The former Sovietleader Mikhail Gorbachev full interview - BBC News
Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Anh quốc BBC giữa phóng viên Steve Rosenberg với cựu Tổng Bí Thư Xô-viết Cộng sản Mikhail Gorbachev ngày 8 tháng 11, năm 2019.
Mời quý vị theo dõi video để thấy bên trong nội tâm của ông Gorbachev, một con người yêu chuộng hòa bình và có thể được xem là người đã đánh tan chế độ cộng sản tại Nga và đưa đến sự thống nhất và độc lập cho nhiều quốc gia ở Đông Âu mà không tốn đến một giọt máu.
Dựa theo quan niệm của ông, cuộc đương đầu hiện nay giữa Nga và phương Tây nguy hiểm đến mức nào?
Khi nào vũ khí hủy diệt hàng loạt còn tồn tại, mà chính là vũ khí hạt nhân, thì mối nguy hiểm là rất lớn. Không phụ thuộc vào bất kỳ quyết định chính trị nào có thể được thực hiện. Hãy nhìn xem có bao nhiêu người độc hại ngày nay, những người mà làm nổ tung mọi thứ. Họ có thể giành quyền kiểm soát một số vũ khí này. Và nếu loại vũ khí này khai hỏa, thì nó sẽ kéo theo sự trả đũa. Điều này không thể cho phép được xảy ra. Vì thế, tất cả quốc gia nên tuyên bố, tất cả các quốc gia, rằng vũ khí hạt nhân phải được phá hủy.
Điều này để cứu chúng ta và cứu hành tinh chúng ta [đang sống]. Tôi đã ở tại Nhật bản, tại Nagasaki. Là nơi mà Hoa Kỳ đã ném trái bom nguyên tử đầu tiên và [cho tới nay] nó vẫn còn ảnh hưởng. Tại sao người Mỹ làm như vậy? Như là một lời cảnh báo đối với mọi người: vâng lời chúng tôi hoặc chúng tôi sẽ ném quả bom [nhỏ] vào bạn, giống như chúng tôi đã làm ở Nhật bản. Đó là cách mà tôi nhìn thấy nó.
Còn có nguyên nhân nào khác khiến họ thả bom [nguyên tử] nữa không? Tôi lo sợ rằng những người có hành động như vậy vẫn còn xung quanh. Chúng ta không thể tự tại được. Và một khi nó xảy ra chúng ta phản ứng mạnh mẽ. Trong một quốc gia giống như chúng tôi, nơi mà sẽ là chịu sự phá hủy bởi chiến tranh. Trong một quốc gia mà có hàng triệu người chết, hàng hàng triệu người. Chúng tôi cảm nhận điều này không giống bất cứ quốc gia nào. Khi tôi trở thành Tổng Bí Thư của đảng Cộng sản Xô viết, tôi đã đi thăm từ thành phố này đến làng mạc kia để thăm đồng bào, tôi đã tự giới thiệu và nói chuyện với họ. Và có một điều mà mọi người nói đến. Họ đã nói với tôi rằng: ”Mikhail Sergeyevich, bất cứ vấn đề gì chúng ta có thể đối diện, bất cứ vấn đề thiếu thực phẩm, đừng lo, chúng tôi có đủ thực phẩm. Chúng tôi sẽ trồng trọt nó. Chúng tôi sẽ làm được. Chỉ bảo đảm là đừng có chiến tranh. Tôi đã bị choáng váng [kinh ngac]. Đó là phản ứng của người dân. Đó là phản ảnh sự biết bao nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu từ cuộc chiến sau cùng.
Trong quá khứ, chúng ta dùng cụm từ “Chiến tranh lạnh”. [Vậy] ông hãy giải thích cuộc đương đầu giữa Nga và phương Tây ngày hôm nay? Có phải là chiến tranh lạnh hay là một thứ khác?
Lạnh, nhưng vẫn là một cuộc chiến. Hãy nhìn lại chuyện gì đang xảy ra. Có rất nhiều nơi, vẫn còn giao tranh, còn bắn giết, chiến đấu cơ và tàu chiến vẫn còn gửi đến từ nơi này đến nơi khác. Đây không phải là hoàn cảnh mà chúng ta mong muốn. [Điều mà] chúng ta phải tìm ra một con đường mà không phải đổ máu cho một hoàn cảnh đã tồn tại qua nhiều thập niên.
Khi bức tường Berlin sụp đổ, Gorbachev từ chối không can thiệp để dựng lại bức màn sắc trở lại. Chúng tôi đi đến quyết định là không được đổ máu. Chúng tôi không cho phép điều này về một vấn đề có tầm quan trọng như vậy đối với nước Đức. Cho chúng tôi, cho toàn Âu châu và cho toàn thế giới.
Có phải đây là quyết định của ông?
Quyết định của Bộ chính trị. Chúng tôi không cho phép nó. Tôi nói rằng có một số người chống lại sự thống nhất của Đức, ngay cả bà Margaret Thatcher (Thủ tướng Anh lúc bấy giờ} và ngay cả nước Pháp, dĩ nhiên rồi. Nhưng chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi sẽ không can dự vào. Đây là vấn đề của người Đức. Hãy để họ quyết định.
Ông nghĩ gì về chuyện gì đang xảy ra tại Nga? Bởi vì tôi có cảm tưởng là nên dân chủ đang bị đe dọa? Ông có lo ngại cho nước Nga không?
Vâng, tôi lo ngại chứ. Chúng ta trở nên khá hơn, hướng về [dân chủ] nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhưng, như ông biết đó, nói thì dễ. Khi ông ngồi đây để phỏng vấn và ghi âm lại.
Trong cuốn sách của ông, ông có viết về tầm quan trọng của việc thay đổi giới lãnh đạo. Nhưng ở Nga thì hệ thống được hình thành chung quanh bởi một người. Putin. Vậy nguy hiểm gì cho hệ thống như thế?
Tôi vẫn tin rằng bạn cần phải thay đổi giới lãnh đạo, Hiến pháp đã nói điều đó. Nhưng trong những lúc quốc gia đang chuyển hướng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, khi mà giới lãnh đạo mới chưa sẵn sàng để gánh vác. Và trong trường hợp này, tổng thống hiện tại của chúng tôi. Tôi đang nói chuyện về ông ta như là tôi không hề biết tên của ông ta là gì. Tóm lại, tổng thống của chúng tôi thừa hưởng sự hỗn loạn như vậy. Và mọi người đã thấy ông ta chặn đứng sự hỗn loạn và thật ra ông ấy đã nhận mọi thứ về cho mình. Từ bản tường trình của báo chí mà chúng tôi nghe là nhân dân muốn ông ta ở lại và chấm dứt nhiệm kỳ. Có rất việc cần phải làm. Tôi là người luôn tuân thủ pháp luật. Nhưng tôi sẽ nói với ông rằng tôi sẽ không bao giờ chống lại bất cứ điều gì nếu điều đó là ước muốn của nhân dân.
Ông chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Ờ Anh quốc, có người lo sợ phong trào Brexit sẽ dẫn đến sự tan vỡ của quốc gia ông? Ông nghĩ có sự nguy hiểm nào đó không?
Ông hãy tìm câu trả lời cho chính ông. Ông, dân Anh là giống thông minh. Tôi kính trọng nước Anh. Nước Anh là quốc gia tài năng và hùng mạnh. Tôi sẽ không có ý kiến gì cả. Quý vị tự quyết định lấy.
Linda Nguyễn phỏng dịch
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.