Saturday, February 16, 2019

Donald Trump và Kim Jong-un sẽ làm nên lịch sử?

baomai.blogspot.com
Donald Trump và Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Singapore vào tháng Sáu năm 2018

Việt Nam lẽ ra phải là nơi được chọn để tổ chức Thượng đỉnh Trump - Kim ngay từ lần đầu, một nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói từ Hà Nội.

So với Singapore trong việc đứng ra tổ chức sự kiện, Việt Nam có sự khác biệt nhất định, đặc biệt trong khía cạnh liên quan kinh phí đăng cai, vẫn theo ý kiến này.

Trong khi đó, theo ý kiến một nhà nghiên cứu khác từ Hoa Kỳ, lý do Việt Nam được chọn là vì có thể làm cho ông Kim Jong-un, lãnh đạo Bắc Hàn, được 'thoải mái hơn' khi dự Thượng đỉnh.

Hôm 14/2/2019, trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm về việc Việt Nam nằm ở đâu khi tổ chức sự kiện quan trọng dự kiến diễn ra vào ngày 27-28/2/2019 và so sánh với cuộc lần đầu ở Singapore vào 12/6/2018 thì sao, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Iseas (Singapore), nói:

"Tôi thấy lẽ ra Việt Nam là nơi đăng cai cuộc họp đầu tiên. Nhưng lúc đó Singapore thuận lợi hơn. Phía Mỹ và Bắc Triều Tiên họ đồng ý để cho Singapore đăng cai lần đầu.

"Phía Mỹ và Triều Tiên tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam, hoặc các cuộc thăm của mấy nhóm Mỹ, nhóm Bắc Triều Tiên. Thực ra họ có gợi ‎ý Việt Nam hồi cuối tháng 11/2019. Nhưng gần đây mới công bố chính thức vào ngày 8 tháng Giêng. Chuẩn bị thì đã có từ trước. Lần này Việt Nam sẽ mời cấp Nhà nước của Chủ tịch Bắc Triều Tiên - ông Kim Jong-Un đến Hà Nội ngay trước khi có cuộc gặp thượng đỉnh với Donald Trump.

"Nếu xét về mặt chính trị hay các quan hệ thì Việt Nam có quan hệ với Mỹ lẫn Bắc Triều Tiên. Nhưng có một cái Mỹ nhấn mạnh: trước đây Mỹ và Việt Nam thù nhau, giờ thành đối tác ngày càng tốt. Đó là điều kiện để Việt Nam có thể đảm nhận việc này.

Thứ hai về địa lý, Việt Nam rất gần Bắc Triều Tiên. Khoảng cách hai bên thì máy bay đi mất 3 tiếng thôi. Gần hơn những chỗ khác. Gần hơn Mông Cổ, Singapore, Bangkok. Việt Nam có kinh nghiệm tổ chức các cuộc họp lớn. Nhìn chung là Việt Nam an toàn. Trước đây họ định chọn Đà Nẵng, nhưng Chủ tịch Kim thích Hà Nội hơn. Nên cuối cùng Tổng thống Trump quyết định tổ chức ở Hà Nội. Công việc chuẩn bị rất đơn giản. Không có vấn đề gì lớn. "

baomai.blogspot.com
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng Việt Nam có kinh nghiệm tổ chức các sự kiện quốc tế và là một nơi an toàn.

Trước câu hỏi ở cuộc Thượng đỉnh đầu tiên, Singapore đã đạt được điều gì quan trọng nhất, còn Việt Nam lần này kỳ vọng đạt được điều gì, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói:
"Việt Nam thì người ta kỳ vọng vào việc tổ chức thành công Hội nghị này. Việt Nam đương nhiên rất là mong muốn cuộc gặp lần hai này mang lại những kết quả cụ thể. Cuộc gặp hai khác cuộc gặp một ở chỗ: hai ông không đàm phán gì cả, mà thỏa thuận lại 12-14 điểm mà lần trước đã thỏa thuận.

"Bây giờ đi từng bước một xem là làm cái gì trước, làm đến mức nào. Không phải là cuộc đàm phán nữa. Đã đàm phán ở cuộc đầu và trước cuộc đầu. Và lúc này họ cũng đang bàn với nhau. Vừa rồi thì đại diện của Mỹ có đi Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên... Có nói rất rõ là gần đến mức thỏa thuận rồi nhưng thời gian gấp quá chưa đi hết được 12 điểm đó.

"Việt Nam cũng như Trung Quốc hay Nga đều hy vọng cuộc gặp này đi đến kết quả cụ thể. Cụ thể là Bắc Triều Tiên đồng ‎‎ý bằng một cách nào đó phi hạt nhân hóa theo quy chế duy nhất Liên Hợp Quốc đặt ra: phi hạt nhân hóa toàn diện. Quá trình phi hạt nhân hóa được kiểm soát và không bị đảo ngược. Bắc Triều Tiên cũng hy vọng đổi lấy cái đó, cộng đồng quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ đảm bảo an ninh cho họ."

'Lợi lạt' thế nào?

baomai.blogspot.com
Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim lần thứ nhất đã diễn ra ở Singapore vào ngày 12/6/2018.

Trước câu hỏi của khán, thính giả gửi cho Bàn tròn đề nghị cho biết 'ai chi trả' kinh phí Thượng đỉnh Trump - Kim lần II và Việt Nam so với Singapore thì vấn đề 'lợi lạt' thế nào, ngay sau Bàn tròn thứ Năm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ông viết:

"Chi phí của Mỹ, họ trả 100%. Chi phí từ Bắc Hàn, thì về nguyên tắc họ trả 100%. Nhưng lúc này họ nghèo, nên Việt Nam cũng giúp một phần. Các nước khác giúp nữa, Trung Quốc, Nam Hàn. Như thế là rõ là không có gì nhạy cảm.

"Việt Nam khác Singapore, Singapore quảng bá được cho du lịch, mà du lịch thì tính ra tiền được. Họ chi lần trước 20 triệu USD, không rõ cho những việc gì. Việt Nam thì chi về khách sạn, bảo vệ, đón tiếp, địa điểm họp... Chi phí không lớn, chi phí chuyến thăm cấp nhà nước của ông Kim, nếu diễn ra, Việt Nam chi gần hết."

Từ Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, nêu quan điểm từ góc nhìn chính trị quốc tế, chính trị khu vực và một số nước liên quan, cho biết ở Thượng đỉnh này các bên đang hướng tới đi gì và muốn đạt được điểm gì quan trọng nhất, ông nói với Bàn tròn thứ Năm trực tiếp từ London:

"Để trả lời câu hỏi Việt Nam ở vị thế nào, thì Việt Nam ở vị thế chủ nhà, nhà điều hợp (Facillitator) giúp cho việc điều đình gặp gỡ nhau được tốt đẹp. Có rất nhiều lý do để người ta chọn Việt Nam. Nhưng có nhiều lý do để cho ông Kim được thoải mái.

"Có hai lý‎ do chính: thứ nhất là khi họp, người ta họp ở nước trung lập. Thì Singapore thực ra cũng là trung lập nhưng không phải nước cộng sản. Việt Nam được coi là trung lập giữa hai bên và là nước cộng sản. Thành ra Việt Nam và Bắc Triều Tiên cùng thể chế. Về phương diện chính trị, ông Kim đến Việt Nam thoải mái hơn.

"Thứ hai là Việt Nam cũng tương đối gần như ông Hà Hoàng Hợp nói. Điểm quan trọng là ông Kim ghét đi xa. Đây thì gần. Thứ hai là ông ấy thích an toàn, hay đi đường xe lửa. Bây giờ bay sang là ông ấy bay hàng không Trung Quốc, tức là ông thấy thoải mái, an toàn.

"Thành ra việc họp đó rất tiện cho ông Kim, ông muốn như thế. Cho nên Mỹ có một số thương lượng để cho cuộc họp thành công.

"Còn vấn đề Singapore, thì lần trước hai bên chọn Singapore là bởi Singapore là nước Đông Nam Á tương đối gần Bắc Triều Tiên. Singapore lại là Chủ tịch của khối ASEAN. Singapore cũng có rất nhiều kỹ thuật, tổ chức rất hay, cho nên việc đó hợp tình hình. Lần này tìm chỗ khác, Việt Nam thuận lợi hơn tất cả."

Muốn làm nên lịch sử

baomai.blogspot.com
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng có nhiều lý do để Việt Nam được chọn đăng cai cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim lần II.

Khi được hỏi riêng về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump mong đợi gì ở cuộc Thượng đỉnh này, trong lúc có người nói dường như ông Trump muốn đây là cuộc hai, rồi có thể sẽ có cuộc thứ ba, cuộc thứ tư v.v... tức là bước sang nhiệm kỳ hai (nếu có) của ông Trump, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đáp:

"Cuộc họp đầu tiên là do quyết định đột khởi, theo cảm tính của ông Trump. Ông muốn có tiếng, có hình ảnh, muốn được nói đến. Và ông nghĩ là ông có khả năng điều đình, gặp ông Kim thì ông có thể đạt được nhiều kết quả, nhưng cuối cùng không đạt được kết quả. Vì thế nên cần phải có cuộc họp lần hai này.

"Ông Trump muốn có một chiến thắng ngoại giao. Từ trước đến giờ chưa có một thắng lợi ngoại giao nào có thể gọi là ghê gớm cả. Thành ra, nếu tiếp tục vấn đề Bắc Hàn, ông sẽ là người làm nên lịch sử, là điều ông muốn. Vì thế ông rất cố gắng [trong vấn đề] Bắc Hàn.
"Nhưng cuộc điều đình với Bắc Hàn không phải chuyện thường, bởi vì nguyên tắc quan trọng như người ta nói là phải giải giới hạt nhân toàn diện, kiểm soát được và không thể thay đổi được - thì đó là mục tiêu mà Mỹ theo đuổi từ trước - từ thời ông Bush, ông Obama cho đến thời ông Trump thì cũng như thế thôi.
"Vấn đề đặt ra là bây giờ làm như thế nào để đạt được chuyện đó...," nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nêu quan điểm.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận thêm:
"Việt Nam mong họ - Bắc Triều Tiên - đồng ý về vấn về phi hạt nhân hóa, ký hiệp ước hòa bình với Nam Hàn, rồi mở của ra để mà làm ăn, mua bán, thì sẽ giàu lên.
"Nhận thức của Việt Nam là phù hợp, phi hạt nhân hóa có lợi cho tất cả. Còn ông Trump làm việc này vừa là vì Mỹ, vì bản thân ông ấy và vừa còn vì thế giới,".
baomai.blogspot.com
Ngôn ngữ ngoại giao của Hoa Kỳ
9 điều khiến Paris không hoa lệ như bạn tưởng
TT Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây tường biên giới
FBI đã "giăng bẫy" Huawei
Nhân Brexit nhắc lại vụ vua Henry bỏ vợ đẩy Anh ly khai Vatican
FBI công bố hình vẽ nạn nhân của kẻ giết người hàng loạt
Từ học thuyết Monroe tới học thuyết Truman và chính sách của TT Trump
Vì sao trực thăng chưa trở thành phi cơ dân dụng
Báo Mỹ ủng hộ Trump _ ‘Tường biên giới có truyền thống lâu đời’
Thư ngỏ kính gửi: Giáo sư khoa trưởng Stephen Young
Án lệnh Salomon
Những bức tường biên giới
Hàng trăm ngàn người Venezuela tiếp tục xuống đường
Tổng thống Trump tìm được 23 tỉ USD xây tường biên giới
Đại gia ở Mỹ
Dân miền Tây kẹt xe về Sài Gòn sau Tết
Tại sao Trump không thèm gặp Tập trước ngày 1-3-2019?
Liệu có “Rối Loạn” bởi mối thù “Phế Phụ - Giết Cha” ?
Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.