngoan ngoãn ăn cơm … 


BM


Rất nhiều bà mẹ ở Trung cộng thường hay than vãn rằng có đến năm sáu người lớn thuộc mấy thế hệ sống chung một nhà cùng chăm sóc một đứa trẻ mà còn cảm thấy mệt mỏi, buổi tối phải ôm đong đưa ru ngủ, đi ra bên ngoài cần phải thay nhau ẵm, ăn cơm cần phải chạy theo đút ăn, làm bài tập cần phải ngồi kế bên … Sự khác biệt này chính là quyết định ở việc đặt ra quy tắc cùng với mức độ chấp hành có cương quyết hay không ngay từ lúc trẻ còn nhỏ.


BM

Chơi đùa là chuyện mà con trẻ thích nhất, tước đoạt quyền lợi chơi đùa để làm phương pháp nghiêm phạt

 

Con trai của một người bạn của tôi mê chơi game online, thường thì mỗi khi chơi đều chơi suốt mấy tiếng không ngừng nghỉ, cha mẹ luôn vì thế mà mắng chửi, mà cậu ta thì lại xem như gió thoảng bên tai. Có một lần tôi đến nhà họ làm khách, cậu con trai của họ đối với khách nhìn như không thấy, toàn bộ tinh lực đều tập trung vào màn hình máy tính. Người mẹ nói: “Con đã chơi rất lâu rồi, chơi thêm 15 phút nữa là ngừng chơi.” Cậu con trai không lên tiếng.

 

15 phút sau, người mẹ cũng không có bất kỳ ý kiến gì, hầu như đem việc này quên mất. Lại chờ đến khoảng 30 phút, người mẹ làm cơm xong bưng ra, thấy con trai vẫn còn đang chơi game, cô ấy bắt đầu quát to: “Con có còn muốn con mắt của mình nữa không, đều đã chơi tới trưa rồi! Nhanh tới ăn cơm đi!” Cậu con trai vẫn không có phản ứng, người mẹ bưng một chén canh đến đặt lên bàn bên cạnh máy tính của con trai rồi nói:


BM


“Uống đi!”. Sau đó bắt đầu hướng vào người chồng  ở trong thư phòng gào lên: “Ông không thể quản đứa con trai này của ông một chút sao, đều chơi cho tới trưa rồi!”. Người chồng đi ra, sờ đầu con trai nói: “Đừng chơi nữa, ăn cơm xong chúng ta đi sân chơi trò chơi, thế nào?”

 

Cậu con trai nghe xong, ừ hử một tiếng rồi bưng bát canh uống ừng ực hết, con mắt vẫn cứ nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, sau đó lại vội vàng chơi thêm mấy phút nữa, mới không tình nguyện chạy đến bàn ăn ăn cơm.

 

Đây là một ví dụ rất điển hình, có thể thấy được người mẹ này đã không định ra một số quy tắc cho con trai từ nhỏ, hoặc là bản thân không thực hiện nghiêm khắc theo quy tắc lập ra, khiến cho con trai khinh nhờn chây ì. Người cha thì không áp dụng bất kỳ phương pháp nghiêm phạt nào, mà chỉ là lấy việc thỏa mãn nguyện vọng khác của con để dừng lại một số hành vi sai lầm của nó, như thế ngược lại dễ khiến đứa con ngang ngược vô lễ, chỉ biết phóng túng bản thân đồng thời cho rằng cha mẹ làm hết thảy vì nó là điều đương nhiên.


BM


Nhìn các bà mẹ ở Mỹ chăm sóc con cái, tôi thấy quả thực có rất nhiều phương pháp khoa học. Nói chung là họ kiên quyết và cứng rắn hơn so với chúng ta. Có khi chúng ta đi dạo siêu thị, sẽ nhìn thấy một số bà mẹ đang chuyên tâm chọn áo quần cho chính mình, còn con nhỏ mới được một hai tháng tuổi lại nằm trong xe đẩy khóc không ngừng, người mẹ dường như không nghe thấy vậy. Những lúc đó nghĩ mãi mà không hiểu vì sao bé con khóc mà những người mẹ này không đến bế con. Về sau mới biết được đây chính là đạo lý mà các bà mẹ ở Mỹ gọi là “Khóc thì đặt xuống cho tha hồ khóc, cười thì ôm lấy cùng con chơi”, kỳ thực cũng là một phương pháp trừng phạt kiểu “Time Out” đối với trẻ em khóc nháo.

 

Như rất nhiều cặp vợ chồng người Mỹ vì để không ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, con cái mới được ba bốn tháng tuổi liền để cho con ngủ riêng một mình một phòng. Mọi người có thể sẽ hỏi rằng  làm như thế nào mà làm được điều đó, em bé nhỏ như thế sẽ không khóc đòi uống sữa sao?


BM


Họ sẽ nói, trẻ nhỏ khóc là tập luyện hô hấp ở phổi, chỉ cần kiểm soát không để cho khóc quá 45 phút thì sẽ không có vấn đề gì, mà thông thường em bé khóc khoảng 15 phút thì sẽ tự động ngủ thiếp đi, lần sau nó biết có khóc cũng sẽ không có người đến ôm thì sẽ không lại khóc nữa, mà còn biết một khi đặt xuống giường thì liền ngoan ngoãn ngủ. Cũng bởi vì biết ban đêm sẽ không có sữa uống, tự nhiên ban ngày sẽ uống nhiều sữa.

 

Mà ở những phương diện khác, như vấn đề ăn uống, các bà mẹ Mỹ thông thường là để cho con ngồi vào ghế dựa ăn cơm, đứa trẻ thích ăn thì ăn, không thích ăn thì thôi. Chỉ cần rời ra khỏi cái ghế dựa đó, thì sẽ không cho đứa trẻ ăn nữa. Như thế sẽ dưỡng thành thói quen ăn ở ghế dựa cho trẻ, nếu như không ngoan ngoãn ngồi ở ghế dựa vậy thì sẽ không được ăn, phải chịu đói bụng. Trẻ đã từng chịu cảnh bị đói bụng, tự nhiên sẽ ngoan ngoãn ngồi ở vị trí quy định ăn cơm. Đợi đến khi trẻ có thể tự ăn, các bà mẹ Mỹ thường cũng không đút cho con ăn, mặc cho đứa trẻ tự ăn, rất nhiều đứa trẻ vừa mới bắt đầu tự ăn đều sẽ ăn đến rối loạn lung tung, các bà mẹ cũng không thấy phiền, chỉ cần trẻ có thể tự mình ăn là tốt rồi, họ hướng dẫn đứa trẻ sử dụng thìa, nĩa ăn như thế nào, từ từ trẻ liền có thể nắm được cách ăn, một hai tuổi là có thể tự ăn, không cần người lớn cho ăn nữa.


BM

 

Người Trung cộng luôn rất coi trọng vấn đề ăn uống của trẻ, lo lắng con ăn không nhiều, ăn không no, lớn lên không khỏe, cho nên trẻ không muốn ăn còn phải đuổi theo đút cho ăn, hoặc là trẻ nhè ra rồi còn phải đút trở lại. Kỳ thực như thế ngược lại dễ tạo thành bệnh kén ăn ở trẻ. Thực ra trẻ đói bụng tự nhiên sẽ ăn, khi trẻ không muốn ăn chứng tỏ nó còn chưa đói, ép buộc trẻ ăn sẽ phản tác dụng. Đây chính là lý do vì sao trẻ em ở Trung cộng ở thời kỳ còn nhỏ thường mập hơn, to lớn hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ ở Mỹ, nhưng bắt đầu từ 5, 6 tuổi, trẻ em Trung cộng cao lớn không bằng trẻ em Mỹ. Điều này mặc dù có liên quan với các loại thức ăn khác nhau (người Trung cộng cho trẻ ăn nhiều tinh bột thực vật như cơm, mì sợi nên dễ gây béo phì, còn người Mỹ cho trẻ ăn nhiều chế phẩm từ sữa để phát triển chiều cao và khỏe mạnh), nhưng đồng thời cũng có liên quan đến thói quen ăn uống.


BM

Hai ông cháu người Trung cộng đang cùng nhau ăn cơm.

 

Rất nhiều trẻ em Trung cộng không được bồi dưỡng thói quen ăn uống lành mạnh, đến 4, 5 tuổi liền bắt đầu kén ăn, còn trẻ em Mỹ là bởi vì đã bồi dưỡng thành thói quen tốt rồi, khi đến 4, 5 tuổi bắt đầu mở ra hứng thú với ăn uống, thích ăn nhiều thứ. Vì thế, bồi dưỡng nên một thói quen tốt quan trọng hơn rất nhiều so với lớn lên nhiều hơn vài cân thịt.

 

Các phương diện khác đều là đạo lý giống như vậy, muốn để cho trẻ học được cách chơi một mình, không dính lấy mẹ như cao su, thì phải thả cho trẻ ở trong phòng đồ chơi khóc vài lần. Muốn để cho trẻ học được cách tự ngủ một mình, thì phải để trẻ ở trong phòng ngủ khóc vài lần.

 

Giống như khi trẻ đi nhà trẻ, nhất định sẽ phải có một quá trình khóc lóc, sau khi khóc vài lần, thì trẻ liền biết được sau khi tan học mẹ sẽ đến đón, đồng thời cũng sẽ bị các trò chơi ở nhà trẻ hấp dẫn, từ đó sẽ không lại khóc nữa, còn sẽ thích đi nhà trẻ, mỗi ngày đều la hét đòi đi. Mà nếu như vừa mới bắt đầu vài ngày thấy trẻ khóc lóc thảm thiết như thế mà không nhẫn tâm, từ đó không cho đi nhà trẻ nữa, vậy trẻ sẽ vĩnh viễn không học được cách tự chủ, vĩnh viễn ỷ vào cha mẹ thì sẽ không cách nào trưởng thành.


BM


“Time Out” và “Time Limit” kỳ thực cũng chính là hai từ tổng kết cho một quá trình huấn luyện cứng rắn và cương quyết, chỉ cần đủ cứng rắn, thì sẽ giáo dục được những thói quen tốt cho trẻ.

 

 

 

Lý Tư Tĩnh  _  Tiểu Minh 


BM

 
Những ai ở trong nội các của Putin và điều hành cuộc chiến Nga_Ukraine?
Nếu Ukraine rơi vào tay Putin _ Dân Ukraine sẽ lại quay lại cuộc sống nô lệ
Putin muốn lập Chính phủ bù nhìn thân Nga
Hoa Ưu đàm
Phương Tây còn có thể áp đặt biện pháp trừng phạt nào với Nga?
Tại sao Vladimir Putin đã thua trong cuộc chiến này
Công dụng chữa lành của trái đu đủ
Mật ngữ kết thúc Đệ nhị Thế Chiến
Niềm tin vào Đấng Tối Cao
TT Biden bàn về Nga _ lạm phát _ đại dịch trong Thông điệp Liên bang
Donald Trump làm rung chuyển hội trường CPAC với bài diễn văn bế mạc
Từ diễn viên hài nổi tiếng đến chiến binh Ukraine dũng cảm
Chiến tranh Nga_Ukraine khiến Trung cộng tốn kém tiền bạc
Nước cờ cao tay của Tổng thống Ukraine
Thông điệp ‘yếu đuối’ của Biden trong cuộc xâm lược Ukraine
Phong tỏa có giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 không?
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga có thể kích hoạt Thế chiến III
Người ngoài hành tinh đầu tiên được FBI công khai
Phát biểu của tổng thống Ukraine
Biden đã tín nhiệm Trung cộng với thông tin tình báo của Mỹ về Nga

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.