Tuesday, February 19, 2019

TC kỷ niệm 40 năm cuộc chiến 1979 như thế nào?

baomai.blogspot.com
Một cựu chiến binh Trung cộng đến thăm nghĩa trang quân đội 'Martyr's Cemetery' dành cho tử sĩ của cuộc chiến với Việt Nam năm 1979

Không kèn không trống không hoa. Không một lời đề cập trên Tân Hoa Xã hay Nhân dân Nhật báo. Đó là cách Trung cộng chọn kỷ niệm 40 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam vào năm 1979.

Trong suốt bốn thập kỷ qua, chính quyền Trung cộng hầu như im lặng về cuộc chiến kéo dài 4 tuần đã khiến ít nhất 20.000 lính Trung cộng, và khoảng 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (dù còn nhiều tranh cãi về những con số).

Sự im lặng của Trung cộng về cuộc chiến đã kéo theo sự câm lặng của cả một thế hệ cựu chiến binh Trung cộng.

Một cuộc chiến không được thừa nhận, dẫn đến những ngôi mộ, và nhiều cựu binh tàn tật Trung cộng sống trong quên lãng - dẫn đến xung đột mâu thuẫn kéo dài giữa hội cựu chiến binh Trung cộng với chính quyền Bắc Kinh.

baomai.blogspot.com
  
Bài báo đăng 19/2, trên Bưu điện Hoa Nam viết: "Trong khi lễ kỷ niệm cuộc chiến được tổ chức một cách công khai ở Việt Nam, những cựu chiến binh Trung cộng phải lén gặp riêng, vì chính quyền Bắc Kinh vẫn im lặng, lo ngại làm gia tăng căng thẳng với láng giềng về vấn đề chủ quyền".

"Giới chức vẫn lưỡng lự tổ chức bất kỳ sự kiện kỷ niệm nào [cho cuộc chiến], nhưng cựu chiến binh khắp nước vẫn quyết tâm tổ chức các cuộc tụ họp vào Chủ Nhật bởi vì chúng tôi tin cuộc chiến vẫn là một huân chương danh dự," ông Sun Xingan 62 tuổi nói.

baomai.blogspot.com
  
Ở Việt Nam, năm nay cũng là lần đầu tiên báo chí trong nước được 'thả cửa' để viết về Chiến tranh Biên giới Việt - Trung, dù Đài Truyền hình Việt Nam vẫn tuyệt nhiên không dùng cụm từ "Trung cộng".

Còn ở nước ở bên kia biên giới, theo Bưu điện Hoa Nam, không có một sự đề cập nào trên truyền thông nhà nước, ngoại trừ một số video trên mạng cho thấy có một vài cuộc tụ tập nhỏ.

Và việc tổ chức các cuộc gặp gỡ này ngày càng trở nên khó khăn. 

Thế hệ cựu binh bị lãng quên

baomai.blogspot.com
Bộ đội biên phòng trên mặt trận Trung-Việt vào tháng 8 năm 1978 ở miền Bắc Việt Nam 
 
"Rất là khó để giữ liên lạc với nhau sau nhiều năm, vì một vài đồng chí của chúng tôi đã qua đời. Chúng tôi đều trở nên già yếu," ông Chen Zaichun, 62 tuổi nói.

"Còn vài mảnh đạn vẫn ở trong đầu tôi kể từ cuộc chiến. Tôi chỉ hy vọng chính quyền sẽ chính thức công nhận chúng tôi càng sớm càng tốt," cựu chiến binh Lou Yuming nói.

Trung cộng có khoảng 57 triệu cựu chiến binh và thường luôn được truyền thông nhà nước ca ngợi, nhưng điều này không xảy ra đối với nhóm cựu chiến binh "cuộc chiến tự vệ" năm 1979.

baomai.blogspot.com
  
"[Lễ kỷ niệm] khá là nhạy cảm, và chúng ta có thể thấy từ thực tế rằng Trung cộng đã không tổ chức một chương trình tưởng niệm nào. 

Các quan chức Trung cộng vẫn giữ quan điểm duy trì bức tranh lớn trong mối quan hệ với Việt Nam," Zhang Zhang Jie, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung cộng nói với Bưu điện Hoa Nam.

Kết quả dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong nhiều năm gần đây, điển hình là cuộc biểu tình năm 2016, qua đó nhiều cựu chiến binh đòi được quan tâm hỗ trợ hơn, và nhiều người khác, nhất là nhóm cựu chiến binh tham chiến năm 1979 thì mong được công nhận - nhưng họ đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh trấn áp.

baomai.blogspot.com
Cựu chiến binh TC chiến tranh 1979 biểu tình

"Chính quyền nghe lén điện thoại của tôi, theo dõi mọi hành động của tôi, nên tôi không thể tham dự bất kỳ sự kiện công cộng nào vì tôi không muốn bị rắc rối," cựu chiến binh Zhong Jiangquang nói.

Một nhà sử học quân sự, cũng từng chiến đấu trong một cuộc đụng độ biên giới với Việt Năm năm 1984 nói rằng việc thiếu công nhận chính thức cho sự đóng góp của các cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt-Trung là một lý do chính khiến các cựu chiến binh này tiếp tục đấu tranh với chính quyền, theo Bưu điện Hoa Nam.

Một cựu chiến binh kể lại rằng sau cuộc chiến, khoảng 300 lính Trung cộng đã từng bị phía Việt Nam bắt giữ trong cuộc chiến đã bị công khai bêu rếu (publicly shamed).

"Tất cả những người lính này sau đó đã bị tước bỏ vị thế quân sự, nghĩa là họ đã mất tất cả và kết quả là gia đình họ phải chịu đựng," vị cựu chiến binh xin dấu tên nói.

baomai.blogspot.com
Cựu chiến binh TC chiến tranh 1979 biểu tình

Những người bị thương trong cuộc chiến thì không được phân loại là thương binh, và vì vậy không được hưởng chế độ trợ cấp và cũng vì không được Giải phóng quân Nhân dân Trung cộng (PLA) chấp nhận nên cũng không có tiền chăm sóc lăng mộ của các liệt sĩ nằm rải rác biên giới hai nước.

Những cựu chiến binh này cũng đổ lỗi cho giới lãnh đạo là đã "đánh giá thấp sức mạnh của đối phương", cách đào tạo kém, không hiểu phương pháp chiến đấu hiện đại và phương thức liên lạc lạc hậu, dẫn đến 7.000 binh lính Trung cộng thiệt mạng và 15.000 người bị thương - con số thương vọng mà Trung cộng tuyên bố.

Vì sao Trung cộng im lặng về cuộc chiến này?

baomai.blogspot.com
  
Antony Wong, một nhà quan sát quân sự có trụ sở tại Macau, lên tiếng cho rằng: "Bắc Kinh nên công nhận sự đóng góp của họ cho đất nước, và thực tế là họ phải chịu đựng vì sự phán xét kém của giới lãnh đạo."

"Chỉ có một lời xin lỗi có thể ngăn họ tổ chức các cuộc biểu tình, và giúp chữa lành vết thương tinh thần và thể chất của họ."

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Rand Corporation, thì nói với Bưu điện Hoa Nam rằng:

"Nói chung, vì lợi ích của sự minh bạch, thì việc [thừa nhận kỷ niệm] là lựa chọn tốt nhất cho Trung cộng. Việt Nam thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức lễ kỷ niệm.

"Nhưng đây là lần cuối cùng Trung cộng tham chiến và đã thua. Nếu họ bắt đầu lên tiếng, thì nó sẽ khơi mào cho những người khác nói rằng, 'Thực ra anh đang bắt nạt Việt Nam và những nước tuyên bố chủ quyền [Biển Đông] vào lúc này cơ mà'. Nếu lôi nó ra thì chỉ phiền hà cho Bắc Kinh."

baomai.blogspot.com
  
Còn Colin Koh, nghiên cứu sinh tại Trường Chính Sách Nghiên cứu Quốc tế Singapore, thì cho rằng cuộc chiến năm 1979 không 'vẻ vang' gì cho Bắc Kinh.

"Một trong những lý do có thể khiến Trung cộng hạ thấp cuộc chiến này là vì quân đội PLA đã bị 'dập máu mũi' không phải trong tay Quân đội Nhân dân Việt Nam, mà là trong tay dân quân phòng thủ biên giới."

Bắc Kinh hay tự ca ngợi rằng đã chiến thắng và thành công trong việc "dạy cho Việt Nam vô ơn một bài học".

Nhưng ông Koh cho rằng việc Trung cộng phải chịu những thất bại quân sự mặc dù có vô vàn lợi thế chắc chắn trước Việt Nam là một điều "xấu hổ".

Tuy nhiên, trả lời Bưu điện Hoa Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại 5 nước, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường lưu ý rằng không có quan chức cấp cao nào của Việt Nam đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về ngày kỷ niệm.

baomai.blogspot.com

Ông nói tháng Hai, 2019 là lần đầu tiên truyền thông Việt Nam được phép viết về ngày kỷ niệm một cách công khai, phần lớn là do mối quan tâm, áp lực của công luận về cuộc chiến.

Ông Trường thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã cố gắng gác lại cuộc chiến này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung cộng. Nhưng dư luận ở Việt Nam, đặc biệt là các cựu chiến binh của cuộc chiến năm 1979, đã không bằng lòng với điều này.

baomai.blogspot.com
  
Năm ngoái, Trung cộng đã hoãn chiếu bộ phim Phương Hoa, tái hiện lại cuộc chiến năm Việt-Trung 1979, sau một "cuộc thảo luận phút chót".

baomai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.