Friday, March 1, 2019

Quan chức Mỹ xác nhận Triều Tiên không đòi bỏ hết cấm vận

baomai.blogspot.com
Cuộc gặp lần hai của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đã thất bại

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 cho biết ông bỏ ngang cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên tại Hà Nội vì ông Kim yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận, một tuyên bố khiến phái đoàn Triều Tiên đã phải tổ chức một cuộc họp báo bất thường vào nửa đêm hôm đó để bác bỏ.

baomai.blogspot.com

Vậy ai là người nói thật? Trong trường hợp này, có vẻ như đó là phía Triều Tiên bởi vì những gì họ nói cũng là yêu cầu mà họ đã thúc đẩy trong nhiều tuần tại các cuộc đàm phán ở cấp thấp.

Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần hai ở Hà Nội sụp đổ hôm 28/2 khi bị ông Trump cắt ngắn đột ngột mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Ngay sau đó, ông Trump đã nói với báo giới rằng lý do đàm phán thất bại là bất đồng xung quanh việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận.

“Về cơ bản, họ đòi dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận mà chúng tôi không thể làm được,” ông nói. “Chúng tôi phải rời bỏ cuộc họp.”

baomai.blogspot.com

Vài giờ sau, hai thành viên cao cấp của phái đoàn Triều Tiên nói với các phóng viên rằng đó không phải là điều ông Kim yêu cầu. Họ nhấn mạnh rằng ông Kim chỉ đòi dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận để đổi lấy việc họ đóng cửa khu phức hợp hạt nhân chính của họ. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng nước ông sẵn sàng cam kết bằng văn bản việc dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

baomai.blogspot.com

Thứ trưởng Ngoại giao Choe Sun Hui cho biết phản ứng của ông Trump đã khiến ông Kim khó hiểu và nói thêm rằng ông Kim ‘có lẽ đã mất ý chí tiếp tục các cuộc thương thảo Mỹ-Triều Tiên’.

Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã làm rõ lập trường của Mỹ.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức cấp cao với điều kiện giấu tên cho biết Triều Tiên ‘về cơ bản yêu cầu dỡ bỏ tất cả lệnh cấm vận’.

Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận rằng đòi hỏi của Bình Nhưỡng chỉ là muốn Washington ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt kể từ tháng 3 năm 2016 chứ không bao gồm các nghị quyết khác có từ trước đó một thập kỷ.

Điều mà Bình Nhưỡng mong muốn, nguồn tin ẩn danh này cho biết, là Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt gây khó khăn cho cuộc sống của người dân và làm trở ngại nền kinh tế dân sự của họ. Lời thừa nhận của quan chức Mỹ này cũng giống như những gì mà ông Ri tuyên bố.

baomai.blogspot.com

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt gần một chục nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, khiến họ trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới. Do đó, ông Kim thật sự muốn nới lỏng rất nhiều, bao gồm các lệnh cấm cung cấp tất cả mọi thứ từ kim loại, nguyên liệu thô, hàng xa xỉ, hải sản, than đá, dầu tinh chế, dầu thô.

Tuy nhiên ông Kim không đòi hỏi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vốn được áp đặt trước đó nữa, từ năm 2006, khi Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên.

Đối với Bình Nhưỡng, đó là một khác biệt quan trọng.

baomai.blogspot.com

Mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân là cần thiết để tự vệ, ít nhất vào thời điểm này, họ vẫn chấp nhận các lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa. Tuy nhiên Triều Tiên vẫn luôn xem việc áp đặt các lệnh trừng phạt vào các lĩnh vực thương mại khác là tàn ác và xem chúng là điểm đàm phán của họ.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên vừa kể cho biết ông Trump và các nhà đàm phán của ông xem yêu cầu đó là đi quá xa bởi vì họ đã cân nhắc rằng dỡ bỏ các lệnh cấm vận từ sau năm 2016 sẽ đồng nghĩa với việc cho Triều Tiên ‘hàng tỷ đô la’ và về cơ bản số tiền này có thể được dùng để tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của họ.

Cho dù yêu cầu của Bình Nhưỡng chắc chắn là quá táo bạo, nhưng không phải là yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt như ông Trump nói.

baomai.blogspot.com

Yêu cầu này của Bình Nhưỡng không có gì bất ngờ. Nguồn tin từ vị quan chức Mỹ giấu tên cũng cho biết thêm rằng Triều Tiên đã đưa ra yêu cầu này từ nhiều tuần trước trong các cuộc đàm phán cấp thấp.

Vào lúc này, truyền thông nhà nước Triều Tiên không hề nhắc gì đến quyết định của ông Trump cắt ngang cuộc họp mà không có thỏa thuận và tỏ dấu hiệu miền Bắc đang hướng đến các cuộc đàm phán khác.

“Hai nhà lãnh đạo của hai nước đánh giá cao việc cuộc gặp thứ hai ở Hà Nội đem đến một dịp quan trọng để đào sâu sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau và đưa quan hệ giữa hai nước vào một giai đoạn mới,” truyền thông nhà nước Triều Tiên viết. “Họ đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ vì sự phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và sự phát triển vượt bậc của quan hệ Mỹ-Triều trong tương lai.”

baomai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.