Tuesday, December 29, 2015

Vì sao người mới ra trường khó xin việc?

image
Với Catherine Nguyen-Cat, trở ngại khi đi xin việc "hầu như chỉ là vấn đề tự tin".

Tốt nghiệp Đại học Westminster, cô từng gửi hồ sơ tới hơn 100 công ty khác nhau ở Anh và được mời tới phỏng vấn 16 lần, trong đó có ba lần trong hình thức thực hành trình bày theo nhóm. Đáng tiếc là, cô nói, cô thường tỏ ra e dè hơn các ứng viên khác và không tạo được ấn tượng mạnh cho các nhà tuyển dụng.

Gần đây, khi nộp đơn cho một vị trí về quảng cáo, cô nói, nhà tuyển dụng "nói với tôi rằng tôi là một thành viên mạnh trong nhóm, nhưng tôi đã không có khoảnh khắc đặc biệt riêng khi đến lượt thuyết trình và thể hiện đam mê với những ý tưởng mà nhóm chúng tôi trình bày".

Theo học ngành đồ hoạ, cô gái London 23 tuổi này đã mở rộng phạm vi tìm kiếm việc làm trong năm nay để nhắm tới cả các công việc thiết kế, dựng hình thuyết minh.

job fresh off the boat constance wu fotb jessica huang
"Tôi biết mình có khả năng sáng tạo, có khả năng làm tốt nhiều vị trí đó, nhưng tôi nghĩ là các nhà tuyển dụng có tâm lý cho rằng ứng viên cần phải có sẵn kinh nghiệm nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn trên mức khởi điểm - thậm chí ngay cả khi họ tuyển người cho các vị trí khởi điểm," Nguyen-Cat, người hiện đang làm trợ lý bán hàng tại Ryman's, một công ty chuyên bán lẻ hàng văn phòng phẩm, nói.

Cuối cùng, trong tháng Mười Một vừa rồi, cô đã được nhận vào làm cho một công ty thiết kế va ly và túi xách tay. Kiến thức chuyên môn mà cô có hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của công ty.

"Tôi thấy phấn khích, nhưng cũng thấy hồi hộp," cô nói. "Họ nói rằng kỹ năng về web của tôi khiến tôi được chọn vào làm, bên cạnh việc tôi có khả năng dùng phần mềm đồ hoạ. 

Hóa ra là họ đang cân nhắc việc mở nhà máy ở Việt Nam, và việc tôi nói thành thạo tiếng Việt là một lý do nữa khiến họ nhận tôi."

image
Những người mới tốt nghiệp đại học thường bị đánh giá là thiếu kỹ năng làm việc, như khả năng giao tiếp, khả năng phân tích, suy luận.

Con đường tìm việc gian nan của Nguyen-Cat không phải là điều hiếm gặp thời nay.

Nhiều công ty nói rằng những người vừa tốt nghiệp đại học thường chưa đạt tiêu chuẩn để đi làm.

Trong các cuộc khảo sát, họ đánh giá các ứng viên trẻ thường thiếu kỹ năng làm việc, như khả năng giao tiếp, khả năng phân tích, suy luận.

Khi thị trường việc làm dần được cải thiện, các doanh nghiệp nói họ thấy họ không tìm được đủ những người mới tốt nghiệp đạt yêu cầu, có khả năng làm việc ngay.

reaction unemployment first world problems job hunting job seeking
"Nhiều người mới tốt nghiệp ghi trong hồ sơ là họ từng có một vài kỳ thực tập, và điều đó khiến các hãng cho rằng họ có thể bắt nhịp với công việc ngay," Rosemary Haefer, người đứng đầu ban nhân sự của CareerBuilder, một trang chuyên về dịch vụ tìm kiếm việc làm, nói.

"Thế nhưng có thực sự là họ có kinh nghiệm không? Nhà tuyển dụng cần phải kiểm tra điều đó trong quá trình phỏng vấn và tìm hiểu xem thực ra thì họ dành bao nhiêu thời gian cho các dự án, bao nhiêu thời gian là đi pha trà cho người khác trong các kỳ thực tập đó."

Một số khảo sát cho thấy có sự khác biệt to lớn về cách nhìn nhận vấn đề giữa chủ lao động và sinh viên.

Liệu có phải do chủ lao động có những đòi hỏi không thực tế, hay do các trường đại học và sinh viên không đáp ứng được việc phát triển các kỹ năng cần thiết?

Cả hai, hầu hết các chuyên gia tuyển dụng nói.

image
"Các trường học cần phải chú trọng hơn nữa tới vấn đề phát triển nghề nghiệp và những gì chủ lao động cần," Anthony Carnevale, giám đốc Trung tâm Giáo dục và Lao động thuộc Đại học Georgetown nói.

"Các công ty nói rằng sinh viên có thể có những kiến thức ghi trong sách vở, nhưng lại không có khả năng biến các kiến thức đó thành cách tư duy phân tích, sáng tạo, giải quyết được những vấn đề phức tạp và hoạt động hiệu quả trong nhóm."

Trong lúc các trường đại học cần chú ý hơn tới cái gọi là các kỹ năng mềm mà chủ lao động cần, ông nói, thì "công việc vẫn là người thầy tốt nhất".

Thiết kế lại chương trình học

hunt job
AACU (Hiệp hội các trường đại học tại Hoa Kỳ) nhận thức được khoảng cách kỹ năng này và đang phối hợp với các trường để thiết kế lại chương trình học nhằm phát triển hiệu quả hơn các kỹ năng liên quan tới công ăn việc làm.

Một số tổ chức đang cố gắng giúp giới trẻ phân biệt được các kỹ năng họ có và 'bán' được cho chủ lao động nhưng bản thân họ lại không nhận ra.

YouthNet, một tổ chức thiện nguyện của Anh, vừa ra một công cụ trực tuyến có tên Define Me nhằm giúp những người trẻ tuổi xác định được các kỹ năng họ có được từ sinh hoạt hàng ngày, như chơi thể thao, du lịch hay làm tình nguyện viên, rồi giúp họ tìm được những từ ngữ phù hợp để mô tả các kỹ năng đó trước chủ lao động.

Một cuộc khảo sát do YouthNet thực hiện ở Anh cho thấy gần một nửa các công ty cảm thấy các ứng viên trẻ tuổi không hiểu gì về những kỹ năng mà công việc đòi hỏi, và chừng hai phần ba loại bỏ hồ sơ bởi các ứng viên không thể mô tả chính xác, rõ ràng về những khả năng của bản thân.

image
"Nếu những người trẻ tuổi không có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc nơi công sở, thì họ cần nhận thức được là họ có các tài năng khác có thể chuyển sang hữu hiệu trong công việc, chẳng hạn như kỹ năng viết blog trên truyền thông xã hội, hoặc kỹ năng quản lý tốt thời gian mà họ có được từ thời gian họ làm việc trong một xưởng bánh, hay trong khu vực bếp của một nhà hàng," Oliver Drackford, giám đốc tiếp thị và truyền thông của YouthNet, nói.

Công cụ hỗ trợ

UBS, một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu, đã cung cấp ngân khoản cho Define Me bởi hãng muốn khuyến khích người trẻ tự nhận thức được về bản thân một cách rõ ràng hơn.

image
"Rất nhiều chủ lao động nói 'Bạn không có những thứ cần thiết,'," Richard Hardie, chủ tịch UBS Ltd, nói. "Define Me khiến mọi người suy nghĩ về bản thân mình. Nó giúp ích cho những ai thiếu tự tin, những người chưa được tư vấn cách thức để tự quảng cáo mình hiệu quả."

Một công cụ khác dành cho những người trẻ vẫn đang chưa kiếm được việc làm là Jobipedia, http://www.jobipedia.org, một trang web nơi họ có thể đặt các câu hỏi về việc tuyển dụng và các vấn đề nơi làm việc, và được các quản lý nhân sự từ 30 công ty lớn tư vấn, trong đó gồm cả AT&T, Merck, American Express, và DuPont.

"Các sinh viên được lắng nghe bởi những người chuyên xem hồ sơ xin việc mỗi ngày, tuyển chọn trước các ứng viên có tiềm năng," Mike McGuiness, giám đốc điều hành của Jopipedia.org, nói.

image
Trang web này do HR Policy Association từ Washington DC lập ra. "Họ có thể học được là các chủ lao động đang cần gì, qua đó họ có thể tập trung tìm cách đạt được các kỹ năng hay yêu cầu đó."

Trong số tất cả các lời than phiền mà ông nhận được từ các chủ lao động, ông nói, thì các hãng đặc biệt muốn thế hệ thiên niên kỷ - là những người sinh vào thời thập niên 1980-1990 - phải học cách nói chuyện, ngoại giao "với thái độ tôn trọng người khác, để diễn đạt tốt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu".

"Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là những thứ khác nữa thế hệ thiên niên kỷ bị các chủ lao động đánh giá là còn yếu kém"


Ronald Alsop

job hobbies natalie tran application community channel

Thêm giả thiết về hội nghị Thành Đô
Mối tình ngang trái của người Cha và của người Con...
Bia hay rượu tốt hơn cho sức khỏe?
Vị tướng già trong nhà dưỡng lão
2015: một năm kinh hoàng?
Mừng Chúa Giáng Sinh trên toàn thế giới
Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam
Vấn nạn không nhà
Nước Nga vẫn còn là đại cường?
Như thế nào là vẻ đẹp hoàn mỹ?
Ở những nơi ăn thịt chuột
Hà Nội: Văn hóa côn đồ
Vì sao dự luật về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam b...
Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương
Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
Ngư dân TC phá san hô ở Biển Đông
Tới miền đất cô liêu nhất thế giới
Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam
Mê súng đạn là vấn nạn của nước Mỹ
Kỹ thuật chụp ảnh cho web

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.