Có đáng lo khi bạn
hay mộng mơ giữa ban ngày?
Hãy thử ngồi xuống,
thư giãn và không nghĩ gì cả? Bạn thấy khó ư?
Có lẽ bạn muốn biết
nguyên nhân vì sao trí óc của bạn cứ vẩn vơ khắp nơi, ngay cả khi bạn chỉ muốn
thư giãn: Não của bạn không bao giờ nghỉ.
Trái với những cách
hiểu thông thường từ trước tới nay, thực ra thì những giấc mơ ban ngày như vậy
có lợi cho bạn.
Bộ máy hoạt động
không ngừng nghỉ
Nhiều năm qua, các
chuyên gia thần kinh học đã thực hiện các công trình nghiên cứu dựa trên giả định
rằng não bộ của chúng ta chỉ hoạt động cật lực khi được giao một nhiệm vụ gì
đó, và tắt đi khi chúng ta ngưng động não.
Các khoa học gia đã
làm một số thử nghiệm, trong đó những người tình nguyện được yêu cầu nhịp ngón
tay, tính nhẩm và các bức hình trong lúc não đang được hồi tưởng.
Kết quả não cho
thấy vùng nào của bộ não hoạt động mạnh trong lúc họ thực hiện những nhiệm vụ
này, và vùng nào ít năng động hơn.
Theo cách này, chúng
ta có thể suy đoán ra não của chúng ta kiểm soát hành động của mình ra sao.
Các nhà khoa học thần
kinh muốn tìm hiểu hoạt động của não bộ trong lúc nó thực hiện các nhiệm vụ
khác nhau, vì vậy họ cần tìm cách đưa não bộ về tình trạng nghỉ ngơi giữa các lần
thử nghiệm.
Điều này thường được
thực hiện bằng cách yêu cầu người tham gia thử nghiệm nhìn xoáy vào một hình chữ
thập màu trắng ở giữa màn hình nền đen.
Các nhà khoa học đặt
ra giả thiết rằng não bộ sẽ tự động tắt đi nếu chúng ta không suy nghĩ gì.
Thế nhưng vấn đề là
não bộ của chúng ta không hoạt động theo cách đó.
Từ hai thập niên trước,
người ta đã phát giác được các dấu hiệu cho thấy não bộ rất năng động ngay cả
khi chúng ta đang nghỉ ngơi.
Bharat Biswal là
nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Medical College of Wisconsin ở Milwaukee.
Trong lúc nghiên cứu
cách thức để có được tín hiệu rõ hơn từ máy x-quang não, ông phát giác ra não bộ
không phải là hoàn toàn không hoạt động trong lúc nghỉ.
Ngay cả khi một người
nào đó được yêu cầu làm trống đầu óc bằng cách nhìn vào một hình chữ thập, các
hoạt động trong não vẫn tiếp tục.
Không những vậy, các
kết quả x-quang não cũng chỉ ra rằng đây là hoạt động có phối hợp.
Mạng lưới 'luôn sẵn
sàng'
Sau đó, vào năm
1997, một phân tích dựa trên chín kết quả x-quang não tiếp tục gây bất ngờ.
Ông Gordon Shulman
đã hy vọng rằng phân tích của ông sẽ giúp xác định được mạng lưới nào đi vào hoạt
động khi chúng ta tập trung cao độ.
Nhưng ông đã hiểu biết điều trái ngược: Mạng lưới được kích hoạt khi chúng ta không làm gì cả.
Lẽ ra khi não bộ phải
trở nên năng động hơn trong khi các tình nguyện viên chuyển từ nghỉ ngơi sang
làm một nhiệm vụ nào đó.
Tuy nhiên, Schulman
lại hiểu được một số khu vực của não trở nên ít năng động hơn khi quá
trình nghỉ ngơi chấm dứt.
Điều này cho thấy rằng
khi người tình nguyện nằm yên, không làm gì trong máy x-quang, một số khu vực
trong não họ thậm chí còn năng động hơn những người tình nguyện đang thực hiện
một nhiệm vụ nào đó.
Đã phải tốn một thời
gian ý kiến cho rằng não bộ của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ mới trở nên
thuyết phục hơn.
Suốt nhiều năm trời,
các nhà khoa học thần kinh đã cho rằng dây thần kinh của chúng ta tắt nguồn khi
chúng không được cần đến.
Năm 1998, nhà khoa học
thần kinh Marcus Raichle, hiện là một trong những gương mặt đầu ngành, thậm chí
còn bị bác bỏ kết quả nghiên cứu vì người đánh giá công trình của ông cho rằng
hoạt động này hẳn phải do lỗi dữ liệu.
Ngày nay, mọi thứ đã
khác trước rất nhiều. Gần 3000 công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố về
tình trạng ‘bận rộn’ của não bộ trong lúc chúng ta nghỉ ngơi.
Một số ý kiến phản đối
nói rằng nếu giả thuyết này đúng thì có nghĩa là bộ não không hề nghỉ ngơi.
Thay vào đó, họ cho rằng có ‘mạng lưới chế độ mặc định’ - các khu vực trong não
bộ tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi.
Câu hỏi lớn ở đây là
vì sao não bộ lại năng động ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi?
Có nhiều giả thuyết,
nhưng giới khoa học gia vẫn chưa đạt được sự thống nhất.
Có thể là do các khu
vực khác nhau trong não đang tập hoạt động cùng nhau. Có thể não bộ tiếp tục hoạt
động giống như một chiếc xe đang dừng - phòng trường hợp nó phải hoạt động đột
ngột.
Chuẩn bị cho tương
lai?
Nhưng cũng có thể việc
trí óc của chúng ta vẩn vơ và ôn lại các sự kiện trong ngày sẽ giúp chúng ta củng
cố các ký ức.
Chúng ta biết rằng
các giấc mơ của mình dường như đóng vai trò phân loại các ký ức của chúng ta -
và giờ đây, có các bằng chứng cho thấy điều này cũng xảy ra vào ban ngày.
Chúng ta cũng biết rằng
khi trí óc chúng ta nghĩ vẩn vơ, nó thường tập trung vào tương lai.
Chúng ta thường nghĩ
về việc sẽ ăn gì vào buổi tối hoặc sẽ đi đâu vào tuần sau.
Cả ba vùng chính
trong não chịu trách nhiệm tưởng tượng ra tương lai đều năm trong mạng lưới chế
độ mặc định này.
Não của chúng ta dường
như là được lập trình để hình dung ra tương lai bất cứ khi nào nó cảm thấy rảnh
rỗi.
Moshe Bar từ Harvard
Medical School cho rằng có lý do xác đáng để não bộ hoạt động theo cách đó.
Điều này giúp chúng
ta có các chuỗi ‘tiền trải nghiệm’, giúp chúng ta quyết định sẽ hành động ra
sao nếu điều đó trở thành sự thật.
Ví dụ, nhiều hành
khách máy bay đã từng tự hỏi mình điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay gặp tai nạn.
Giả thuyết của Bar
là nếu máy bay thực sự lâm nạn, tất cả các ký ức từ những giấc mơ giữa ban ngày
trước đây sẽ giúp những hành khách đó quyết định phải làm gì.
Thế nhưng tình trạng
nghỉ ngơi của bộ óc không dễ để nghiên cứu.
Một số nhà tâm lý học
đã chỉ ra rằng chuyện một người nằm một mình trong máy quét não không có nghĩa
là họ tách biệt với thế giới bên ngoài.
Họ có thể đang nghĩ
về tiếng động của máy quét não và những gì xảy ra quanh mình.
Vì lý do này, vẫn có
rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.
Ví dụ, liệu các giấc
mơ giữa ban ngày mà chúng ta trải nghiệm diễn ra khi chúng ta tìm cách tập
trung vào công việc có khác gì với những giấc mơ giữa ban ngày khi mà chúng ta
đang cố gắng nghỉ ngơi không?
Bất động khác thường
Tuy nhiên, giới
nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến triển trong lĩnh vực này. Một nghiên cứu được
công bố hồi đầu năm nay cho thấy chúng ta có thể nghỉ ngơi theo những cách khác
nhau.
Các nhà nghiên cứu
đã thực hiện quét não của năm người, vốn đã được huấn luyện để ghi nhớ về những
gì họ nghĩ tới trong giấc mơ ban ngày của mình mỗi khi họ nghe thấy tiếng báo
hiệu từ máy tính.
Các nhà khoa học đã
ghi nhận những sự khác biệt đáng kể giữa suy nghĩ và trải nghiệm trong giấc mơ
giữa ban ngày của mỗi người.
Vào tháng Chín, các
nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford đã sử dụng kết quả quét từ Human Connectome
Project của não bộ 460 người trong tình trạng nghỉ ngơi để khám phá ra các khu
vực nào của bộ não liên lạc với nhau khi chúng ta ngưng hoạt động.
Một lần nữa, các kết
quả cho thấy sự khác biệt trong quá trình nghỉ ngơi - liên quan trực tiếp đến
các kỹ năng và trải nghiệm trong cuộc sống.
Tín hiệu kết nối giữa
các phần khác nhau trong não tuỳ thuộc vào khả năng nhớ của mỗi người, thời
gian đi học và sức khoẻ.
Có vẻ như một số phần
trong não bộ vẫn được kết nối ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi, phòng trường hợp
chúng ta cần chúng làm gì đó.
Năng lượng đen
Về mặt khoa học,
khám phá cho thấy não bộ không bao giờ thực sự nghỉ ngơi giúp phần nào giải
thích điều bí ẩn lâu nay: Vì sao não bộ dùng hết 20% năng lượng của cơ thể khi
các hoạt động của nó lẽ ra chỉ tốn 5%?
Marcus Raichle đã gắn
mác ‘năng lượng đen’ cho 15% cò lại và cho rằng nó liên quan trực tiếp đến quá
trình nghỉ ngơi.
Khám phá ra tình trạng
nghỉ ngơi cũng giúp chúng ta thay đổi cách cảm nhận về bộ não của mình.
Chúng ta biết cách để
làm trống trí óc mình. Chúng ta biết rằng não bộ của mình có thói quen nghĩ vẩn
vơ ngay cả khi chúng ta không muốn vậy.
Thế nhưng ngày càng
có nhiều bằng chứng cho thấy điều này có thể mang lại lợi ích, ngay cả khi nó
khiến chúng ta không kịp hoàn thành một việc gì đó đúng hạn.
Claudia Hammond
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.