Đây
có lẽ là thử nghiệm nổi tiếng nhất trong ngành khoa học thần kinh.
Vào
năm 1983, Benjamin Libet đã gây tranh cãi với thí nghiệm cho thấy cảm nhận của
chúng ta về sự tự nguyện chỉ là một ảo giác. Kể từ đó đến nay, sự tranh cãi vẫn
ngày càng tăng.
Thí
nghiệm của Libet bao gồm ba yếu tố quan trọng: sự lựa chọn, việc đo lại các
hoạt động trong não, và một chiếc đồng hồ đặc biệt.
Người
tham gia thử nghiệm được phép chọn sẽ cử động tay trái hoặc tay phải.
Trong
thí nghiệm gốc, người tham gia thử nghiệm được yêu cầu cử động cổ tay. Trong
một số phiên bản khác, những người tham gia được yêu cầu nhấc một ngón tay phải
hoặc một ngón tay trái lên.
Họ
được yêu cầu “cử động bất kỳ khi nào muốn, không cần theo kế hoạch hay theo chủ
ý nào”. Thời điểm cử động chính xác sẽ được ghi lại từ sự dịch chuyển của các
khối cơ tay.
Hoạt
động não được đo bằng các điện cực gắn trên da đầu.
Trên
phần vỏ não vận động (là chỗ ở khoảng giữa đầu) của các đối tượng tham gia thử
nghiệm được gắn các điện cực. Mỗi khi đối tượng định thực hiện một chuyển
động ở bên trái hoặc bên phải thì một tín hiệu điện sẽ xuất hiện tương ứng ở
phía bên đó.
Chiếc
đồng hồ được thiết kế đặc biệt để giúp những người tham gia thử nghiệm ghi nhận
những sự thay đổi nhanh hơn đơn vị giây.
Chiếc
đồng hồ có một chấm duy nhất chạy quanh mặt đồng hồ mỗi vòng hết 2,56 giây.
Như
vậy, nếu như người thử nghiệm có thể thông báo đúng vị trí của cái chấm này
trong phạm vi một góc 5 độ thì người đó đã thông báo được những thay đổi diễn
ra trong khoảng thời gian là 36 phần nghìn giây.
Tiếp
theo, Libet yêu cầu những người tham gia thử nghiệm dùng chiếc đồng hồ để thông
báo thời điểm chính xác mà họ quyết định cử động.
Hàng
thập niên qua, các nhà sinh lý học đã xác định được rằng các tín hiệu điện
trong não sẽ thay đổi trong một vài phần của một giây trước khi chúng ta cử
động.
Vì
vậy, trong thí nghiệm của Libet, trước khi đối tượng cử động khoảng một vài
phần của giây, các điện cực đã có thể ghi nhận những sự thay đổi của các tín
hiệu điện trong não.
Tuy
nhiên, điều gây chấn động ở đây là thời điểm các đối tượng thông báo họ quyết
định cử động lại xảy ra trong khoảng thời gian từ lúc tín hiệu điện trong não
thay đổi tới lúc chính cử động đó được thực hiện.
Điều
này đồng nghĩa với việc cảm giác về việc đưa ra quyết định không xuất hiện cùng
lúc với yếu tố nào đó khiến chúng ta cử động.
Kết
quả được ghi lại từ các điện cực cho thấy có một quyết định nào đó đã được đưa
ra trước khi những người tham gia thử nghiệm ý thức được về hành động của mình.
Các
tín hiệu trong não đã thay đổi trước khi các đối tượng cảm thấy là mình đang
đưa ra một quyết định.
Vậy
não bộ của những người tham gia thử nghiệm có thực sự đưa ra quyết định hay
không? Phải chăng cảm giác mình thực sự đưa ra một quyết định chỉ là điều ảo
tưởng?
Đây
vẫn là điều gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Sự
đơn giản trong thí nghiệm của Libet khiến một số người lập luận rằng sự tự
nguyện của con người là có giới hạn bởi chúng ta là các động vật sinh học,
trong lúc một số người khác thì cho rằng con người vẫn có sự tự nguyện, bất
chấp việc suy nghĩ của mình bị hạn chế trong những bộ não sinh học.
Thí
nghiệm của Libet tạo sức hấp dẫn một phần nhờ vào hai trực giác chung của
chúng ta về trí óc con người. Nếu không có những trực giác này thì thí nghiệm
của Libet sẽ không mấy gây ngạc nhiên.
Trực
giác thứ nhất, đó là cảm giác rằng khối óc của chúng ta là thứ tách biệt khỏi
thể xác - một thuyết nhị nguyên tự nhiên khiến chúng ta nghĩ rằng khối óc là
một thứ tinh khiết, trừu tượng, tách biệt khỏi những giới hạn về sinh học.
Trực
giác thứ hai khiến chúng ta ngạc nhiên trước thí nghiệm của Libet, đó là việc chúng
ta nghĩ rằng mình hiểu khối óc của chính mình.
Chúng
ta tin rằng việc một quyết định được đưa ra hoàn toàn giống với trải nghiệm chủ
quan của chúng ta về quy trình đưa ra quyết định đó.
Não
trạng của chúng ta như một cỗ máy, hễ vận hành tốt, chúng ta sẽ không quan tâm
đến việc nó vận hành thế nào.
Chỉ
khi những lỗi lầm hoặc sự mâu thuẫn xuất hiện, chúng ta mới bắt đầu tự hỏi: Vì sao
ta lại không nhìn thấy lối ra đó? Vì sao ta không nhớ tên của ai đó? Vì sao cảm
giác đưa ra một quyết định lại đến sau những thay đổi trong não liên quan đến
việc quyết định?
Không
có lý do gì để nghĩ rằng chúng ta có thể nói được chính xác mọi khía cạnh trong
tâm trí mình.
Ngành
tâm lý học cho chúng ta rất nhiều ví dụ về những gì chúng ta thường nhìn nhận
sai.
Cảm
giác về việc đưa ra một quyết định trong thử nghiệm của Libet chỉ là ảo giác -
rất có thể là não bộ chúng ta đưa một quyết định thực sự - mà cũng rất có thể
đó chỉ là cảm giác mình vừa đưa ra quyết định, mà cảm giác đó thì tới trễ hơn
so với việc quyết định đó đã thực sự được đưa ra.
Tuy
nhiên, việc chúng ta xác định nhầm thời điểm đưa ra quyết định không có nghĩa
là chúng ta không liên quan gì đến quyết định đó.
Mỗi
năm lại có thêm nhiều tài liệu được viết liên quan đến thí nghiệm của Libet.
Thí
nghiệm của ông đã châm ngòi cho các cuộc nghiên cứu, tìm hiểu trong ngành khoa
học thần kinh về sự tự nguyện của con người.
Đã
có nhiều ý kiến chỉ trích, bác bỏ thí nghiệm này, với nhiều cuộc thảo luận về
việc nó có liên quan hay không, hoặc liên quan như thế nào đến cách chúng ta
hoàn toàn tự ý, tự do đưa ra các quyết định mỗi ngày.
Ngay
cả những người ủng hộ Libet cũng thừa nhận rằng tình huống sử dụng trong thí
nghiệm là quá xa vời so với những sự lựa chọn trong thực tế.
Tuy
nhiên, thí nghiệm cơ bản này tiếp tục làm dấy lên những tranh luận, những suy
nghĩ mới về việc sự tự do, tự nguyện ra quyết định của chúng ta được khởi
nguồn trong não ra sao.
Và
theo tôi, thí nghiệm này giúp chúng ta xem xét, đánh giá những trực quan của
con người về cách thức não bộ hoạt động, và qua đó thấy được rằng mọi thứ phức
tạp hơn những gì chúng ta tự tưởng tượng ra.
Tom
Stafford
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.