Xa Hà Nội hơn 6 năm,
đã tưởng đào chôn chặt mọi thứ, nhất là hình ảnh các quan đồng chí - những kẻ tội
đồ gây ra cho gia đình, dòng họ và thế hệ chúng tôi bao nhiêu khổ ải, hệ lụy. Từ
Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Hạ Bá Cang* v.v vậy mà cứ mỗi lần lẩm nhẩm câu
thơ của Lý Vương Miên Trinh ( Trung Cộng) từ thế kỷ 14...tôi lại liên tưởng tới
hình ảnh “oai hùng” của tướng Giáp:
“Chậu tùng cao vài tấc,
Uốn mềm gốc đến thân
Khách đến thăm rồi chúc
Chí cao hãy thấp dần”
Quả là không câu thơ nào đạt chuẩn hơn.
Thật bất ngờ khi tôi nhận được câu trả lời dè dặt từ bố, người được kết nạp đảng từ 1946, nghĩa là gần 40 năm tuổi đảng khi ấy
- Tướng Giáp có giỏi không bố?
-Không đâu con ạ!
Tôi bật ngửa trước cái nhìn nửa do dự, nửa quyết đoán của ông và câu trả lời bật ra từ cổ họng như một mũi tên đâm xuyên bán cầu đại não mình.
- Sao lại thế ạ?
Bố tôi trầm ngâm:
- Theo điều lệ đảng, lẽ ra bố không được nói...nhưng thôi, bố tin con là người chín chắn, trưởng thành hơn tuổi của mình nên nhận thức được điều hệ trọng này...
- Con cũng biết ông nội là thông ngôn trong chính phủ Pháp, lương tháng tương đương 5 cây vàng , nhà có gia nhân, vú sen, người giúp việc , rất giàu và trọng kiến thức nên bố được nuôi ăn học từ nhỏ.. Năm 17 tuổi vì được giác ngộ cách mạng nên bố bỏ tất cả “vứt bút nghiên theo việc binh đao”. Sau đó bố vào học trường lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4. Tất nhiên, những ông thầy dạy bố bây giờ không phải người Pháp hoặc những viên chức quan lại giỏi tiếng Pháp mà là các đồng chí hoặc cấp trên của bố như đại tướng Võ nguyên Giáp, thầy Hiệu trưởng Lê Thiết Hùng v..v,
Trong số cả nghìn hoc viên khóa ấy, nổi lên ba gương mặt: Nguyễn Thụy
Ứng ( dịch giả của sông đông êm đềm) bố và một bác nữa. Trái với hai người kia,
sống khép mình, tuân thủ điều lệ đảng , thấy điều gì trái tai gai mắt hoặc khúc
mắc gì không dám hỏi. Còn bố nổi tiếng vì luôn đưa ra các câu hỏi về đủ mọi
lĩnh vực khoa học, quân sự, triết học, chính trị, văn hóa , xã hội, ngoại ngữ
v.v làm các thầy đớ lưỡi không trả lời được, đặc biệt là tướng Giáp.
- Nhưng tướng Giáp nổi tiếng trong chiến thắng điện Biên Phủ cơ mà? Tôi bướng bỉnh cắt ngang dòng suy tưởng của bố
- May mắn tướng Giáp
không phải là kiêu binh con ạ. Như các cụ thường nói: “Tướng dốt lại kiêu, hành
binh sĩ nhược”. Tướng Giáp không được đào tạo quân sự một ngày nào, làm sao giỏi
được? Cốt cách của tướng Giáp cũng chỉ là một anh thư sinh, học trò, giáo viên
dạy sử ở trường tiểu học Thăng Long Hà Nội, đâu phải tướng con nhà võ?
-Thế sao từ năm 1948 đã được phong tướng?
- Chính bố cũng hết sức ngạc nhiên về điều này.. Cuối năm 1944, thành lập “đội cách mạng Tuyên truyền giải phóng quân” vẻn vẹn 34 người mà đầu năm 1948 đã thành đại tướng... quả là lịch sử thế giới chỉ có một.
- Nghĩa là tướng Giáp được cụ Hồ thăng cấp từ giáo viên tiểu học thành đại tướng, không qua cấp bậc, thủ tục nào hết?
Cũng nhờ địa vị “con của Khải Tuân, học giỏi, đẹp trai nhất khóa” mà tôi được bạn bè của ông biết tới, chèo kéo đến nhà thầy hiệu trưởng và nhà tướng Giáp mỗi năm một lần vào ngày khai giảng khóa học 15-4 hàng năm.
Lúc này thầy hiệu trưởng Lê Thiết Hùng đã mất, tôi chỉ được gặp bà Nguyễn thị Mai, vợ thứ hai và người con gái duy nhất của ông. Ấn tượng ấm cúng và gần gũi. Còn tướng Giáp, mỗi lần gặp là một lần được giới thiệu để đọc thơ cho ông nghe hoặc biếu ông một tác phẩm mới (dù in chung hay in riêng)...Đặc biệt thời kỳ sau 1993, khi tôi chính thức trở thành phóng viên báo cựu chiến binh, tòa soạn ở 34 Lý Nam Đế, gần nhà tướng Giáp (25 Hoàng Diệu) tôi càng hay được gặp ông hơn vào ngày kỷ niệm quân đội, hoặc sinh nhật ông ...
Càng gần, tôi càng muốn tìm ra những điều huyền thoại trong ông mà thú thực, ngoài những câu đối, những lời có cánh thêu trên những bức trướng, treo đầy bốn bức tường nhà ông, tôi không tìm được cảm giác nào khác. Ông trong tôi cũng chỉ bình dị, đơn giản như mọi cựu chiến binh khác mà tôi gặp mỗi lần đi công tác. Cũng có thể lúc đó ông đã già, gần bát thập cổ lai hy... Cho dù ông luôn tự trào: “Tôi vẫn coi mình là một thanh niên già, vẫn cưỡi ngựa leo núi, chỉ huy đánh giặc được”... khiến mọi người cười ồ”, song sự tán thưởng lập tức rơi ngay tại cánh cửa nhà ông vì ai cũng biết ông rất sợ vợ.
Dù bà kém ông tròn 3 thập kỷ,
nhưng luôn đóng vai trò của một “ van” điều tiết, kiềm chế và ra lệnh cho ông
trong mọi nơi, mọi lúc, dù ở nhà hay giữa anh em đồng chí trong hội trường, bệnh
viện vv. Đôi khi ông hăng tiết định nói điều gì đó, nhưng hễ bắt gặp ánh mắt lạnh
lẽo, thờ ơ của vợ hoặc một cái véo tay, một lời buông thõng, một cái lắc đầu..là
ông, như một đứa trẻ con mặc yếm ...thộn ra hoặc nghiêm ngay nét mặt lại. Thậm
chí đứa trẻ trước khi nghe lời còn phụng phịu, khóc lóc đòi giải thích chán
chê, mê mỏi mới biết tâm phục, khẩu phục. Còn ông, ý vợ là ý chúa, ông ngoan
ngoãn lễ phép hơn cả một con chiên ngoan đạo.
Chính vì ấn tượng về ông như vậy nên sau này khi nghe tin ông dan díu với một người phụ nữ danh giá khác (một cô giáo dạy đàn piano cho ông ngay tại nhà) tôi bán tín bán nghi.
Với tôi, ông là bậc thầy của nhà văn Nguyễn Tuân trong việc
chia động từ sợ ở Việt Nam, làm sao ông dám qua mặt vợ để lót ổ “tình tính
tang” ngay trong nhà, khi vợ luôn kè kè bên cạnh?
Nếu Nguyễn Tuân tự hào khoe với bạn bè: “Tao còn sống được đến thập kỷ ngoài 80 này là nhờ biết sợ đấy”, thì tướng Giáp nổi tiếng với từ “nhẫn”, mà theo tôi đồng nghĩa với chữ “nhục”. Bởi ngay từ khi bị Duẩn, Thọ câu kết đá văng ra khỏi chức bộ trưởng Bộ quốc phòng để đặt vào ghế “ chủ tịch ủy Ban sinh đẻ có kế hoạch”, là ông đã phải sử dụng kem chống Nhục (như chị em phụ nữ dùng kem chống nẻ xoa lên mặt mỗi khi trời nồm trong những ngày đông tháng giá). Câu phân bua của ông với mọi người càng làm lộ tẩy cái chất kem mà ông thường dùng:“Tôi có chọn đâu, nhưng thôi, bác Hồ bảo nghề nào cũng là nghề cách mạng, đảng và chính phủ đã tin cậy giao phó cho tôi thì tôi xin đảm nhận, miễn có lợi cho đất nước là được”.
Tát nước, cấy cày tăng năng suất,
Đặt vòng, cai đẻ, giảm miệng ăn...
Làm nghề nào có chân dung của nghề đó, làm chủ tịch ủy ban sinh đẻ có kế hoạch ông cũng phải đi giao lưu cùng Hội liên hiệp phụ nữ xuống các tỉnh huyện để họp bàn chỉ thị, triển khai v,v...nhưng ông vẫn diện bộ quân phục gắn lon đại tướng mỗi khi ra ngoài , dù quanh ông đồn thổi những câu truyền khẩu râm ran :
Ngày xưa bộ trưởng quốc phòng
Ngày nay bộ trưởng đặt vòng tránh thai
Ngày xưa đánh trận rõ oai
Ngày nay chỉ biết tránh thai dài dài.
Năm 1990 cả hai tên đầu đảng** chết, ai cũng nghĩ trên đầu ông là một khoảng trống mênh mông. Ai ngờ ông lại để tay đồ tể Đỗ Mười và tên chột Lê Đức Anh thiến nốt chất anh hùng còn lại, bằng đủ những lời mạ lị vu khống:
Nào là “con nuôi của chánh sở mật thám pháp đông dương Louis Marty”. Nào : “hang ổ của nhóm xét lại chống đảng”. “Nào bán bí mật quân sự cho đại sứ quán Liên xô”. Nào “hèn, nhát, sợ chết đến thụt lưỡi, co vòi, nên trong chiến dịch điện biên Phủ toàn rúc trong hầm trú ẩn, còn trong chiến dịch tổng tấn công và nổi dạy năm 1968, cứ theo ý cụ Hồ, chỉ bàn lùi, không dám đánh. Rồi “chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 cũng vậy, cấm bước chân ra khỏi Hà Nội. Bao nhiêu vùng đất, địa danh nổi tiếng một thời như Vĩnh Linh, Quảng Bình, đường 9 Khe Sanh, thành cổ Quảng Trị, Xuân Lộc, Đồng Nai v.v không hề đặt chân đến”. Rồi “Đại tướng gì mà hễ nghe Mỹ dọa dội bom B52 là sợ són đái ra quần, phải vội vàng cầu cứu ông anh cả Nga Xô để được đi...chữa bệnh”
Tháng 10 năm 2013, khi ông chết, vẫn để lại trong lòng người dân Việt Nam một chân dung bằng thơ rõ nét:
“Đè ngửa”***, nạo
thai, khám phụ khoa,
Điều hòa kinh nguyệt, trị rong kinh
Chán quan đồng chí ông đi tuốt
Sát tận Đèo Ngang mới chịu hòa
Điều hòa kinh nguyệt, trị rong kinh
Chán quan đồng chí ông đi tuốt
Sát tận Đèo Ngang mới chịu hòa
Không lẽ hiện tượng tướng Giáp tại Việt Nam lại là hiện tượng ‘ngồi nhầm ghế’, ‘xỏ nhầm giày’, hèn nhát, nhu nhược đến mức hai câu thơ nổi tiếng của bút tre một thời, tả:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận điện biên trở về
Bỏ qua lối tùy tiện, bắc cầu từ câu trên xuống câu dưới, chỉ xét hai từ “Giáp ta” người dân đã thấy câu thơ này như thể giành cho một đứa bé chơi trò đánh trận giả, mà vũ khí duy nhất chỉ là một khẩu súng gỗ hoặc bẹ chuối bắn bằng miệng ”phằng phằng phằng”, đâu phải miêu tả một vị tướng tài giỏi, lừng danh thế giới và Việt Nam? Đánh thắng hai ‘đế quốc’ trong thời loạn? Còn trong thời bình – từ cải cách ruộng đất, chỉnh huấn chỉnh quân, nhân văn giai phẩm v.v cả triệu người oan gia ông vẫn ngậm miệng hóa tượng trước những nỗi đau khổ chất chồng mà giặc đảng và giặc tàu ngang tàng gây ra trên quê hương ông ngày ngày?
Điều lý giải xin nhường bạn đọc...
Trần Khải Thanh Thủy
-------------------
* Hạ Bá Cang: tên thật của Hoàng Quốc Việt (1904-1994)
** Chỉ Duẩn và Thọ
***: Đè ngửa nói lái của từ “ngừa đẻ”, nhiệm vụ của tướng giáp từ 1983 đến khi về hưu(1991).
**** Mộ tướng Giáp nằm tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, cách đèo Ngang khoảng 4 km.
Nói với đối thủ mới từ trần.
ReplyDeleteThôi thì an nghĩ.
Tội hay công đâu có luận lúc này?
Nếu không có ông ta đâu cần làm chiến sĩ.
Góp bàn tay tàn phá quê hương?
Ông không là phổng đá, không nộm rơm …
Chắc là phải có linh hồn.
Có lẽ lúc này cũng nên sám hối.
Ông nghe lệnh kẻ thù của Tổ Tiên
đánh phá dân mình,
Khác chi nhận giặc làm cha?
"Chiến thuật biển người" ông giết bao nhiêu trẻ nhỏ?
"Biệt động thành" khác chi khủng bố dã mang?
Anh hùng ư?
Không! Ông là kẻ hung tàn.
Ông chết vinh quang.
Mấy chục ngàn người đưa tiển.
Đồng đội ông rãi xác dọc Trường Sơn.
Xương trắng phơi đầy không ai gom nhặt?
Ông đại thọ nhờ ăn ngon mặt ấm bao năm.
Nơi chiến trường xưa bao nhiêu trẻ con tàn tật.
Bởi mìn cóc chống người, mìn ổ chống tăng?
Cả đạn bom của kẻ xâm lăng chống ông để lại.
Ông chết đi là phải.
Để bọn ngậm máu phun người
khỏi mượn ông làm người chống đối.
Thôi thì an nghĩ.
Đâu có luận lúc này Tội hay Công?
Nếu không có ông ta đâu cần làm chiến sĩ.
Góp bàn tay tàn phá quê hương?
Nếu linh thiên và có lòng sám hối.
Mượn lúc này hãy cùng ta xin tạ tội với Núi Sông?
Trần Hải
13.10.2013