Peter Faris lái taxi
cho hãng Uber ở Washington DC đến nay đã được ba năm nhưng người tài xế 49 tuổi
này nói ông cảm thấy ngày càng không có được lợi thế tài chính từ công việc
này.
Tại sao? Bởi vì
khách hàng của ông không thể thưởng thêm cho ông ('boa') thông qua tiện ích
Uber trên điện thoại di động, ông nói.
Uber xem đây là một
lợi thế cạnh tranh của họ. Hãng quảng cáo trên trang web của mình rằng khách
hàng ‘không cần trả tiền boa’ ngay cả khi việc trả tiền boa cho tài xế taxi là
thông lệ ở Mỹ.
Do văn hoá không
dùng tiền mặt?
“Chỉ có khoảng 5%
khách hàng cho tôi tiền boa, bởi đa số thanh toán bằng thẻ tín dụng hay PayPal
chứ không phải tiền mặt,” Faris nói.
Ông ấy cảm thấy bức
bối về việc này đến nỗi ông đã tạo một kháng nghị thư trên mạng hồi tháng Hai
yêu cầu Uber thêm vào tính năng trả tiền boa để khách hàng có thể thưởng thêm
cho taxi mà không phải đem theo tiền mặt.
Kiến nghị đã được gần
28.000 người ủng hộ, nhưng Uber không hề cho ý kiến chính thức về vấn đề này.
BBC Capital đã liên
lạc Uber để xin phản hồi và một phát ngôn nhân của hãng nói không thể bình
luận về kiến nghị này nhưng nói: “Với Uber thì không cần phải cho tiền boa.
Một khi khách hàng đến nơi thì tiền xe tự động tính vào thẻ tín dụng đã đăng
ký, giúp khách hàng có thể đi taxi một cách thuận tiện mà không cần phải đem
theo tiền mặt.”
“Có một quan niệm
sai lầm rất lớn từ phía các khách hàng rằng tiền xe mà họ trả cho Uber đã bao gồm
tiền boa hay rằng các tài xế Uber không được phép nhận tiền thưởng của khách,”
Miriam Cross, người nghiên cứu vấn đề này cho Kiplinger, một nhà xuất bản các
dự báo kinh doanh và tư vấn về dịch vụ tài chính cá nhân, nói.
Trái lại, Lyft, đối
thủ cạnh tranh lớn nhất của Uber ở Mỹ, thì nói rằng việc thưởng thêm cho tài xế
rất được khuyến khích và khách hàng thậm chí có thể gửi tiền boa sau nếu họ
quên khi xuống xe.
Nhưng cho dù là
thanh toán qua mạng hay bằng tiền mặt, việc cho tiền boa vẫn là tùy hỉ nơi
khách hàng.
Đó luôn là quyết định
của cá nhân khách hàng và ở một số nước việc cho tiền boa là thông lệ trong
khi ở nước khác lại không hề có chuyện này.
Chẳng hạn như việc
boa từ 10% đến 20% ở Mỹ là điều tương đối bình thường ở các nhà hàng, khi đi
taxi hay sử dụng các dịch vụ khác, nhưng số tiền boa như thế có thể được xem là
quá lớn ở nhiều nơi khác trên thế giới, những nơi chuyện cho tiền boa không phải
là điều phổ biến hoặc thậm chí không tồn tại.
Trong nhiều trường hợp
mặc dù tiền boa vẫn được đón nhận nhưng phản hồi tích cực mà khách hàng viết
trên mạng đối với người tài xế đó vẫn có giá trị hơn nhiều so với bất cứ phần
thưởng bằng tiền nào.
Sau đây là những
quan niệm mới nhất về việc nên ứng xử ra sao cho phù hợp đối với một số dịch
vụ thông dụng nhất:
Boa sau khi làm xong
dịch vụ?
Boa hay không boa?
Đó là câu hỏi luôn đặt ra trong đầu những khách hàng dùng những dịch vụ thuê
theo công việc như Instacart (một dịch vụ mua đồ ăn và giao hàng nhanh ở Mỹ),
hay Washio (nhận đồ giặt và giao trả đồ tại nhà, có ở Mỹ), hay TaskRabbit (dịch
vụ giúp việc nhà ở Mỹ và ở Anh), hay Airtasker (mô hình giống như TaskRabbit tại
Úc).
Câu trả lời không phải
lúc nào cũng dễ dàng.
TaskRabbit,
Airtasker và Washio tất cả đều nói rằng không cần phải boa cho người của họ.
TaskRabbit ban đầu có đưa tuỳ chọn cho tiền boa vào khâu tính phí dịch vụ,
nhưng hồi năm ngoái đã bỏ phần này đi.
“Nếu khách hàng hài
lòng với công việc, họ có thể thưởng cho người làm bằng tiền mặt, Paypay hay
Venmo,” Jamie Viggiano, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của TaskRabbit, nói.
Airtasker nay đang
trong quá trình đưa tuỳ chọn cho tiền boa vào dịch vụ nhằm đáp ứng các phản hồi
từ người sử dụng, theo ông Tim Fung, người đồng sáng lập công ty.
Instacart thì chủ
động khuyến khích khách hàng boa trực tiếp cho những người đi mua sắm cho họ,
hoặc boa thông qua email đánh giá được gửi đến sau khi món hàng được giao nhận.
Khách hàng có thể boa từ 5% đến 15% giá trị ghi trên hóa đơn.
Boa sau bữa ăn?
Các trang mạng mới
như EatWith và VizEat cho phép khách hàng đặt dịch vụ dùng bữa với dân địa
phương tại nhà của họ, với hơn 2.000 đầu bếp tại gia ở 50 nước đăng ký tham
gia. Nhưng liệu khách hàng có phải để lại tiền boa sau bữa ăn?
Naama Shefi, giám đốc
thông tin của EatWith khẳng định rằng khách hàng không cần phải boa cho chủ
nhà. “Thay vào đó chúng tôi khuyến khích họ đánh giá về trải nghiệm của mình,”
bà nói. “Bằng cách này thì các thực khách trong tương lai có thể rút ra kinh
nghiệm từ họ và các đầu bếp kiêm chủ nhà có thể có được thứ hạng cao hơn trong
kết quả tìm kiếm.”
Camille Rumani, người
đồng sáng lập VizEat, cũng đồng tình. Bà lưu ý rằng "việc không đưa tiền
thưởng mới là điều then chốt. Điều mà chúng tôi khuyến khích là khách nên đem đến
một món quà nhỏ cho chủ nhà như cách họ thường làm khi họ đến nhà bạn bè để ăn
tối. Đó là cách làm thân thiện và có ý nghĩa hơn rất nhiều so với cho tiền
boa.”
Boa sau khi ở?
Nhiều du khách để lại
chút bạc lẻ cho nhân viên dọn phòng ở các khách sạn nhưng liệu điều này có
thích hợp hay không khi họ đặt phòng thông qua dịch vụ chia sẻ nhà Airbnb hay
HomeAway?
Diane Gottsman,
chuyên gia về cách cư xử hiện đại từ Texas, nói rằng chủ nhà thường không mong
được tiền thưởng vì chi phí dọn dẹp thường đã được tính vào giá cả.
Tuy nhiên, “điều mà
họ trông mong là những nhận xét tốt từ khách hàng vì điều đó sẽ giúp họ có thêm
nhiều khách hàng mới,” bà cho biết.
Jimmy Lawler và vợ
ông, Georgette, cư dân vùng Brooklyn, nói họ không thưởng tiền cho chủ nhà của
họ qua dịch vụ Airbnb mà thay vào đấy họ đem đến một món quà lưu niệm từ quê
nhà.
“Thông thường đó là
một cái mở đồ hộp hay một vật trang trí nho nhỏ có gắn nam châm của New York hay
đại loại thế,” Lawler nó., “Đó thật sự là một cách để nói lời cám ơn và lưu lại
điều gì đó từ quê nhà của chúng tôi ở nhà của họ.”
Kết luận
Dĩ nhiên, việc bạn
boa bao nhiêu tiền cho những hình thức dịch vụ mới này và khi nào nên boa tùy
thuộc rất lớn vào việc bạn đang ở đâu trên thế giới.
“Tôi nghĩ điều thật
sự quan trọng là chúng ta nhìn vào nền văn hóa và phong tục khi chúng ta đi du
lịch bởi vì mỗi quốc gia có chuẩn mực riêng,” Gottsman nói. “Khi chúng ta không
biết chắc thì không bao giờ là bất lịch sự khi chúng ta tỏ ra biết điều.”
Mark Johanson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.