Thursday, February 14, 2019

Từ học thuyết Monroe tới học thuyết Truman và chính sách của TT Trump

baomai.blogspot.com
TỪ HỌC THUYẾT MONROE TỚI HỌC THUYẾT TRUMAN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA DONALD TRUMP: MỸ ĐÃ XÂY DỰNG, PHÁ BỎ CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP VÀ ĐANG QUAY LẠI VỚI NÓ NHƯ THẾ NÀO ?

Ngày 02 tháng 12 năm 1823, Tổng thống Monroe nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội đã công bố những điều mà sau này được gọi là Học thuyết Monroe. Tổng thống thông báo như một nguyên tắc rằng: “Các lục địa châu Mỹ với địa vị tự do và độc lập đã được thừa nhận và duy trì, từ nay về sau không còn bị xem là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành”.

Học thuyết Monroe tuyên bố rằng Cựu Thế giới và Tân Thế giới có hệ thống vận hành khác nhau, phải duy trì các lĩnh vực riêng biệt, và đưa ra bốn luận điểm cơ bản:

baomai.blogspot.com  

·        Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ hoặc các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc châu Âu.

·        Hoa Kỳ công nhận và sẽ không can thiệp vào các thuộc địa và các lãnh thổ lệ thuộc đương thời ở Tây bán cầu.

·        Tây bán cầu được bảo vệ khỏi tiến trình thực dân hóa.

·        Bất kỳ nỗ lực nào của một cường quốc châu Âu nhằm đàn áp hoặc kiểm soát bất kỳ quốc gia nào ở Tây bán cầu sẽ được coi là một hành động thù địch chống lại Hoa Kỳ.

baomai.blogspot.com
  
Học thuyết Monroe cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu. Người ta có thể hiểu tuyên bố này như sự cách ly khỏi Châu Âu, một tuyên bố đơn phương nhằm thúc đẩy mở rộng chủ nghĩa biệt lập trong khu vực Tây bán cầu và từ chối tham gia những liên minh bắt buộc.

Học thuyết này lúc đầu được các quốc gia Mỹ Latinh nhìn nhận rất tích cực. Họ coi đó là một sự hứa hẹn của Mỹ giúp họ duy trì nền độc lập và được coi như một văn kiện có tính ràng buộc cho việc xây dựng một liên minh toàn Châu Mỹ. Tuy nhiên, học thuyết đã cho thấy tính vị kỷ cường quốc khu vực, muốn nắm gọn trong tay những gì bên cạnh và không muốn bên ngoài can thiệp.

Học thuyết này cũng chú giải là Hoa kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu. Tuy nhiên sau khi Nhật, tấn công Trân Châu Cảng chủ nghĩa biệt lập của Hoa Kỳ bị phá sản. Bởi theo cam kết của phe Trục khi Hoa kỳ tuyên chiến với Nhật thì phát xít Đức không cần do dự cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Và như thế châu Mỹ không còn đứng ngoài cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đây học thuyết Truman ra đời.

baomai.blogspot.com
  
Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Học thuyết Truman đã phá bỏ Học thuyết Monroe. Về mặt kinh tế, Học thuyết đã trực tiếp dẫn tới việc hình thành Kế hoạch Marshall được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1948 với mục tiêu kiềm chế chủ nghĩa cộng sản bằng cách giúp đỡ nền kinh tế châu Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Về mặt quân sự, việc gửi quân đội tới các quốc gia mà Mỹ cho là “thân thiện” đã tạo tiền đề hình thành nguyên tắc “an ninh tập thể”, xây dựng một mạng lưới các quốc gia đồng minh và thân thiện được Mỹ viện trợ về mặt quân sự, đồng thời dẫn đến việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

baomai.blogspot.com
  
Ngày 12/3/1947, trong bài diễn văn diễn văn trước Quốc hội, Tổng thống Harry S. Truman đã đưa ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, đồng thời yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 400 triệu đôla nhằm viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Truman đã cảnh báo với Quốc hội Mỹ rằng nếu không có sự giúp đỡ thì hai nước này sẽ rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản.

Do đó, việc bảo vệ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là cần thiết để duy trì trật tự ở Trung Đông và tự do ở Châu Âu. Cũng trong bài diễn văn, Truman chỉ ra rằng các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với một sự lựa chọn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, giữa chế độ “độc tài” và “dân chủ”, giữa “tự do” và “áp bức”. 

Tổng thống Truman khẳng định rằng Học thuyết của ông đánh dấu một “bước ngoặt” trong chính sách đối ngoại Mỹ, gắn liền với quan niệm cho rằng an ninh của Mỹ gắn chặt với an ninh thế giới. Học thuyết đã trở thành yếu tố trung tâm trong việc hình thành thế đối đầu về ý thức hệ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thúc đẩy một chiến dịch lớn nhằm kiềm chế Liên Xô và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com



Dương Hoài Linh

baomai.blogspot.com

Vì sao trực thăng chưa trở thành phi cơ dân dụng
Báo Mỹ ủng hộ Trump _ ‘Tường biên giới có truyền thống lâu đời’
Thư ngỏ kính gửi: Giáo sư khoa trưởng Stephen Young
Án lệnh Salomon
Những bức tường biên giới
Hàng trăm ngàn người Venezuela tiếp tục xuống đường
Tổng thống Trump tìm được 23 tỉ USD xây tường biên giới
Đại gia ở Mỹ
Dân miền Tây kẹt xe về Sài Gòn sau Tết
Tại sao Trump không thèm gặp Tập trước ngày 1-3-2019?
Liệu có “Rối Loạn” bởi mối thù “Phế Phụ - Giết Cha” ?
Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?
Duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài
Chim ưng biển CV-22 của Mỹ xuất hiện lần đầu tại Việt Nam
Laura Doyle _ Người vợ quy hàng
Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị kết tội ở Mỹ
Mr Jones _ người tố cáo Stalin gây nạn đói 1932-33
Dân tộc… lưu vong
Bức tranh vẽ TT Trump “Vượt qua đầm lầy” trở nên nổi tiếng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.