Hơn 170 quán rượu ở
Golden Gai thì chỉ có vài quán có người hầu rượu là người nước ngoài.
Quận Golden Gai, nơi
vui chơi nổi tiếng ở Tokyo nằm kẹp giữa các tòa cao ốc văn phòng, gồm nhiều ngõ
nhỏ ngoằn ngoèo với rất nhiều các quán rượu chật ních người.
Đó là một thế giới
bí ẩn tối tăm, chỉ sôi động sau lúc trời tối.
Bị thôi miên vì vô
vàn biển hiệu, đèn lồng và dây điện dọc ngang trên đầu, khách Nhật và khách nước
ngoài không thể không ngỡ ngàng nán lại đặc biệt khi đi qua một quán, quán Back
House, nơi có một phụ nữ Mỹ mắt xanh tầm ngoài 20 tuổi vừa rót rượu vừa nói
chuyện với khách bằng thứ tiếng lẫn lộn Anh-Nhật.
Trong hơn 170 quán
rượu ở Golden Gai thì chỉ có vài quán có người hầu rượu là người nước ngoài, là
phụ nữ thì lại càng ít hơn.
Tiếng Nhật là tiếng
khó học nên phần lớn người nước ngoài đến đây là để dạy tiếng Anh, khó tìm được
người nào làm nghề khác.
Nhìn sâu vào trong một
quán chật ních người ở khu Golden Gai
Tuy nhiên, một cuộc
gặp gỡ ngẫu nhiên đã dứt Jennifer Suttie ra khỏi nghề giáo viên tiếng Anh để đi
vào thế giới cổ quái này.
Sau vài tháng đến
Tokyo làm giáo viên, Suttie đã quen một diễn viên hài là Hanako, anh làm một số
nghề trong đó có nghề pha rượu (bartender) ở quán Back House.
Vì muốn để Suttie biết
thêm về cuộc sống về đêm độc đáo và khuất nẻo ở Tokyo, Hanako đã giới thiệu cô
đến các quán rượu nhỏ bé ở khu ngõ hẻm Golden Gai.
Do Suttie trước đây
cũng có kinh nghiệm làm ở quán rượu, cá tính thích giao tiếp và muốn thử thách
nghề lạ nên Hanako cố khuyên cô làm ở quán rượu và giới thiệu cô với chủ quán.
Một khách hàng quen của
Golden Gai đang nhấp rượu sake trong quán bar.
Với tiếng Anh tập toạng
của Hanako và không một chữ tiếng Nhật nào của Suttie, thế rồi Suttie cũng xin
được vào làm việc tại đây vào cuối đêm đó.
Như đoán trước, đã xẩy
ra có một số hiểu lầm vì ngôn ngữ sau khi Suttie nhận việc.
Lần đầu tiên một ông
khách gọi rượu sake, cô đưa cho khách loại ly thông thường thay vì ly ochoko nhỏ
xíu làm khách cau mày khó chịu.
“Không, không! cái
nhỏ cơ!” ông nói. Bối rối, cô nhanh chóng cầm lại ly và lại đưa tiếp ly đó ra
nhưng với lượng rượu ít hơn.
Ông khách giận dữ,
“Không, không, ly Ochoko!" Cô hoàn toàn không biết là ông yêu cầu ly nhỏ
chỉ để uống sake
Uống rượu tại quán
khuất nẻo ở Shinjuku
Và trong khi Suttie
thu lượm thêm các từ như kōri (đá), okawari (rót tiếp) và haizara (gạt tàn), cô
vẫn phải cùng khách hàng chỉ trỏ và làm ám hiệu để hiểu nhau.
Cô đã học được
haibōru (rượu whisky pha soda của Nhật) là đồ uống gì do một khách hàng làm ám hiệu
bỏ đá vào cốc và sau đó chỉ các chai whisky và soda đặt trên quầy.
Có thể nói là bị
hoang mang.
Cũng may cho Sullie
là nghề hầu rượu là vô giới hạn. Ngay cả ở một thành phố lớn như Tokyo, uống rượu
có thể là ngôn ngữ chung dẫn con người đến với nhau.
Trong những hang ổ
khuất nẻo của Golden Gai, không gian chật hẹp nhưng thân tình là nơi hoàn hảo để
tạo tương tác giữa các nền văn hóa, nó có lợi cho người nước ngoài để tập nói
tiếng địa phương.
Và ở quán Back
House, một số người Nhật thậm chí có thể có cơ hội để luyện tiếng Anh.
Celia Knox
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.