Việc
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Nghị quyết thông qua “Đề án Xây dựng
Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại Tp
Sơn La”, với tổng mức đầu tư lên tới 1.400 tỷ VNĐ, khiến dư luận đi từ kinh
ngạc đến phẫn nộ.
Văn
hoá “quy hoạch” ở Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Phản
ứng mạnh mẽ của dư luận một mặt khiến nhà chức trách phải luống cuống đối
phó, mặt khác lại khiến người ta không khỏi đặt dấu hỏi với chuyện “quy hoạch”
và “bổ sung quy hoạch” vốn dĩ đã trở thành thứ “văn hoá” “thâm căn cố đế” ở
Việt Nam hàng chục năm qua.
Giống
như các quốc gia cộng sản khác, Việt Nam vốn là một nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung. Cho dù đã chuyển sang cái gọi là “nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” từ lâu song văn hoá “kế hoạch”, “quy hoạch” vẫn thể
hiện đậm nét trong hoạt động của bộ máy cầm quyền ở Việt Nam .
Từ
một góc nhìn khác, xuất phát từ bản chất của một chế độ cộng sản toàn trị, Đảng
CSVN vẫn luôn trưng câu thần chú “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” để chi phối
mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội (mà “ý kiến chỉ đạo” của Ban
Bí thư được nêu trong Công văn số 2124/TTg-KGVX kể trên là một ví dụ), nên việc
lập “kế hoạch” hay “quy hoạch” luôn được coi như một đòi hỏi tất yếu, đảm bảo
cho sự vận hành của hệ thống.
Ở
Việt Nam, người ta lập “quy hoạch” gần như mọi thứ; ở đâu có bàn tay của “đảng
và nhà nước” là ở đó có “quy hoạch”, từ “quy hoạch đô thị”, “quy hoạch cán bộ”,
“quy hoạch rừng”, “quy hoạch thuỷ điện” cho đến “quy hoạch tượng đài Chủ tịch
Hồ Chí Minh”, v.v.
Trật
tự “kế hoạch hoá”
Trật
tự xã hội trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là trật tự “kế hoạch hoá”; tuỳ
theo mức độ toàn trị của hệ thống mà những bản “kế hoạch” hay “quy hoạch” đó
chi phối sự vận hành của hệ thống đến mức nào. Đó là thứ trật tự nhân tạo, thể
hiện ý chí của những nhà lãnh đạo quốc gia, những kẻ vẫn tự cho bản thân mình
là “đỉnh cao trí tuệ” của nhân loại.
Đối
lập với trật tự “kế hoạch hoá” ở các nước XHCN là trật tự tự phát ở các nước tư
bản chủ nghĩa (TBCN), nơi mà nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước là ban hành quy tắc
(luật lệ) đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống và giám sát việc tuân thủ các
quy tắc đó. Những gì còn lại nhà nước chỉ việc phó mặc cho sự tương tác và sắp
xếp tự phát của các phần tử trong hệ thống để hình thành nên một trật tự xã hội
tối ưu.
Thời
gian đã cho thấy trật tự “kế hoạch hoá” ưu việt hơn trật tự tự phát hay ngược
lại: trật tự “kế hoạch hoá” đã lụi tàn cùng với sự sụp đổ của hệ thống các nước
XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước kia, trong khi trật tự tự phát ở các nước TBCN
vẫn không ngừng tự điều chỉnh, tự thích nghi và phát triển.
Những
gì đang diễn ra ở Việt Nam, Trung Cộng hay vài nước XHCN còn lại là giai đoạn
chuyển tiếp khi mà nhà nước cộng sản vẫn tìm cách can thiệp vào gần như mọi mặt
của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, và mới chỉ trả lại phần nào quyền
thiết lập một trật tự tự phát cho các lực lượng khác trong xã hội.
Quy
hoạch ở Việt Nam
– thất bại không tránh khỏi
Các
nhà lãnh đạo cộng sản thường tự vỗ ngực cho rằng chế độ của họ là “ưu việt”,
làm gì cũng có “kế hoạch”, “quy hoạch”, chứ không phải tự phát, vô kế hoạch như
trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tuy
nhiên, những “kế hoạch” hay “quy hoạch” của giới chức cộng sản “ưu việt” đến
đâu thì mọi người cũng đều đã nhìn thấy.
Ở
Việt Nam chẳng hạn, hầu như mọi “quy hoạch” đều thành công một cách… thảm hại:
“quy hoạch đô thị” thì biến các thành phố thành những quần thể bê tông nham
nhở; “quy hoạch rừng” thì dẫn đến những con số diện tích rừng chỉ tồn tại trên
giấy; “quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng” thì gây ra hiện
tượng “thừa thầy thiếu thợ”, chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu thực tế;
“quy hoạch thuỷ điện” thì dẫn đến tình trạng phá rừng tràn lan, gây lụt lội và
chết người hàng loạt, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, v.v. và v.v.
Trên
thực tế, đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngay cả khi người lập quy hoạch là
những cá nhân “chí công vô tư” nhất thì họ cũng không thể nào nắm được đầy đủ
mọi thông tin cần thiết để lập nên một bản quy hoạch hoàn hảo, đặc biệt là
trong bối cảnh thế giới xung quanh luôn chuyển động và thay đổi không ngừng.
Ngoài
ra, trong một môi trường vốn rất thuận lợi cho tiêu cực và tham nhũng sinh sôi
nẩy nở như ở Việt Nam, người ta đã bắt đầu “chạy” ngay từ khi giới chức hữu
trách manh nha lập “quy hoạch”, để làm sao tên mình, dự án của mình, trường đại
học của mình… được đưa vào “quy hoạch”.
Chưa
hết, nếu “quy hoạch” đã được lập và phê duyệt rồi thì người ta lại tìm mọi cách
“chạy” để được “bổ sung quy hoạch”, mà vụ tượng đài Hồ Chí Minh nêu trên là một
ví dụ. Chẳng ai lại ngây thơ đến mức tin rằng chữ ký của ngài PTT Vũ Đức Đam ở
trên là hoàn toàn “chí công vô tư”, khi mà nó mở đường cho một dòng vốn ngân
sách khổng lồ đổ về giúp bộ máy quan tham ở Sơn La thoả sức xây dựng “tượng đài
Bác Hồ”.
Tóm
lại, chừng nào nhà cầm quyền Việt Nam còn coi “quy hoạch” như một thứ công cụ
hữu hiệu để thực thi nhiệm vụ quản lý nền chính trị - kinh tế - xã hội của đất
nước, chừng đó Việt Nam còn phát triển chậm chạp và lệch lạc, tình trạng lãng
phí tài nguyên vốn dĩ hiếm hoi của nước nhà còn tiếp tục diễn ra.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.