Wednesday, February 13, 2019

Đại gia ở Mỹ

baomai.blogspot.com  

Bà Xuân đã dọn dẹp nhà tươm tất, căn phòng apartment 1 phòng ngủ của hai vợ chồng bà ngày thường đã gọn gàng bà vẫn muốn gọn gàng hơn, lại có bó hoa tươi mới mua ở chợ về cắm để giữa bàn nên phòng khách chật hẹp bỗng tươi thắm và lịch sự hơn ngày  thường.

Bà sốt ruột ngóng nhìn mông lung ra khung cửa sổ và nói với chồng:

- Chắc anh chị Bảo sắp đến rồi.

Rồi bà bỗng ngại ngùng:
- Họ là đại gia ở Việt Nam nhà cao cửa rộng, tiền bạc bề bề, chúng ta tuy ở Mỹ nhưng ngược lại…

Ông Xuân hiểu ý vợ:
- Mỗi thời mỗi khác, ngày xưa nhà bà giàu có trong khi bà Bảo là con nhà công chức nghèo mà hai người vẫn chơi thân nhau đấy.

baomai.blogspot.com
Note: hình trong bài này là minh họa

Ngày xưa bà Bảo và bà Xuân là bạn bè cùng lớp từ trung học đệ nhất cấp đến đệ nhị cấp,  cả hai cùng theo học anh văn Hội Việt Mỹ, cùng yêu thích tiếng Anh và thích một nước Mỹ xa xôi giàu đẹp.

Bà Xuân học năm thứ hai luật khoa thì lấy chồng. Ông Xuân cũng là sinh viên văn khoa vào đời lính. Chàng theo nghiệp đao binh bỏ dở học hành, nàng yêu lính sẵn sàng làm người vợ thời chiến. Cha mẹ bà Xuân cho vợ chồng bà một cửa hàng sửa xe gắn máy ở Đa Kao, nàng trông coi cửa tiệm với vài người thợ, chàng ở tiền đồn xa thỉnh thoảng về thành phố thăm vợ.

baomai.blogspot.com
  
Bà Bảo không học đại học nào, bà đi làm công chức như cha, cô thư ký lương ba cọc ba đồng lấy chồng là một đồng nghiệp cũng chẳng khá giả gì. Hai người bạn có gia đình riêng, hai cuộc sống khác nhau. Dòng đời nổi trôi chia rẽ mỗi người một hướng và cách xa.

Gia đình bà Xuân sang Mỹ diện H.O. Sau những năm tháng dài tù tội nơi núi rừng từ Nam ra Bắc, ông Xuân bệnh hoạn đau yếu, ông đi làm được một thời gian ngắn thì phải nghỉ ở nhà, bà Xuân cũng làm chẳng bao nhiêu, nghỉ ở nhà để chăm sóc chồng. Hai ông bà đang hưởng tiền trợ cấp của chính phủ.

baomai.blogspot.com
  
Ông bà Bảo đi tour du lịch sang Mỹ, đến thành phố Houston tiểu bang Texas. Hai người bạn xưa mới vừa biết tin nhau qua một vài người quen. Thế nên mới có cuộc hẹn gặp nhau bất ngờ ngày hôm nay.

Ông bà Bảo đang đứng trước cánh cổng sắt của khu apartment trên đường Beechnut, phải bấm số mật mã mới liên lạc được ông bà Xuân để cổng mở.

Ông lẩm bẩm khen:
- Nhà khu chung cư có cổng an ninh tốt qúa, chẳng thua gì nhà mình ở Sài Gòn bà nhỉ.

baomai.blogspot.com
  
Bà Bảo ngắm nghía tòa nhà và trầm trồ:
- Nhà chung cư cao tầng này vừa đẹp vừa mới, chắc giá thuê không rẻ đâu, anh chị Xuân vẫn phong lưu như ngày xưa..

Ông bà Xuân đã hớn hở tận tình đi ra cổng đón khách vào nhà, chào hỏi mừng vui ríu rít xong chủ và khách thong thả đi bộ qua những hành lang, bước lên những bậc thang sạch đẹp của chung cư. Bà Bảo cất tiếng khen:
- Khu chung cư cao cấp có khác, sạch sẽ không thấy một cọng rác.

Ông bà Xuân chưa kịp nói gì thì ông Bảo chỉ một bóng dáng bà Mễ đang lui cui quét dọn phía xa cuối hành lang:
- Bà nhìn kìa, có lao công quét dọn chăm chỉ thế cơ mà..

Nhà ông bà Xuân ở tầng hai, là một căn phòng nhỏ rộng khoảng 700 Sq Ft.. Bà Xuân thành thật khiêm nhường:
- Hai anh chị ở Việt Nam là đại gia, nhà cửa cao sang rộng lớn thông cảm cho vợ chồng chúng tôi căn phòng hẹp này nhé. Nghe bạn bè nói anh chị có công ty lớn lắm…

Được dịp bạn hỏi bà Bảo hãnh diện:
- Nhờ trời chúng tôi ăn nên làm ra. Dù bận trăm công nghìn việc chúng tôi cũng Mỹ du một chuyến cho biết đó đây.

Mời khách ngồi xuống ghế xong bà Xuân pha trà rót nước và giới thiệu:
- Đây là căn chung cư bình thường chứ chẳng cao sang gì, được cái là mới xây dựng 6-7 năm nay, dành cho những người cao niên hưởng trợ cấp nhà nước. Chúng tôi chỉ trả tiền thuê với một gía rất rẻ.

Bà Bảo ngạc nhiên suýt xoa:
- Ô , thích nhỉ…

baomai.blogspot.com  
  
Ông Bảo thì thực tế thắc mắc:
- Vậy là anh chị đã đi làm đóng thuế cho nhà nước nhiều lắm mới được hưởng tiêu chuẩn này?

- Trái lại, chúng tôi đi làm ít lắm, lúc có lúc không, thậm chí không đủ credit về hưu nữa, nên nhà nước phải trợ cấp mọi chi phí như nhà ở, y tế và tiền mặt để sinh sống.

Bà Bảo hỏi ngay:
- Mỗi tháng hai anh chị được trợ cấp bao nhiêu? Có thoải mái chi tiêu không?

Ông Xuân tỉ mỉ:
- Ở Texas này tiền trợ cấp cho một người là 771 đồng, cho hai vợ chồng ở chung thì hơn 1,100 đồng, lại còn thêm mấy chục đồng tiền food stamp nữa.. Tuổi gìa chúng tôi ăn xài là bao nên vẫn có dư tiền thỉnh thoảng gởi giúp vài họ hàng nghèo khó ở Việt nam. Về mặt y tế chúng tôi đi bác sĩ hay vào nằm bệnh viện không tốn một xu nào cả..

baomai.blogspot.com  

Bà Xuân kể:
- Có lần ông ấy cảm thấy mệt khó thở tôi gọi 911 vài phút sau là xe cấp cứu đến chở thẳng ông vào bệnh viện. Ở với ông suốt buổi chiều, cô y tá biết là tôi đói nhắn nhân viên nhà bếp mang lên cho tôi một xuất thức ăn bữa chiều nóng sốt ngon lành.

- Thế chị Xuân có phải “xã giao” cho tiền cô y tá không mà họ đối đãi tốt thế? Còn tiền “lót tay” cho bác sĩ là bao nhiêu?

- Ở Mỹ không phải như Việt Nam đâu chị Bảo ơi, bổn phận bác sĩ, y tá là phục vụ người bệnh đến nơi đến chốn mà.

- Ô, thích nhỉ..

Bà Bảo kêu lên xong lại so sánh:
- Những bác sĩ mà vợ chồng Xuân đến khám bệnh, bệnh viện mà chồng Xuân nằm là niềm ước mơ cao xa của biết bao người ở Việt Nam, phải có thật nhiều tiền, phải xin đủ thứ giấy tờ thủ tục mới đến được nước Mỹ để chữa bệnh.

- Vâng, nhờ sống ở Mỹ, y tế của Mỹ chăm sóc mà sức khỏe ông Xuân nhà tôi mới được như ngày nay.

baomai.blogspot.com
  
Ông Bảo thắc mắc sang chuyện khác:
- Nhưng người ta bảo ở Mỹ không có…tình người. Ngay con cái họ, đến tuổi trưởng thành cũng bị “đuổi” ra khỏi nhà. Quanh năm ta chẳng thấy mặt mũi thằng hàng xóm ra sao. Họ lại kỳ thị những sắc dân da màu.

- Văn hóa, cách sống, suy nghĩ của mỗi dân tộc khác nhau thôi anh ạ. Người Mỹ không có tình người sao các ông bà tỷ phú Mỹ đã hiến tặng bao nhiêu của cải cho tha nhân, cho xã hội. Chính phủ Mỹ cho chúng ta bảo lãnh thân nhân đoàn tụ diện vợ chồng, con cái cha mẹ đã đành, kể cả diện anh chị em, một người ở Mỹ bảo lãnh cả đàn anh chị em và con cái họ sang Mỹ đoàn tụ.

Bà Bảo tán thành:
- Phải đấy, ngay dân gian Việt nam mình còn có câu “Kiến gỉa nhất phận” anh em ai có phận nấy chứ có đùm bọc nhau mãi đâu. Người Việt mình còn kỳ thị với nhau nữa là, nào kỳ thị vùng miền, tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo..

Ông Bảo gật gù:
- Ừ nhỉ…suy ra mình còn kỳ thị mình nói chi ai, cho tới giờ này các diện bảo lãnh của Mỹ vẫn còn. Đúng là lòng bao dung nhân ái của nước Mỹ không ngừng nghỉ.

baomai.blogspot.com
  
Bà Xuân nói:
- Nhìn những người handicap ở Mỹ là thấy tình người ra sao rồi, họ được đối xử tử tế và thân ái, mọi ưu tiên dành cho họ nơi công cộng.

Vừa lúc ấy có tiếng gõ cửa, thì ra cô Lan đến. Bà Xuân dặn dò nhờ cô nấu cho bữa ăn chiều với hai người khách xong ra bàn tiếp tục chuyện trò. Bà Bảo tò mò hỏi:
-  Anh chị thuê mướn người giúp việc nhà hả?

Bà Xuân giải thích:
- Đây là người của Home care đến giúp chúng tôi những công việc nhà như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ v..v…. Mỗi ngày cô đến làm việc 6 tiếng. Chi phí thuê mướn nhà nước chi trả.

- Trời, thế thì anh chị như ông hoàng bà chúa rồi còn gì, được trợ cấp đủ thứ lại còn kẻ hầu người hạ.

baomai.blogspot.com
  
Ông Bảo cũng ngạc nhiên:
- Sao mà nước Mỹ rộng lượng tử tế đến thế chứ. Tuổi ngoài 70 như anh chị Xuân bao người ở Việt nam còn phải nắng mưa dãi dầu kiếm miếng cơm manh áo. Hèn gì tôi từng nghe nói ở Mỹ là thiên đường của tuổi già, nhưng hôm nay tận mắt thấy tai nghe, chỉ đôi điều trong nhà anh chị thôi, tôi đã hiểu cái thiên đường ấy tốt đẹp thế nào.

Bà Bảo bỗng buồn buồn:
- Chị Xuân còn nhớ không? hồi chúng mình học Hội Việt Mỹ cả hai từng ngưỡng mộ nước Mỹ giàu đẹp. Xuân đã may mắn được đến nơi này còn tôi thì không.

Bà Xuân thành thật:
- Tuy ở Việt nam nhưng vợ chồng chị là đại gia giàu sang cũng sướng chán.

Bà Bảo càng thành thật hơn:
- Vợ chồng Xuân mới là đại gia ở Mỹ.

-  “Đại gia” …. hưởng trợ cấp nhà nước hả chị Bảo.

- Tôi nói thật đấy, không bông đùa đâu. Những gì vợ chồng chị đang hưởng chẳng con cái nào chăm lo cho được dù chúng ở Mỹ hay ở Việt nam, dù chúng giàu có đến đâu. 

baomai.blogspot.com
  
Bà Bảo kể lể:
- Vợ chồng tôi đại gia thật đấy nhưng làm ăn ở Việt Nam lắm cạnh tranh, lắm thăng trầm, lúc được lúc thua, đâu phải chỉ toàn là những thành công tiếp nối thành công. Nhất là phải xã giao, biếu xén, hối lộ mới xong thủ tục đầu tiên, nhưng cũng là cái dây thòng lọng treo cổ mình bất cứ lúc nào. Hôm nay đại gia mai bị nhà nước hỏi thăm xập tiệm mấy hồi.

Ông Bảo tiếp lời vợ:
- Anh chị được hưởng đầy đủ mọi tiện nghi cuộc sống của xã hội và an toàn cho đến cuối đời, tha hồ thảnh thơi an nhàn vui hưởng tuổi già. Còn một gia tài vô gía khác là anh chị sống ở một đất nước tự do dân chủ hàng đầu thế giới. Nếu được chọn lựa thì tôi sẽ chọn lựa là “đại gia” ở Mỹ như anh chị.

Bà Bảo tiếc rẻ:    
- Giá mà ngày xưa chúng tôi được đi Mỹ như anh chị….

Cô Lan đã nấu xong và dọn cơm ra bàn, những món ăn quen thuộc của người Việt nam như cá đù ướp xả chiên, tôm rim và canh bí nấu tôm khô.

baomai.blogspot.com
  
Bà Xuân nói với bạn:
- Mâm cơm toàn là sản phẩm ở Mỹ. Mời anh chị…

Bà Bảo lại so sánh:
- “Đại gia” ở Mỹ hơn hẳn đại gia ở Việt nam chúng tôi điều bình thường này nữa, hàng ngày được ăn những thực phẩm bảo đảm chất lượng. Ở Việt Nam có tiền cũng chưa chắc mua được những thực phẩm tươi sạch. Xã hội khiến người ta lọc lừa từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, chẳng biết tin ai.  Sang Mỹ du lịch ăn món gì tôi cũng cảm thấy ngon vì cảm giác tin tưởng yên tâm vào thực phẩm.

Cả nhà vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Bà Xuân thấy vui hơn vì vợ chồng bạn cởi mở chân tình và nhận xét đúng như quan niệm của bà.

baomai.blogspot.com
  
Nếu phải đánh đổi hiện tại đang là người nghèo ở Mỹ hưởng trợ cấp chính phủ để trở thành đại gia giàu có ở Việt nam như vợ chồng chị Bảo thì chắc chắn ông bà Xuân cũng không bao giờ chấp nhận.


Nguyễn Thị Thanh Dương

baomai.blogspot.com

Dân miền Tây kẹt xe về Sài Gòn sau Tết
Tại sao Trump không thèm gặp Tập trước ngày 1-3-2019?
Liệu có “Rối Loạn” bởi mối thù “Phế Phụ - Giết Cha” ?
Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?
Duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài
Chim ưng biển CV-22 của Mỹ xuất hiện lần đầu tại Việt Nam
Laura Doyle _ Người vợ quy hàng
Trùm ma túy khét tiếng ‘El Chapo’ bị kết tội ở Mỹ
Mr Jones _ người tố cáo Stalin gây nạn đói 1932-33
Dân tộc… lưu vong
Bức tranh vẽ TT Trump “Vượt qua đầm lầy” trở nên nổi tiếng
Cánh tay phải của TT Trump cử tới Biển Đông
5 huyền thoại trong tâm trí người Việt về Singapore
Đạt thỏa thuận an ninh biên giới tránh đóng cửa chính phủ
Du học sinh Trung cộng sắp hết đất sống ở Mỹ
Lý do tại sao người ta ghét bức tường
Vì sao các sân ga Nhật Bản lắp đèn màu xanh
Cuộc chiến chống quân xâm lược Trung cộng tháng 2 năm 1979
Một lần về Tổng Chúp

2 comments:

  1. Truyện ngắn viết chân thực, nhẹ nhàng sâu sắc... Tuy nhiên, so sánh 2 thái cực : một bên là Siêu cường số 1 thế giới- thế giới tự do với 1 Quốc gia CS toàn trị ( xếp 120 / 180 Nước) nó rất vênh... Ở VN có 2 đợt xuất dương :
    - sau 1975 hàng triệu người xuống thuyền vượt biên...
    - Nay thì hàng vạn các cháu “ lên thuyền” đi du học , rồi ở lại...
    Cái buồn là : Đất NướcVN , ai tinh hoa đều muốn bỏ nước ra đi ? Vậy thì rồi cái tộc Người Giao Chỉ với hình đất chữ S này để cho Tàu nó biến thành “ khu tự trị” hay sao ? Người Việt bỏ đi... người Nhật, người Hàn xốc tới lập các khu Công nghiệp to tát, các Khu đô thij mới hiện đại, dân ta lại là ô sin, cửu vạn, gái đĩ phục vụ Tư bản Nhật , Hàn...?
    Ôi Nhà văn , hãy viết thế nào để dân mình yêu Đất Nước mình như cụ Phần Chu Trinh kia chứ ... ghét thì dễ, yêu thương mới là khó lắm kia ?!
    Đôi điều chia sẻ ...
    Hà Nội 14-2-2019
    Nguyễn Khôi
    ( Nhà văn Hà Nội)

    ReplyDelete
  2. Đây là chuyện thật nên nói ra, hơn là vì mặc cảm vọng ngoại (nước Mỹ)mà bóp méo sự thật như nhiều người đã viết để không bị chửi là không yêu nước.
    Còn chuyện viết để người Việt yêu nước Việt là một vấn đề khác.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.