Chiến
đấu cơ F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong
cuộc tuần tra thường lệ ở Biển Đông
Ngũ
Giác Đài vừa công bố Chiến lược An ninh Biển vùng Á Châu-Thái Bình Dương, nêu
lên 3 mục tiêu về an ninh biển cho khu vực này là “bảo vệ tự do hàng hải, răn
đe xung đột và các hành vi cưỡng bức, và cổ vũ cho việc tôn trọng luật pháp và
các chuẩn mực quốc tế".
Chiến
lược mới này được cho là một sự đóng góp tích cực dù có hơi muộn màng, nhưng
theo tác giả Andrew Erickson vẫn chưa đi đủ xa. Tác giả bài viết đăng trên tờ The
Wall St. Journal hôm nay là Giáo sư Học viện Hải quân Andrew Erickson. Ông
nêu lên những điểm mạnh của chiến lược an ninh biển của Mỹ, thứ nhất là chứng
minh tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt tại Ấn Độ Dương,
Biển Đông và Biển Hoa Đông đối với các lợi ích của Mỹ.
Thứ
hai là dẫn chứng bằng tài liệu những tiến bộ vượt bực của Hải quân Trung Cộng,
lực lượng này giờ đây sở hữu nhiều tàu nhất Châu Á với 303 tàu chiến các loại,
hoàn toàn áp đảo 202 tàu chiến cộng lại của Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam,
Malaysia và Philippines.
Điểm
mạnh thứ ba của chiến lược của Mỹ là cung cấp dữ liệu về kết quả các công trình
xây đảo của Trung Cộng ở Biển Đông, mà cuối cùng đã tạo ra thêm 2,900 mẫu Anh
so với Việt Nam chỉ có 80 mẫu, Malaysia 70 mẫu, Philippines 14 mẫu, và Đài
Loan, 8 mẫu.
Ngoài
ra, chiến lược này cũng cho thấy một cách cụ thể sự cam kết của Hoa Kỳ đối với
khu vực, quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á trước năm 2020
bằng cách chuyển khí tài sang vùng Thái Bình Dương, gia tăng sự hiện diện của
Mỹ, tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và xây dựng khả năng hàng hải của các
nước đối tác.
Về
các điểm yếu, ông Erickson cho rằng chiến lược an ninh biển của Mỹ không đi đủ
xa khi tìm cách tỏ ra khách quan bằng cách dùng những ngôn từ không rõ ràng cho
rằng tất cả các bên đều có lỗi, dù cho Trung Cộng là nước có cách hành xử tiêu
cực nhất.
Giáo
sư Erickson nói rằng lẽ ra chiến lược của Mỹ phải minh định rõ rệt rằng đường 9
đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, là không có cơ sở trên
luật quốc tế.
Giáo
sư Erickson lập luận rằng điểm nhấn của chiến lược an ninh biển của Mỹ đặt quá
nặng mục tiêu giảm thiểu căng thẳng khiến cho Washington tỏ ra yếu ớt dưới con mắt của
quốc tế. Chiến lược này đặt quá nặng vấn đề giảm thiểu rủi ro, chỉ nêu lên
những ‘quan ngại’ của phía Hoa Kỳ trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy là
những lời lẽ của Washington có tác động nào tới hành động của Bắc Kinh.
Việc
chiến lược an ninh mới của Mỹ đề cập tới việc Trung Cộng được mời để tham gia
các cuộc diễn tập đa quốc Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016 ở mức tương tự
như hồi năm 2014, theo tác giả, nêu lên một điểm yếu quan trọng trong sự lãnh
đạo của Tổng Thống Obama, trong khi lẽ ra chiến lược này phải khẳng định sự sẵn
sàng của Hoa Kỳ đối mặt với Trung Cộng chống lại một loạt hành động tiêu cực
cao độ của Bắc Kinh trong mấy năm gần đây.
Ông
Erickson đề nghị chính phủ của Tổng Thống Obama nên công bố một ‘Chiến lược Á
Châu-Thái Bình Dương’, tuyên bố Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành động của
mình tương tự như đã làm trong trường hợp của Nga trong cuộc khủng hoảng ở bán
đảo Crimea của Ukraine, và phải tỏ thái độ dứt khoát, sẵn sàng để căng thẳng
gia tăng với Bắc Kinh để tăng cái giá mà Trung Cộng phải trả nếu nước này tiếp
tục các hành động gây phương hại an ninh và ổn định khu vực.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.