Ngày 24/5/2018 , trước sự bàng hoàng của thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố hủy cuộc gặp mặt trực tiếp với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. Bước đi táo bạo và bất ngờ của ông Trump đã đạt được hiệu quả to lớn trong các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai với Bắc Hàn.
Vị thế cao nhất của một người đàm phán là khả năng sẵn sàng quay lưng bỏ đi và thực sự có thể làm được như thế. Trong bất kỳ một cuộc đàm phán nào, bên tỏ ra cần đối phương hơn là bên thua cuộc, thế chủ động luôn nằm trong tay của kẻ lúc nào cũng có thể quay lưng bỏ đi.
Ông Trump đã nhiều lần nhắc nhở Bắc Hàn rằng ông không cần thiết phải có cuộc gặp này và người cần cuộc gặp này nhiều hơn là Bắc Hàn chứ không phải Mỹ.
“Chúng ta có thể gặp Bắc Hàn, nếu nó không thành công thì tôi sẵn sàng bỏ đi” – đây đã luôn là phong cách đàm phán của ông chủ Nhà Trắng. Bắc Hàn quên mất người ngồi tại Nhà Trắng không còn là Barack Obama nên đã đi sai một nước cờ quan trọng.
Ông Trump cũng luôn nhấn mạnh ông còn nhiều giải pháp thay thế, bao gồm “bức tử kinh tế và bao vây quân sự”. Hơn nữa, kho hạt nhân của Mỹ cũng to và hiện đại hơn Bắc Hàn nhiều. Trump luôn luôn thể hiện rằng trong bất kỳ kịch bản nào, Mỹ đều có thể chiến thắng. Ở kịch bản hiện tại, tức là ông Trump rút lui khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Trump được rất nhiều thứ mà gần như không mất gì cả.
Vậy ông Trump mất gì? Một giải thưởng Nobel Hòa Bình hữu danh vô thực? Rõ ràng Bình Nhưỡng đã đánh giá sai Trump khi cho rằng ông là một kẻ háo danh tới mức đó, mặc dù họ cũng có lý do để nghĩ như vậy. Ông Obama, một đối tượng của những chỉ trích thậm tệ nhất của ông Trump, cũng nhận được giải thưởng này sau vài tháng nhậm chức chủ yếu bằng những bài hùng biện về hòa bình tại Trung Đông trong khi chưa làm được gì trong thực tế.
Một số "chính trị da" người Việt hải ngoại đã lầm to khi đặt cược rằng Trump chú ý đến giải thưởng Nobel Hoà bình vào cuối năm. Với tính cách của mình Trump sẵn sàng nhổ toẹt vào những điều đó. Họ cũng rất ngây ngô khi cho rằng trong những cuộc đàm phán như thế này phải chuẩn bị những cuộc gặp ở cấp dưới trước. Gặp cấp dưới để làm gì khi hai kẻ nắm quyền cao nhất là Trump và Kim ? Chỉ khi nào hai người này đồng ý điều cơ bản nhất thì hai bên cấp dưới mới có thể đi sâu vào bàn những vấn đề chi tiết chứ không có quy trình ngược lại.
Vấn đề chủ yếu khiến hai bên không đi đến thoả thuận là phía Triều Tiên đòi Mỹ phải dở bỏ cấm vận toàn phần trong khi đó lại đòi "bán" cho Trump những kế hoạch "dở bỏ vũ khí hạt nhân" mà Trump không muốn mua. Trump muốn mua việc "dở bỏ hạt nhân quan trọng hơn" có thể đánh gục việc phục hồi sản xuất hạt nhân của Ủn. Vì Trump là con cáo. Không dễ để qua mặt Trump.
Sau khi hai bên lộ bài tẩy của nhau, điều tất yếu là đàm phán sẽ đi vào ngõ cụt. Và Trump đã giữ lời hứa trong "nghệ thuật đàm phán" của mình đó là bỏ về để giữ thế "thượng phong". Ủn cần Trump chứ Trump không cần Ủn.
Những ai bảo rằng Trump thất bại trong lần này là quá nông cạn vì đàm phán chưa dừng lại.
Trump chỉ thất bại khi hồ đồ ký một thỏa thuận bất lợi cho Mỹ và cả thế giới. Tuy nhiên với vai trò đối đầu với một tên ăn vạ , ôm bom cảm tử như Ủn hiện nay, nghiêng về phía nào cũng bị các "chính trị da" chống đối lên án. Nhưng diệt được Kim Jong Un mà không mất đi tiền của, công sức thậm chí cả tính mạng thì chỉ có tài "bốc phét" của cánh tả mới làm được mà thôi.
Duong Hoai Linh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.