Nguyễn Việt Hải cầm
biển đi xin việc và sau đó bị một trang tin trong nước tìm hiểu và cho là 'có bệnh
tâm thần'
Một nam thanh niên
quỳ gối trước cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ở Hà Nội hôm 5/1 để xin việc
làm.
Tấm bảng ghi nội
dung "Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội xin làm ơn hãy cho tôi có việc
làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi."
Đây không phải lần đầu
tiên có người trẻ Việt Nam cầm biển để xin việc làm.
Trước đó, ngày 17/8,
tại Hà Nội, một nam thanh niên tên Phùng Đức Ninh cũng cầm tấm bảng lớn, đứng
xin việc giữa đường với dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một
công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi."
Hình ảnh của cả hai
thanh niên đều nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội. Ngoài sự hiếu kỳ,
rõ ràng người trẻ Việt Nam có quan tâm đặc biệt với chuyện tìm việc làm mà họ sẽ
phải đối mặt khi rời ghế nhà trường.
Tiến sĩ Trương Văn Vỹ - Ngành Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
TP.HCM) nói: "Người trẻ họ rất cần công việc để tự khẳng định mình. Có thể
họ đã đi bằng nhiều cách để tìm kiếm việc làm cho mình, nhưng đều khó khăn nên
tìm một cách rất khác người nhưng rất chính đáng, đó là đeo bảng để xin việc
làm như vậy".
Tuy nhiên, không phải
ai cũng ủng hộ hành vi này. Những thanh niên “cầm bảng” đi xin việc, nhiều người
đã bị chỉ trích trên mạng xã hội và cả báo chí.
Ông Vỹ cho biết: “Chắc
ít nhiều các em cũng có áp lực và phải chuẩn bị tinh thần cho những áp lực đó
vì những cách xin việc làm như vậy khác xa từ trước đến giờ. Họ cũng phải đối đầu
với dư luận từ xã hội. Nhưng tôi nghĩ chắc họ cũng đã chuẩn bị cho những đối đầu
này rồi”.
Học cao cũng thất
nghiệp
Trước đó, mạng xã hội
tại Việt Nam cũng bàn tán xôn xao về một người cầm biển xin việc khác.
Thất nghiệp không chỉ
là vấn đề với người lao động phổ thông, truyền thông trong nước cũng thường mô
tả những trường hợp điển hình người có học vị cao thạc sĩ, cử nhân nhưng thất
nghiệp.
Một con số từ Tổng cục
Thống kê trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý Ba 2015 cho thấy
có 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp tại Việt Nam.
Thất
nghiệp được coi như một “ám ảnh của người trẻ”.
Ông Vỹ nói:
"Công việc là nhu cầu chính đáng, có việc mới có tiền để nuôi sống bản
thân.
Tôi cho đó là hành vi tích cực. Xin việc làm để tự nuôi bản thân mình.
Các bạn đang ra đường cầm biển xin việc có lẽ đã nhận thức được không có việc
làm có thể dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội".
Tuy nhiên, những
mong đợi của người trẻ với việc làm, bà Huyền Tôn Nữ Cát Tường – Giám đốc điều
hành Viet Seeds – một quỹ hỗ trợ và đào tạo cho sinh viên khó khăn, lại nói:
"Khi chúng tôi tìm đến các em học sinh cấp Ba vừa tốt nghiệp. Mục đích của
các bạn muốn học đại học, khoảng một đến hai năm mới nghĩ đến việc phải có việc
làm tốt để hỗ trợ gia đình, rất ít các bạn nghĩ về việc làm từ sớm."
Tỷ lệ thất nghiệp của
người có trình độ đại học, sau đại học quý Ba 2015 tại Việt Nam rất cao
Bà Cát Tường cũng mô
tả tình trạng của nhiều người trẻ trước nghề nghiệp tương lai: "Các bạn
loay hoay khi đi tìm chương trình thực tập sinh, không kiếm được ngành đúng
chuyên môn, không biết mình muốn gì, không biết cái gì là thế mạnh của
mình" và “thiếu kỹ năng cần cho môi trường làm việc”.
Nhiều sinh viên cần
phải được “cầm tay chỉ việc” đến cả việc viết CV để bắt đầu tìm việc làm cho bản
thân.
"Tôi không nghĩ
hành động xin việc là kém, nhưng việc đeo bảng như vậy là rất mới lạ ở Việt
Nam. Mà mới lạ thì không phải được tất cả ủng hộ, dẫn đến ý kiến phản đối. Còn
tôi cho đó là một khía cạnh tích cực.” – ông Vỹ nói.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.