Wednesday, December 9, 2015

Tại sao cần học Lịch sử?

history world war 2 d day june 6 1944
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề nghị “tích hợp” môn Lịch sử với môn Cuộc sống quanh ta (từ lớp 1 đến lớp 3), môn Tìm hiểu xã hội (lớp 4 và lớp 5), môn Khoa học xã hội (Trung học cơ sở) và môn Công dân với Tổ quốc (Trung học phổ thông).

image
Trước những làn sóng phản đối dữ dội của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân trần là họ không có ý định “khai tử” môn Lịch sử mà chỉ sáp nhập nó vào những môn học khác thiết thực hơn. Dù vậy, khi sáp nhập hay, nói theo chữ họ thường dùng, “tích hợp” như thế, thứ nhất, cái tên môn Lịch sử sẽ không còn nữa, và khi cái tên không còn, ý nghĩa của nó sẽ giảm hẳn xuống; thứ hai, tất cả các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ được dạy, nếu còn dạy, một cách phân tán và rời rạc, không có tính hệ thống như vốn nó cần có với tư cách một môn học chính thức. Nói cách khác, cho dù bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý định xoá trắng môn Lịch sử, qua việc “tích hợp” ấy, họ đã hạ thấp một trong những môn học được xem là quan trọng nhất trong mọi hệ thống giáo dục.

Tại sao họ lại cố tình hạ thấp một môn học như thế?

Những người hay phê phán cộng sản có thể cho qua việc làm ấy, nhà cầm quyền Việt Nam muốn đào tạo nên những thế hệ không còn biết gì đến lịch sử, xa lạ với truyền thống, không có lòng tự hào dân tộc, nhằm phục vụ cho một âm mưu sâu xa và thâm hiểm hơn: để Việt Nam dễ lệ thuộc vào Trung Cộng.

image
Trước khi có bằng chứng, tôi không muốn đẩy sự phê phán đến mức xa như thế. Tôi chỉ dừng lại ở hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, đó có thể là một phản ứng vụng về trước sự thất bại của môn Lịch sử lâu nay: 

Thầy thì không muốn dạy còn trò thì không muốn học. Tuy nhiên, sự thất bại như thế không nằm trong bản thân môn học. Ở Úc và các quốc gia Tây phương, theo chỗ tôi biết, Lịch sử là một trong những môn học lôi kéo nhiều học sinh và sinh viên nhất. Vấn đề là ở nội dung và cách dạy. Về nội dung, ở Việt Nam, Lịch sử bị chính trị hoá nặng nề: Người ta dùng lịch sử chủ yếu để tuyên truyền cho sự thống trị của đảng Cộng sản thay vì để tìm kiếm những sự thật trong quá khứ.

Về cách thức giảng dạy, người ta chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng các sự kiện và các con số vô hồn và vô vị trong sách giáo khoa thay vì rèn luyện và phát huy khả năng phân tích và phán đoán của học sinh.

image
Thứ hai, quan trọng hơn, tôi cho là bộ Giáo dục và Đào tạo không hiểu hết ý nghĩa của môn lịch sử. Người ta chỉ xem lịch sử là những chuyện gì đã thuộc về quá khứ, học sinh biết được càng tốt, còn không biết thì cũng chả sao cả. Nhưng người ta lại quên mất một điều thiết yếu: Trong khi những môn học khác chỉ giới hạn trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh, môn Lịch sử, bên cạnh các kiến thức và kỹ năng, còn có tác dụng góp phần hình thành tư cách cá nhân cũng như tư cách công dân của con người.

Có thể tóm gọn ý nghĩa của lịch sử vào ba điểm chính:

Một, đồng ý lịch sử là chuyện quá khứ. Tuy nhiên, biết những chuyện trong quá khứ như thế, người ta mới có thể hiểu rõ và sâu hơn về đất nước và xã hội chung quanh, và mới có thể giải thích được các biến động chính trị và xã hội trong hiện tại. Không biết lịch sử, người ta sẽ không hiểu tại sao Việt Nam vẫn có thể trường tồn bên cạnh một nước lớn, đông dân và có đầu óc bá quyền như Trung Cộng. Không biết lịch sử, người ta cũng không hiểu được nhiều lãnh vực khác trong đời sống, chẳng hạn, về văn học nghệ thuật: Tại sao trước đây người Việt dùng chữ Hán, sau, lại đổi sang chữ quốc ngữ; tại sao quá trình hiện đại hoá xã hội Việt Nam lại có lắm gập ghềnh và khúc khuỷu như vậy. Vân vân.

image
Hai, lịch sử có khả năng hun đúc đạo đức của con người. Qua việc nghiên cứu lịch sử, người ta phân biệt được cái đúng và cái sai, cái hay và cái dở, sự cao thượng và sự thấp hèn, anh hùng và tiểu nhân, bán nước và yêu nước; người ta cũng biết yêu quý và tự hào về đất nước, để, khi cần, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Nói cách khác, lịch sử có khả năng tạo nên những công dân tốt.

Ba, quan trọng nhất, lịch sử góp phần định hình bản sắc của cả đất nước. Xin lưu ý: lịch sử là một dạng ký ức. Mà ký ức nào cũng có hai kích thước chính: một phần, thuộc về quá khứ; phần khác, thuộc về hiện tại. Chính ký ức, với hai kích thước ấy, tạo nên bản sắc cá nhân: Mất trí nhớ bao giờ cũng đồng nghĩa với việc mất ý niệm về bản sắc: Người ta không còn biết mình là ai nữa. Ký ức tập thể của cả cộng đồng cũng có vai trò tương tự: Nó góp phần định hình nên bản sắc của dân tộc, thậm chí, có thể nói, nó chính là yếu tố thiết yếu để tạo nên cái gọi là dân tộc hay đất nước.

image
Trước, người ta cho đất nước là một tập thể sống trên cùng một lãnh thổ, chia sẻ cùng một nền kinh tế, một nền văn hoá và một lịch sử. Ngay từ đầu thế kỷ 15, Nguyễn Trãi đã nhận ra đầy đủ các yếu tố ấy trong phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Gần đây, giới nghiên cứu phát hiện thêm một kích thước khác của đất nước: đó là một “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community) bao gồm những người chia sẻ với nhau một ký ức chung và một tưởng tượng chung, để bất chấp những khác biệt về phương diện xã hội, nghề nghiệp, địa lý hay tôn giáo, mọi người vẫn tự thấy mình tương tự với những người khác trong cả nước; mỗi người tự thấy mình là một thành viên trong cả cộng đồng rộng lớn chung quanh.

image
Ở Việt Nam, truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ với sự sự tích trăm trứng trăm con cũng như bao nhiêu câu chuyện khác trong lịch sử là những ký ức tập thể như thế.

Có thể nói thiếu một ký ức tập thể (hay lịch sử nói chung) để dựa theo đó, người ta có thể tự hào về dân tộc, sẽ không có đất nước, hơn nữa, cũng sẽ không có cả những công dân biết yêu nước và sẵn sàng tranh đấu cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

drama cult martin sheen 1979 vietnam

A picture is worth a thousand words
Đặc nhiệm SAS tiêu diệt sát thủ ‘John thánh chiến’...
Đã hết thời được tiền 'boa' khi phục vụ?
Nhân quyền, tị nạn và tranh của tôi
Người chết nhìn thấy gì?
Những điều tạo nên một nơi khác lạ ở Mỹ
Cách học ngoại ngữ 'mới và hay nhất’ trong lúc này...
Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng
Sáu đồ họa giải thích hiện tượng biến đổi k...
Điểm đến Việt Nam: ‘Đòi tiền chuộc’, ‘chém trước c...
Khi Nam Hàn giả đò 'điều khiển' Bắc Hàn
Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'
Tại sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?
Cái hay, cái dở khi ra nước ngoài sống
R.I.P: Thương tiếc Phùng Nguyễn (1950-2015)
Việt Nam không khéo sẽ tụt lại phía sau
Không để ý thức hệ giáo điều cản trở
Khủng bố VC ngày xưa… = ISIS !
Khủng bố và chống khủng bố
Khi nghĩa thầy trò chỉ là sự đổi chác

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.