Một loại nghệ thuật
bị kỳ thị
Trong khi xăm mình
được đưa lên thành một thể loại nghệ thuật ở nhiều nền văn hóa phương Tây, thậm
chí được trưng bày tại một số bảo tàng và triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới,
thì nó lại bị coi thường ở Nhật Bản và nhiều người coi đó là dấu hiệu của sự đe
dọa hoặc liên quan đến xã hội đen. Trên thực tế ông Toru Hashimoto, thị trưởng
thành phố Osaka còn đang đấu tranh để cấm xăm mình ở thành phố này từ năm 2012.
Một lịch sử mang
tính biểu tượng
Xăm hình truyền thống
của Nhật khác với ở các loại xăm khác do được thực hiện trên toàn thân, hoặc dọc
cánh tay, dọc đùi nhưng dừng lại ở cổ tay, mắt cá chân để nét nghệ thuật dưới lớp
quần áo.
Hình xăm cũng mang đầy ý
nghĩa biểu tượng. Có từ trước thời kỳ Edo (1603-1868), xăm mình là một biện
pháp trừng phạt tù nhân. Trong thế kỷ thứ 18, nó được ưa thích tại các quận đèn
đỏ ở Nhật và có các hình lấy từ những đề tài lịch sử. Những hình xăm được sáng
tạo bởi các thợ khắc khuôn in gỗ để in các tranh rất được chuộng ở Nhật mô tả
những truyền thuyết mang tính tâm linh và triết lý được nói tới ở nhà hát
Kabuki hoặc sách cổ như cuốn Sử Biên Niên của Nhật Bản (cuốn sách cổ thứ hai của
lịch sử cổ đại Nhật Bản từ năm 720 Sau Công nguyên).
Sự liên quan với
Yakuza
“Ở Nhật, phô bày
hình xăm là hành động đe dọa,” nghệ sĩ xăm mình cổ truyền Alex “Horikitsune”
Reinke nói. “Thí dụ ta không thể để lộ hình xăm ở nhà tắm công cộng (onsen),
người khác sẽ cảm thấy bị đe dọa và bị coi thường vì theo truyền thống Nhật,
trong một thời gian dài, thì chỉ có Yakuza (mafia Nhật) mới xăm mình.” Trong ảnh
là các thành viên Yakuza Takahashi-gumi đang cử hành nhân ngày thứ hai của lễ hội
Sanja ở Tokyo.
Công việc của cả đời
người
Người thày về nghệ
thuật xăm mình Horiyoshi III đã dành cả đời để duy trì nền văn hoá bí ẩn của Nhật
Bản về rồng, hiệp sỹ đường phố và võ sỹ đạo samurai.
“Mọi thứ bạn vẽ đều
bắt nguồn từ sử sách,” Horiyoshi III nói khi tôi tới thăm ông tại nơi làm việc
của ông ở thành phố Yokohama, khoảng 40 Km phía Nam Tokyo. Ông khoát tay về
phía các dàn sách trên tường. “Thể loại xăm này là một phần của ‘nền văn hoá
siêu lịch sử’, nó là loại hình đặc biệt của nghệ thuật lịch sử Nhật Bản. Ngày
nay văn hoá Nhật Bản bị mai một, người ta muốn hình xăm trông nguy hiểm, hoặc đẹp,
nhưng vô nghĩa. Giữ cho lịch sử Nhật Bản sống mãi là lý do vì sao tôi tiếp tiếp
tục nghề xăm mình.”
Một điều bí mật đáng
để chịu đau
Tôi nhìn xuống các
hình cong xoáy có mầu mực rực rỡ phủ khắp cơ thể của người khách hàng của ông.
Yasuyuki Kawashima (trong ảnh) đã đến với Horiyoshi III từ 6 năm nay. “Các hình
xăm cho tôi sức mạnh, đó là điều bí mật của tôi, của riêng tôi thôi,” ông nói,
sau khi trải qua một giờ xiết chặt nắm đấm để khỏi phải ngất đi vì đau.
Sản sinh một người
thày
“Tôi có hình xăm đầu
tiên vào lúc 12 tuổi,” Horiyoshi III vừa nói vừa ngước mắt lên khỏi đùi của người
khách hàng. “Đó là hình chữ thập của đạo Phật trên cánh tay.” Ông lại cúi xuống
nhìn đường viền mầu đen tạo nên từ kim xăm mà ông chích liên hồi.
Đến 15 tuổi, nhóm bạn
của Horiyoshi xăm hình cho nhau. Khi 21 tuổi ông gặp các thày của ông là
Horiyoshi I và Horiyoshi II tại một hội nghị xăm mình. Các thày đã hướng dẫn
ông và phong ông đặc quyền tiếp tục di sản của họ và mang tên họ. Ngày nay có
khoảng dưới 100 sư phụ xăm mình truyền thống còn lại ở Nhật Bản.
Một kiểu nổi tiếng
Nay 69 tuổi, sự nghiệp
của ông đã trải qua 40 năm, chia sẻ nghệ thuật lịch sử Nhật Bản với tất cả mọi
người, từ các Yakuza đến các ngôi sao nhạc rock. Nổi danh trên lĩnh vực xăm
mình, người trên toàn thế giới kéo tới nơi làm việc của Horiyoshi III, kể cả thần
tượng về xăm mình của Mỹ, Ed Hardy.
Khi tôi tới thăm ông
thày tại nơi làm việc nhỏ bé của ông, tôi chờ đón sẽ gặp đội ngũ đông đảo những
người học nghề sẵn sàng đợi ông sai bảo. Nhưng tôi ngạc nhiên chỉ thấy có mình
tôi với một khách hàng đang được xăm mình. Người thày thích làm việc một mình.
Bộ siêu tập quý báu
về xăm mình
Gần phòng làm việc của
ông là Bảo Tàng Xăm Mình Yokohama do ông thành lập năm 2000. Đầy ắp đủ loại đồ
vật có vẻ như ngẫu nhiên, từ những đồ chơi nhồi có mùi mốc meo đến các mặt nạ
trông như mặt xác ướp được xăm trổ, bộ sưu tập quý báu gồm cả các tạo tác, các
sách và hình ảnh mô tả sự phát triển của lịch sử xăm mình trên khắp thế giới.
Di sản của người
thày
“Horiyoshi để lại dấu
ấn khá lớn lao, khó có thể theo kịp,” Reinke nói (ảnh ông được chụp ở phòng làm
việc tại London). Bị ám ảnh bởi văn hoá Nhật Bản từ khi mới 12 tuổi, Reinke đã
gặp Horiyoshi III tại Hội Nghị Xăm Mình ở Bologna năm 1997 và đã được ông tập
huấn trong 16 năm như một trong số ít người nước ngoài đến với thể loại nghệ
thuật lịch sử này.
Ngày nay ông là một trong hai người học nghề tích cực của
Horiyoshi III.
Đối với Reinke xăm
mình là một cách để tìm thấy chính mình. “Khi ta rèn luyện, ta học cách tách biệt
cái bản ngã khỏi cái sáng tạo, để khi làm việc ta không chỉ vẽ một làn sóng (hoặc
một cái gì đó) mà ta thực tế trở thành ngọn sóng. Toàn bộ công việc của
Horiyoshi dựa trên Thiền; dựa trên triết lý về sự khiêm nhường.
Cũng trong việc tập
huấn, còn có người học việc thứ hai của Horiyoshi III, chính là con ông tên là
Souryou Kazuyoshi, có phòng làm việc ở phía trên của bảo tàng của người thày. đều
như vậy. Đây là một ngành nghiêm túc lấy cảm hứng từ lịch sử Nhật Bản,” Horiyoshi
III nói. “Xăm mình là một cách để gìn giữ nền văn hoá thực sự Nhật Bản, một nền
văn hoá rất phong phú và đậm tính lịch sử, là cái mà nhiều người đang quên.”
Người gìn giữ văn
hoá Nhật Bản
Mặc dù bị yếu gan,
Horiyoshi III vẫn còn rất năng động. Ông vẫn tiếp tục xăm mình (tuy rằng nay
ông dùng kim điện thay vì kim tebori (có gắn với một thanh dụng cụ dài), và ông
đang viết tài liệu về xăm hình Nhật Bản cũng như viết một cuốn sách nêu chi tiết
về 10 năm cuối của sự nghiệp của ông.
“Nhiều người nghĩ họ
là nghệ sĩ xăm mình truyền thống nhưng không phải tất cả họ đều như vậy. Đây là
một ngành nghiêm túc lấy cảm hứng từ lịch sử Nhật Bản,” Horiyoshi III nói. “Xăm
mình là một cách để gìn giữ nền văn hoá thực sự Nhật Bản, một nền văn hoá rất
phong phú và đậm tính lịch sử, là cái mà nhiều người đang quên.”
Rooksana Hossenally
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.