Báo Anh viết loài sao la ở Việt Nam sắp bị tuyệt chủng như
một ví dụ của chuyện công tác bảo vệ động vật hoang dã tại châu Á
gặp nhiều khó khăn.
Bài của phóng viên Michael McCarthy trên báo The Independent ở
Anh hôm 21/5/2012 không chỉ khu vực sinh thái của loài sao la bị các
công trình xây cất lấn vào, còn có nạn săn bắn trộm thú hoang để ăn
và làm thuốc tại châu Á khiến loài vật này không còn bao nhiêu.
Trích lời nhân viên Quỹ Động vật Hoang dã (WWF), bài báo
cho rằng nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu thì "sao la ở Việt
Nam nay chỉ còn vài chục con".
“Còn nếu tình hình tốt, thì có thể còn vài trăm con sống
tự nhiên”, ông William Robichaud, điều phối viên của nhóm bảo vệ sao la
thuộc Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) cho biết.
Tuy thế, ông Nick Cox, từ WWF được trích lời rằng hiện vẫn
không có ai nhìn thấy sao la ngoài thiên nhiên và một số con “được đưa
về nuôi đều đã chết”.
Năm 1992, loài sao la ở Việt Nam lần đầu tiên được thế giới
biết đến.
Quốc tế quan tâm vì đây là loài động vật có vú thuộc
loại lớn duy nhất khoa học phát hiện ra trên thế giới trong hơn 50 năm
qua.
Tờ báo Anh cũng nói giới khoa học lo ngại về sáu loài
vọc (gibbon) tại Việt Nam cũng “đang gần bị tuyệt chủng”.
Loài sao la sắp bị tuyệt chủng tại Việt Nam
Cùng lúc, so với một loài bướm hoang trên đảo Anh tưởng bị
tuyệt chủng nay lại tăng số lượng, cho thấy sự tương phản giữa tình
hình bảo vệ động vật hoang dã ở Phương Tây và vùng Đông Nam Á, theo
Michael McCarthy.
Gần đây nhất, hội bảo vệ bướm (Butterfly Conservation) đã
tìm được địa điểm tại vùng Cotswolds để cho loài bướm xanh dương (blue
butterfly) trở lại môi trường tự nhiên.
Còn tại châu Á, gồm cả Việt Nam, nạn săn bắn các loài
hươu để bán cho các nhà làm thuốc Đông Y bên Trung Quốc hoặc vào các
quán nhậu, chợ thực phẩm ở Việt Nam và Lào đang là một trong những
lý do thú hoang bị giết ngày một nhiều.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.