Saturday, September 3, 2011

Con móng tay

image

Người ta thường bảo “nhỏ như cái móng tay”, nhưng con móng tay (tên gọi địa phương ở Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu) ở đây có thể dài đến 15cm và khi đó nó giống cái cán dao hơn (người Pháp gọi con này là couteau).

image

Loài nhuyễn thể này thường sống trong cát bùn ở các cửa biển, chủ yếu ăn phiêu sinh vật. Khi thuỷ triều lên, nó trồi ra khỏi hốc và nhanh chóng lủi sâu xuống cát mỗi khi có động nhờ vào cái chân thật mạnh. Thịt con móng tay giòn và ngọt, khó tìm thấy ở các nhà hàng. Món chế biến đơn giản ở địa phương là hấp hoặc xào.

Lời người chép bài : Con này đem nấu cháo cũng ngọt lắm à . Bên ta hình như không có nhiều nhưng ở bờ biển nước Pháp phía Đại tây dương thì đầy .


==========

Con móng tay ở chợ bó từng bó thế này.. khi còn tươi con nào con nấy le lưỡi ra nung núc những thịt.


image
Con móng tay, có người bảo là con ốc trúc


image
Con móng tay xào satế.


Ốc móng tay xào cay


image

Thú thực là nhìn mấy con ốc móng tay này mình không thấy hoàn toàn được thoải mái cho lắm, lý do thì không tiện nói ra sợ có người nhìn lại tưởng tượng lung tung. Lần đầu tiên mình biết đến loại ốc này là trong dịp đến Nha Trang cuối năm ngoái, vào hàng ốc thấy có món ốc nghe lạ tai, vừa túi tiền, chủ quán cũng góp lời nói món ốc này ngon lắm, thế nên mình gọi ăn thử. Ăn thì đúng là không chê vào đâu được, rất ngon, rất ấn tượng, nhưng nhìn hình dạng thì mình hơi ớn.

Món ốc bày trên đĩa trông còn ngon lành, chứ khi mình nhìn đám ốc còn sống thì thôi rồi, không dám đụng vào luôn vì chạm vào là nó sẽ bắt đầu "uốn éo" cái đầu. Mình chỉ dám đụng khi nó đã ngoẻo thôi.

Ốc này chọn con tươi là khi đụng vào đầu nó nó sẽ "đong đưa lắc lư" cái đầu. Đem ốc về, ngâm trong nước lạnh để ốc nhà hết cát bên trong ra. Gọi là ốc theo thói quen gọi của người VN thôi, còn đúng ra nó thuộc về họ hàng nhà "sò". Tiếng Anh loại sò này có tên gọi là Razor clams (tức là con sò có hình cái lưỡi dao cạo)

image

Về hương vị thì mình đảm bảo ai không quá kén ăn thì ăn một lần là sẽ thích ngay. Ốc móng tay có thể chế biến thành nhiều món ăn từ món xào đến món hấp. 1 loại rau thơm thường không thể thiếu trong các cách chế biến là rau răm. Không hiểu sao rau răm đi với thứ ốc này rất hợp nhé.

Nguyên liệu: (4 người)

image

- 500g ốc móng tay
- vài tép tỏi, băm nhỏ
- 1 quả ớt sừng, băm nhỏ
- 1 tbs nước mắm
- 2 tsp đường trắng
- 2 tsp tương ớt
- 1 tbs dầu ăn
- rau răm, thái nhỏ

Cách làm:

- Đun 1 ấm nước sôi, cho ốc vào nồi to rồi dội nước sôi vào, đảo qua đảo lại đến khi ốc mở hết nắp thì đổ ra cho ráo. Tách bỏ 1 bên vỏ, giữ lại 1 bên vỏ còn gắn với con ốc.

image

- Làm nóng dầu ăn trên chảo lớn, cho tỏi, ớt vào phi thơm. Cho nước mắm, đường, tương ớt vào, quấy đều. Sau đó cho ốc vào, đảo đều nhưng nhẹ tay để ốc không bị rơi ra khỏi vỏ.

image
- Xào ốc chừng 4-5 phút cho ốc ngấm và hỗn hợp sệt lại.

image
- Rắc rau răm rồi bắc ra khỏi bếp.

image


Bắt “móng tay” trên biển Đồng Châu

image

(DVT.vn) - Đường biển trải rộng tít tắp, nước chỉ xâm xấp đến mắt cá chân. Xa xa, lũ trẻ chăm chỉ bắt những con móng tay bé tí tẹo.

Bãi biển Đồng Châu nằm trong địa bàn huyện Tiền Hải - Thái Bình lâu nay không phải là bãi tắm lý tưởng. Địa hình đặc biệt của vành đai biển này với độ dốc thoai thoải trải dài và đất bùn, giúp ích cho việc nuôi trồng thủy sản. Lội ra xa đến vài trăm mét, nước biển cũng mới chỉ đến nửa ống chân.

Vào những lúc thủy triều lên, nước cũng chỉ cao đến ngang bụng người ra biển. Những cánh đồng Vạng mọc lên trên khắp bãi biển với những gác canh, vài chiếc thuyền thúng trong làn nước dập dờn.

image
Những cánh đồng Vạng mọc lên trên khắp bãi biển với những gác canh.

image
Lội ra xa đến vài trăm mét, nước biển cũng mới chỉ đến nửa ống chân.

Theo cách gọi địa phương, vạng là tên của con Ngao. Ở miền Trung có nơi gọi nó là con xìa. Bãi biển này là khu vực nuôi vạng, là nguồn thu nhập chính của người dân trong vùng. Những chòi canh vạng được bà con dựng lên như những ngôi nhà trên cọc để trông nom và chăm sóc mùa vạng.

Loài gao không đòi hỏi phải đầu tư lớn như nuôi tôm, nuôi cua, mỗi ha chỉ cần khoảng vài triệu đồng tiền lưới bảo vệ, trông nom và giống, không cần phải cho ăn thêm bởi ngao, ngán ăn phù du sẵn có trong bãi nuôi. Cả bãi biển chạy dài 5 km được dành cho nuôi ngao. Trong vài năm trở lại đây, con ngao đã trở thành nguồn làm giàu cho Tiền Hải nhờ xuất khẩu.

image
Với lợi thế của nghề nuôi ngao giúp cho nhiều hộ ngư dân giàu lên nhanh chóng.

image
Trong vài năm trở lại, du lịch biển tại địa phương này hoàn toàn nhờ vào nguồn thủy hải sản mà tìm đến.

Cách đó không xa, trên cánh đồng nuôi Vạng là bóng dáng của những bé trai bé gái đang tìm kiếm một loài thủy sản khác nằm rải rác trên khắp bãi biển và cũng phong phú không kém: những con ốc móng tay. Nằm sâu trong lớp đất bùn, ốc móng tay có dáng dấp giống với sá sùng, màu trắng sữa.

Chỉ cần một que thép nhỏ và làm cong một phần đầu dây là có thể sọc được một chú ốc móng tay nằm sâu trong cát. Đám trẻ rành nghề thoáng thấy sủi tăm bọt nước trên gợn bùn là nhanh chóng túm được ngay một con. Những con móng tay chỉ ở cách nhau vài cm, trong một nhoáng đã tìm được một rổ đầy.

Con móng tay bán với giá 20.000 đ/kg, được các nhà hàng phía trên chào đón mua cho khách. Một rổ mới được hơn một cân nên cũng nhiều khách mua ăn thử vì thấy không đắt lắm mà món cũng khá lạ. Đơn giản mà lại có tiền nên khá nhiều trẻ đang cặm cụi tìm bắt trên khắp bãi biển trải dài.

image
Những cô cậu bé hăng say làm việc từ sáng đến tối bắt móng tay.

image
Con móng tay bán với giá 20.000 đ/kg, được các nhà hàng phía trên chào đón mua cho khách. 

“Em bắt con này được hơn 1 năm rồi, khách họ thích ăn lắm". - Khanh, cậu bé đội mũ lưỡi trai nói với tôi - con này vào mùa đông nhiều hơn, mùa hè nắng và nóng chúng nấp sâu nên khó bắt lắm. Nếu không bán được cho nhà hàng trên kia mua thì em mang về cho mẹ em nấu canh ăn, cũng ngon lắm".

Con móng tay không phải nuôi, sống rất nhiều trên bãi biển này. Cứ sau một đêm nước lên, quay lại là lại thấy móng tay nằm đầy dưới lớp cát. Nhưng bắt được nó cũng phải có kĩ thuật riêng, chứ không là không bắt được hoặc sẽ xiên ngang qua người nó.

Loài móng tay có cùng một hệ thức ăn giống với con ngao. Quanh vùng biển gần với các cửa sông lớn đều có loài phù du này nhưng nhiều nhất và dễ bắt nhất là bãi biển Đồng Châu. Những con móng tay nho nhỏ, một loài thủy sản ít người để ý tới cũng trở thành một nguồn thu nhập không nhỏ cho những đứa trẻ tại huyện Tiền Hải.

image
Những con móng tay trở thành một nguồn thu nhập không nhỏ cho những đứa trẻ tại huyện Tiền Hải.

image
Những cửa hàng mọc san sát nhau đua ra với biển tạo thành một tổ hợp liên hoàn.

Từ khi người đến du lịch Đồng Châu với cái thú thưởng thức hải sản là chính thì bãi biển này không lúc nào vắng những cô cậu bé hăng say làm việc từ sáng đến tối bắt móng tay. Ốc móng tay khi mang từ biển lên được ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút cho sạch cát bên trong rồi mới đem luộc hoặc hấp. Khi ăn tách vỏ, thịt ngọt và thơm. Vỏ móng tay tách rất dễ và giòn tan, thịt trắng đục, dễ ăn.

Trên bãi biển lúc nào cũng có khoảng gần 20 em, tranh thủ lúc nghỉ học chạy ra biển bắt móng tay, kiếm chút tiền phụ giúp gia đình. Tầm gần trưa, một số em rời khỏi bãi biển đi học. Cho đến khi chúng tôi ăn xong bữa thì xuất hiện một tốp các em nhỏ khác bắt tay vào việc.

Biển Đồng Châu mấy năm nay nhờ vào con ngao mà phát triển. Những cửa hàng mọc san sát nhau đua ra với biển tạo thành một tổ hợp liên hoàn. Các chòi được xây cao hẳn với mặt biển bằng các cọc tre. Ngó từ đầu đến cuối dãy cũng khoảng 40 nhà hàng. Từ trên cao vươn tầm ra những bãi ngao trải dài là mặt biển và những chòi canh tạo nên vẻ đẹp riêng cho biển cả...

Vào những buổi bình minh, cả bãi biển long lanh một màu óng ả của trời và biển hòa quyện một màu đỏ thắm đầy cuốn hút.

image
Vỏ móng tay tách rất dễ và giòn tan, thịt trắng đục, dễ ăn.

image

Ốc móng tay khi mang từ biển lên được ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút cho sạch cát bên trong rồi mới đem luộc hoặc hấp.

Muốn ghé qua đây tắm biển nên chạy thuyền ra đảo Cồn Vành, Cồn Thủ cách Đồng Châu khoảng 7km. Đảo Cồn Thủ thích hợp với một buổi picnic với một bãi tắm cát trắng và những rừng thông xanh. Đảo Cồn Vành lại là nơi dành cho khám phá với những rừng nước ngập mặn là nơi lưu trú của nhiều loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông…thu hút nhiều khách ra tham quan.

Với lợi thế của nghề nuôi ngao giúp cho nhiều hộ ngư dân giàu lên nhanh chóng. Trong vài năm trở lại, du lịch biển tại địa phương này hoàn toàn nhờ vào nguồn thủy hải sản mà tìm đến.

Trên bãi biển, thấp thoáng bóng dáng của những ngư dân đang chăm cho bãi vạng của mình. Biển Đồng Châu một ngày mới với cuộc sống mưu sinh.

image
Với lợi thế của nghề nuôi ngao giúp cho nhiều hộ ngư dân giàu lên nhanh chóng.

image
Biển Đồng Châu một ngày mới với cuộc sống mưu sinh.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.