Tai nạn kỹ thuật hay chiến tranh không gian?
Thực ra máy bay 737 này đã được hãng Boeing đưa vào hoạt động từ gần 10 năm nay, và riêng 737 MAX thì từ 2017 và đã được liên tục cải tiến qua thời gian. Nó từng được cho là dòng máy bay thành công của Boeing vì rất an toàn.
Nhưng chỉ trong 5 tháng gần đây thôi thì đã xảy ra 2 vụ rơi, một của Lion Air ở Indonesia và một của Ethiopian Airlines ở Ethiopia, trong hai vụ, vụ nào cũng làm chết toàn bộ phi hành đoàn và hành khách.
Facts:
- Cùng loại 737 Max 8
- Kịch bản rơi giống nhau: sau khi cất cánh chưa đầy 10 phút
- Xuất phát từ hai quốc gia kinh tế chậm phát triển và có trình độ quản lý an ninh an toàn kém
- Xảy ra 2 vụ từ tháng 10 2018 đến nay
- Cơ quan quản lý hàng không của Mỹ đưa ra tuyên bố thận trọng, rằng 737 Max vẫn an toàn
- Boeing tuyên bố sẽ CẬP NHẬT PHẦN MỀM trong vài ngày đến.
Analysis:
- Tại sao 737 MAX?
- Tại sao kịch bản rơi giống hệt nhau?
- Tại sao chỉ xảy ra mới đây, từ tháng 10 2018?
- Tại sao không xảy ra ở những quốc gia có trình độ an ninh công nghệ phát triển?
- Tại sao một số quốc gia cấm cả chiều bay đến?
- Tại sao chỉ cần sửa lỗi bằng cập nhật phần mềm?
Assumptions:
Kết nối những dữ liệu trên, tôi đưa ra giả định sau:
- Tai nạn xảy ra đối với dòng máy bay chủ lực của Boeing, khiến nhiều hãng hàng không nghi ngờ về tính an toàn của máy bay Mỹ. Nhiều quốc gia là hub hàng không, nhiều hãng sở hữu những đội máy bay lớn hàng đầu thế giới đã ra lệnh ngưng hoạt động đối với dòng 737 Max này (China, Singapore, Indonesia, Australia, South Korea, Ethiopia, Comair, Cayman Airlines, Gol Airlines, Aeromexico, Aerolineas Argentinas). Danh sách dường như đang ngày càng dài ra!
Nếu vấn đề nghiêm trọng có thể làm Boeing phá sản.
Liệu đây có phải là một đòn trả đũa kinh tế đánh vào Mỹ?
- Việc tai nạn xảy ra ở những nơi có tình trạng an ninh tương đối kém, việc một số quốc gia cấm cả chiều bay đến, và việc hãng Boeing tuyên bố sẽ đưa ra bản cập nhật phần mềm, kết hợp với việc kịch bản rơi ngay sau khi cất cánh nói lên điều gì?
Hệ thống phần mềm điều khiển máy bay bị can thiệp từ bên ngoài (hack)? Bởi một thiết bị được đặt ở đâu đó gần đường băng của sân bay? Ai có đủ trình độ công nghệ thông tin để làm việc này?
Chiến tranh trên không, mà Mỹ mới vừa thành lập quân đội chuyên trách (military space force), đã xảy ra rồi sao?
Trên đây chỉ là "thuyết âm mưu" của tôi, dựa trên phân tích từ thông tin được đăng tải trên báo chí trong và ngoài nước..
Đỗ Hòa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.